Bạn đang xem bài viết 9 tác dụng của trà xanh trong làm đẹp và sức khỏe bạn nữ nên biết tại Neu-edutop.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Trà xanh là loại thức uống phổ biến với nhiều lợi ích cho sức khỏe đặc biệt là có lợi cho sức khỏe làn da, giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch và giúp giảm cân. Cùng Nhà thuốc An Khang tìm hiểu về 9 tác dụng nổi bật của trà xanh nhé!
Trong trà xanh có chứa nhiều thành phần rất có lợi cho sức khỏe như:
- Polyphenol-hợp chất tự nhiên đem lại nhiều lợi ích như giảm viêm và chống ung thư.
- Catechin có trong trà xanh thuộc loại epigallocatechin-3-gallate (EGCG) là chất chống oxy hóa tự nhiên với tác dụng ngăn ngừa tổn thương tế bào và một số lợi ích khác như: giảm hình thành gốc tự do, bảo vệ tế bào,…
- Ngoài ra, trong trà xanh cũng có chứa một lượng nhỏ khoáng chất (kali, canxi, phốt pho, magie,…) có lợi cho sức khỏe.[1]
EGCG là một trong những hợp chất chống oxy hóa mạnh nhất trong trà xanh. Các nghiên cứu kiểm tra tác dụng của trà xanh trên sức khỏe cho thấy EGCG là thành phần chính mang lại đặc tính hỗ trợ điều trị các bệnh lý như: xơ vữa động mạch, phì đại cơ tim, nhồi máu cơ tim, tiểu đường. [2]
Cải thiện chức năng của não
Ngoài tác dụng giúp tỉnh táo như nhiều người vẫn biết, trà xanh còn giúp tăng cường chức năng não. Đó là nhờ vào thành phần cafein – một chất kích thích thần kinh.
Cơ chế tác động lên não bộ của cafein là ngăn chặn adenosine – một chất dẫn truyền thần kinh ức chế. Đồng thời, làm tăng khả năng giải phóng và nồng độ các chất dẫn truyền thần kinh kích thích như dopamine và norepinephrine. [3] [4]
Ngoài ra, trong trà xanh có chứa axit amin L-theanine, có khả năng vượt qua hàng rào máu não. [5]
L-theanine làm tăng hoạt động của chất dẫn truyền thần kinh ức chế GABA, có tác dụng chống lo âu, đồng thời làm tăng dopamine và sản xuất sóng alpha giúp tăng cường khả năng tập trung. [6]
Các nghiên cứu cho thấy rằng cafeinvà L-theanine đem lại tác dụng hiệp đồng, tức là sự kết hợp có thể có tác dụng đặc biệt mạnh mẽ trong việc cải thiện chức năng não. [7] [8]
Do chứa L-theanine và một lượng nhỏ cafein, trà xanh có thể mang lại cho bạn cảm giác nhẹ nhàng và khác biệt so với cà phê, đặc biệt là không gây ra cảm giác bồn chồn do hấp thụ quá nhiều cafein.
Hỗ trợ giảm cân
Trà xanh có khả năng đốt cháy chất béo trong cơ thể và tăng cường quá trình trao đổi chất. [9]
Trong một nghiên cứu trên 12 người đàn ông khỏe mạnh, chiết xuất trà xanh làm tăng quá trình oxy hóa chất béo lên 17%, so với những người dùng giả dược. [10]
Hoạt động thể chất cũng được cải thiện nhờ cafein bằng cách huy động các axit béo từ mô mỡ, từ đó đốt cháy tạo năng lượng. [11] [12]
Giảm nguy cơ mắc ung thư
Nghiên cứu đã chỉ ra rằng, tổn thương oxy hóa có thể dẫn đến các bệnh mạn tính, bao gồm cả ung thư và chất chống oxy hóa có thể giúp bảo vệ tế bào khỏi tác hại của quá trình này. [13]
Trà xanh có chứa các chất có hoạt tính chống oxy hóa mạnh mẽ, đóng vai trò quan trọng trong việc giảm nguy cơ ung thư qua các nghiên cứu sau:
- Ung thư vú: Những phụ nữ uống nhiều trà xanh có nguy cơ phát triển ung thư vú thấp hơn khoảng 20-30%. [14]
- Ung thư tuyến tiền liệt: Những người đàn ông uống trà xanh giảm 30% nguy cơ mắc bệnh ung thư tuyến tiền liệt. [15]
- Ung thư đại trực tràng: Những người uống trà xanh ít có nguy cơ mắc bệnh ung thư đại trực tràng hơn khoảng 42%. [16]
Giảm nguy cơ mắc các bệnh thoái hóa thần kinh
Bên cạnh khả năng cải thiện chức năng não trong thời gian ngắn, trà xanh còn bảo vệ não khỏi các bệnh thoái hóa thần kinh khi cơ thể già đi.
Một số bệnh thoái hóa thần kinh phổ biến có thể nhắc đến như Alzheimer (nguyên nhân phổ biến nhất gây chứng sa sút trí tuệ ở người lớn tuổi) hay Parkinson (một bệnh có liên quan đến cái chết của các tế bào thần kinh sản xuất dopamine trong não).
Các nghiên cứu trong ống nghiệm và trên động vật cho thấy rằng các hợp chất catechin trong trà xanh có tác dụng bảo vệ tế bào thần kinh, có thể làm giảm nguy cơ sa sút trí tuệ. [nguon title=”Neurological mechanisms of green tea polyphenols in Alzheimer’s and Parkinson’s diseases” link=”https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/15350981″] [nguon title=”Tea Polyphenols in Parkinson’s Disease” link=”https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/26092629/”]
Giảm hôi miệng
Thành phần catechin trong trà xanh có lợi cho sức khỏe răng miệng, giúp giảm nguy cơ sâu răng và cải thiện tình trạng hơi thở có mùi hôi.
Các nghiên cứu trong ống nghiệm cho thấy catechin trong trà xanh có khả ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn, giảm nguy cơ mắc các bệnh nhiễm trùng ở miệng. [17] [18]
Hỗ trợ ngăn ngừa bệnh đái tháo đường loại 2
Bệnh đái tháo đường loại 2 liên quan đến việc lượng đường trong máu tăng cao, có thể do tình trạng kháng insulin hoặc không có khả năng sản xuất insulin.
Các nghiên cứu cho thấy trà xanh có tác dụng cải thiện độ nhạy insulin, giúp giảm lượng đường trong máu. [19]
Một nghiên cứu được thực hiện tại Nhật Bản cho thấy những người uống trà xanh nhiều có nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường loại 2 thấp hơn khoảng 42%. [20]
Theo đánh giá dựa trên 7 nghiên cứu với tổng số 286.701 cá nhân tham gia, những người uống trà xanh có nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường thấp hơn 18%. [21]
Hỗ trợ ngăn ngừa bệnh tim mạch
Các nghiên cứu chỉ ra một số yếu tố nguy cơ chính gây ra các bệnh tim mạch có thể được cải thiện nhờ trà xanh, bao gồm cải thiện mức cholesterol toàn phần và mức cholesterol LDL (loại chất béo xấu). [22]
Trà xanh cũng làm tăng khả năng chống oxy hóa của máu, giúp bảo vệ các phân tử LDL khỏi quá trình oxy hóa, được biết đến là nguy cơ dẫn đến các bệnh tim mạch. [23] [24]
Với những tác động chống lại các yếu tố nguy cơ, không ngạc nhiên khi những người uống trà xanh có nguy cơ tử vong do bệnh tim mạch thấp hơn đến 31%. [25] [26]
Kéo dài tuổi thọ
Trà xanh có tác dụng giúp bảo vệ cơ thể chống lại bệnh ung thư và bệnh tim mạch. Điều đó có ý nghĩa quan trọng trong việc kéo dài tuổi thọ, giúp bạn duy trì cơ thể khỏe mạnh lâu hơn.
Trong một nghiên cứu trên 40.530 người Nhật Bản trưởng thành trong vòng 11 năm. Những người uống nhiều trà xanh nhất – 5 cốc trở lên mỗi ngày, ít có nguy cơ tử vong hơn đáng kể [27]:
- Tử vong do mọi nguyên nhân: giảm 23% ở phụ nữ, giảm 12% ở nam giới.
- Tử vong do bệnh tim : giảm 31% ở nữ, giảm 22% ở nam.
- Tử vong do đột quỵ: giảm 42% ở nữ, giảm 35% ở nam.
Tác dụng của trà xanh trong làm đẹp
- Cải thiện tình trạng da dầu và mụn trứng cá: bôi chiết xuất trà xanh tại chỗ có thể có hiệu quả đối với viêm da dị ứng, mụn trứng cá, bệnh trứng cá đỏ. [28]
- Giảm các tác động của lão hóa da: bổ sung trà xanh làm tăng hàm lượng collagen và sợi elastin, đồng thời ngăn chặn sản xuất enzym phân hủy collagen trong da, mang lại tác dụng chống nếp nhăn. Ngoài ra, một nghiên cứu cho thấy rằng việc thoa chiết xuất trà xanh lên da làm giảm tổn thương da do tiếp xúc với ánh nắng mặt trời. [29] [30]
- Giảm sưng bọng mắt: các đặc tính chống oxy hóa, chống viêm, dưỡng ẩm, trà xanh được sử dụng như tác nhân giảm tình trạng sưng ở mắt do tuổi già hay các nguyên nhân khác. [31]
Uống bao nhiêu trà xanh là đủ?
Uống từ 3 đến 5 tách mỗi ngày tương đương 720 đến 1.200 mL trà xanh cung cấp ít nhất 180 mg catechin và ít nhất 60 mg theanine. Không nên uống chiết xuất trà xanh khi bụng đói do có khả năng gây độc cho gan do nồng độ epigallocatechin gallate (EGCG) quá mức.
Đặc biệt ở người mắc bệnh trầm cảm nên sử dụng 2 đến 4 tách trà xanh/ngày trở lên giúp giảm tần suất các triệu chứng trầm cảm.
Những lưu ý khi sử dụng trà xanh
- Dùng không quá 8 tách trà mỗi ngày.
- Phụ nữ đang mang thai dùng không quá 6 tách trà mỗi ngày.
- Người bị bệnh gan nên tham khảo ý kiến bác sĩ về liều lượng trà xanh được phép sử dụng.
- Trà xanh được dùng với liều lượng cao sẽ gây giảm nồng độ máu.
- Cách sử dụng trà xanh tốt cho sức khỏe
- Có nên uống trà xanh trước khi đi ngủ?
- Phụ nữ mang thai có thể uống trà xanh không?
Trà xanh là một loại thức uống được yêu thích trên khắp thế giới. Hy vọng thông qua bài viết bạn đã biết thêm các lợi ích sức khỏe trà xanh mang lại. Nếu thấy hay và hữu ích, hãy chia sẻ bài viết đến người thân và bạn bè của mình nhé!
Nguồn: HealthLine; Drugs
Nguồn tham khảo
-
Beneficial effects of green tea: A literature review
https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC2855614/
-
Molecular understanding of Epigallocatechin gallate (EGCG) in cardiovascular and metabolic diseases
https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/28864169/
-
Caffeine and the central nervous system: mechanisms of action, biochemical, metabolic and psychostimulant effects
https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/1356551/
-
Adenosine, Adenosine Receptors and the Actions of Caffeine
https://onlinelibrary.wiley.com/doi/abs/10.1111/j.1600-0773.1995.tb00111.x
-
L-theanine, a natural constituent in tea, and its effect on mental state
https://apjcn.nhri.org.tw/server/APJCN/17%20Suppl%201/167.pdf
-
The neuropharmacology of L-theanine(N-ethyl-L-glutamine): a possible neuroprotective and cognitive enhancing agent
https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/17182482/
-
Article Navigation L-Theanine and Caffeine in Combination Affect Human Cognition as Evidenced by Oscillatory alpha-Band Activity and Attention Task Performance
https://academic.oup.com/jn/article/138/8/1572S/4750819
-
A double-blind, placebo-controlled study evaluating the effects of caffeine and L-theanine both alone and in combination on cerebral blood flow, cognition and mood
https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC4480845/
-
Efficacy of a green tea extract rich in catechin polyphenols and caffeine in increasing 24-h energy expenditure and fat oxidation in humans
https://academic.oup.com/ajcn/article/70/6/1040/4729179
-
Green tea extract ingestion, fat oxidation, and glucose tolerance in healthy humans
https://academic.oup.com/ajcn/article/87/3/778/4633440
-
The Effects of Preexercise Caffeinated Coffee Ingestion on Endurance Performance: An Evidence-Based Review
https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/26568580/
-
Caffeine use in sports, pharmacokinetics in man, and cellular mechanisms of action
https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/16371327/
-
Oxidative stress, inflammation, and cancer: How are they linked?
https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC2990475/
-
Green tea consumption and breast cancer risk or recurrence: a meta-analysis
https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/19437116/
-
Green Tea Consumption and Prostate Cancer Risk in Japanese Men: A Prospective Study
https://academic.oup.com/aje/article/167/1/71/185454
-
An inverse association between tea consumption and colorectal cancer risk
https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/28454102/
-
Anti-infective properties of epigallocatechin-3-gallate (EGCG), a component of green tea
https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC3594666/
-
Tea Polyphenols in Parkinson’s Disease
https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/26092629/
-
Effect of green tea on glucose control and insulin sensitivity: a meta-analysis of 17 randomized controlled trials
https://academic.oup.com/ajcn/article/98/2/340/4577179
-
The relationship between green tea and total caffeine intake and risk for self-reported type 2 diabetes among Japanese adults
https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/16618952/
-
Coffee, Decaffeinated Coffee, and Tea Consumption in Relation to Incident Type 2 Diabetes Mellitus
https://jamanetwork.com/journals/jamainternalmedicine/fullarticle/773949
-
Green and black tea for the primary prevention of cardiovascular disease
https://www.cochranelibrary.com/cdsr/doi/10.1002/14651858.CD009934.pub2/full
-
nhibitory effect of Chinese green tea on endothelial cell-induced LDL oxidation
https://www.sciencedirect.com/science/article/abs/pii/S0021915099002397
-
Influence of green tea and its three major components upon low-density lipoprotein oxidation
https://www.sciencedirect.com/science/article/abs/pii/S0940299397800966
-
Associations of Coffee, Tea, and Caffeine Intake with Coronary Artery Calcification and Cardiovascular Events
https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/27640739/
-
The Relation between Green Tea Consumption and Cardiovascular Disease as Evidenced by Epidemiological Studies
https://academic.oup.com/jn/article/138/8/1548S/4750815
-
Green tea consumption and mortality due to cardiovascular disease, cancer, and all causes in Japan: the Ohsaki study
https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/16968850/
-
Green tea in dermatology
https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/23346663/
-
A Review of the Role of Green Tea ( Camellia sinensis) in Antiphotoaging, Stress Resistance, Neuroprotection, and Autophagy
https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/30813433/
-
Applications of Tea ( Camellia sinensis) and its Active Constituents in Cosmetics
https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/31771249/
-
The use of green tea extract in cosmetic formulations: not only an antioxidant active ingredient
https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/23742288/
Cảm ơn bạn đã xem bài viết 9 tác dụng của trà xanh trong làm đẹp và sức khỏe bạn nữ nên biết tại Neu-edutop.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.