Bạn đang xem bài viết 9 dấu hiệu ung thư buồng trứng cần biết để điều trị kịp thời tại Neu-edutop.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Ung thư buồng trứng là một trong những căn bệnh ung thư phổ biến ở phụ nữ. Hãy cùng Nhà thuốc An Khang tìm hiểu các dấu hiệu ung thư buồng trứng qua bài viết dưới đây nhé!
Ung thư buồng trứng là gì?
Ung thư buồng trứng là tình trạng xuất hiện các khối u ác tính ở một hoặc cả hai buồng trứng do sự phát triển bất thường của các tế bào, có thể xâm lấn và phá hủy các mô cơ thể khỏe mạnh.
Ung thư buồng trứng thường gặp ở phụ nữ mãn kinh và sau mãn kinh, đứng thứ 5 về nguyên nhân tử vong do ung thư ở phụ nữ. Theo ước tính của Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ, năm 2023 có [1]:
- Khoảng 19.710 phụ nữ sẽ nhận được chẩn đoán mới về ung thư buồng trứng.
- Khoảng 13.270 phụ nữ sẽ chết vì ung thư buồng trứng.
Các giai đoạn phát triển của ung thư buồng trứng
Ung thư buồng trứng trải qua 4 giai đoạn:
- Giai đoạn I: Ung thư phát triển giới hạn tại buồng trứng hoặc ống dẫn trứng. Đây là giai đoạn dễ điều trị nhất, không lây lan ra các bộ phận khác và có tỷ lệ sống thêm 5 năm khoảng 85 đến 95%.
- Giai đoạn II: Tế bào ung thư ở giai đoạn này đã bắt đầu lan rộng đến các cơ quan lân cận trong vùng chậu, các mô khác trong tiểu khung. Tiên lượng tỷ lệ sống 5 năm ở giai đoạn này khoảng 70 đến 78% sau khi điều trị bằng phẫu thuật và hóa trị.
- Giai đoạn III: Đây là giai đoạn khối u có kích thước lớn hơn 2cm, lây lan từ vùng chậu đến bụng và bề mặt của các cơ quan xa hơn như hạch bạch huyết, khoang bụng, gan, lá lách với tỷ lệ sống 5 năm giảm xuống còn 40 đến 60%.
- Giai đoạn IV: là giai đoạn muộn nhất, việc điều trị rất khó khăn và hiệu quả không rõ nét bởi khối u đã di căn xa đến gan, phổi, não, nhu mô gan, tràn dịch màng phổi ác tính. Tỷ lệ sống 5 năm chỉ còn khoảng 15 đến 20% và tỷ lệ tái phát khoảng 70%.
Ung thư buồng trứng trải qua 4 giai đoạn
Đau vùng bụng và vùng chậu
Khi các tế bào ung thư lan ra và dính với nhau ở vùng bụng hoặc vùng chậu, chúng có thể gây kích ứng các mô, cơ quan, bộ phận xung quanh khối u dẫn đến đau âm ỉ hoặc đau từng cơn ở lưng và bụng
Do đó, nếu bạn cảm giác đau nhói và kéo dài dai dẳng ở vùng chậu hoặc vùng bụng dưới, bạn nên cân nhắc đến kiểm tra tại các bác sĩ phụ khoa.
Đầy bụng hoặc đau bụng vùng khung chậu
Ăn uống không ngon miệng, sụt cân không rõ lý do
Những dấu hiệu ban đầu thường gặp trong các bệnh ung thư nói chung và cả ung thư buồng trứng nói riêng thường cảm thấy chán ăn, ăn uống không ngon miệng.
Ngoài ra, tình trạng sụt cân đột ngột mà không thay đổi chế độ ăn uống hoặc thói quen tập thể dục có thể do các chất trong khối u tạo ra hoặc phản ứng của hệ thống miễn dịch dẫn đến sụt cân và teo cơ.
Ăn uống không ngon miệng, sụt cân không rõ lý do
Rối loạn đường tiêu hóa như buồn nôn, nôn, táo bón
Các triệu chứng rối loạn tiêu hóa như đầy hơi, buồn nôn, nôn, táo bón,… có thể là những dấu hiệu ban đầu của ung thư buồng trứng. Hơn nữa, tình trạng táo bón cũng có thể do khối u đã di căn đến ruột kết hoặc áp lực của dịch dạ dày tích tụ ảnh hưởng lên ruột. Lúc này, người bệnh có thể sử dụng thêm một số sản phẩm giúp hỗ trợ cải thiện các tình trạng buôn nôn, táo bón.
Rối loạn đường tiêu hóa như buồn nôn, nôn, táo bón
Ợ nóng
Đầy hơi, ợ nóng, chướng bụng có thể là triệu chứng của ung thư buồng trứng do sự tích tụ chất lỏng bên trong bụng. Ợ nóng có thể đi kèm với các triệu chứng rối loạn tiêu hóa hoặc thay đổi khẩu vị nên cần đặc biệt lưu ý.
Ợ nóng có thể là triệu chứng của ung thư buồng trứng
Đau lưng
Có nhiều nguyên nhân gây đau lưng như dãn dây chằng, viêm khớp, loãng xương hoặc bất thường về xương.
Tuy nhiên, nếu bạn chắc chắn rằng mình không mắc bất kỳ bệnh nào liên quan thì nên đến bác sĩ để kiểm tra vì đau lưng nhiều và kéo dài là biểu hiện nguy hiểm của ung thư buồng trứng.
Đau lưng nhiều và kéo dài là biểu hiện nguy hiểm của ung thư buồng trứng
Đi tiểu thường xuyên
Các khối u trong hoặc xung quanh khu vực buồng trứng gây tăng áp lực, đè ép vào bàng quang, kích thích cảm giác muốn đi tiểu, gây rối loạn tiết niệu.
Thêm nữa, nếu bị ung thư buồng trứng, bạn có thể có các triệu chứng như bị nhiễm trùng đường tiết niệu bao gồm tiểu buốt, tiểu rắt, co thắt bàng quang hoặc khó làm trống bàng quang.
Ung thư buồng trứng khiến đi tiểu thường xuyên
Hay mệt mỏi và cáu gắt
Mặc dù có nhiều nguyên nhân tiềm ẩn nhưng mất năng lượng và mệt mỏi có thể là dấu hiệu của ung thư buồng trứng. Tình trạng này thường xảy ra trước một tháng khi bệnh ung thư phát triển trở nên nghiêm trọng.
Mệt mỏi có thể là dấu hiệu của ung thư buồng trứng
Rối loạn kinh nguyệt, chảy máu âm đạo bất thường sau mãn kinh
Nếu có khối u trong buồng trứng có thể khiến chu kỳ kinh nguyệt bị rối loạn, dẫn đến các tình trạng như kinh nguyệt không đều, chảy máu âm đạo hoặc không có kinh nguyệt. Do đó, hãy liên hệ đến bác sĩ để nhận được sự tư vấn cụ thể.
Chu kỳ kinh nguyệt không ổn định, chảy máu âm đạo bất thường
Đau rát khi quan hệ tình dục
Nếu quan hệ tình dục bị đau, bạn có thể có một khối u đang đẩy vào âm đạo, tạo ra cơn đau và áp lực vùng xương chậu.
Ngoài ra, ung thư buồng trứng cũng có thể gây ra những thay đổi nội tiết tố nữ dẫn đến khô âm đạo, điều này cũng có thể gây khó chịu khi quan hệ tình dục.
Đau rát khi quan hệ tình dục
Khi nào cần gặp bác sĩ
Các dấu hiệu cần gặp bác sĩ
Ung thư buồng trứng rất khó chẩn đoán ở giai đoạn đầu. Do đó, khi có bất cứ dấu hiệu nghi ngờ nào kéo dài không hết như đau vùng chậu, rối loạn tiêu hóa, chảy máu âm đạo bất thường,… nên chủ động đi gặp bác sĩ để được tư vấn, chẩn đoán và khám tầm soát ung thư kịp thời.
Ung thư buồng trứng rất khó chẩn đoán ở giai đoạn đầu
Các chẩn đoán/xét nghiệm
Các xét nghiệm được sử dụng để chẩn đoán ung thư buồng trứng bao gồm:
- Khám vùng chậu: bằng cách kiểm tra trực quan cơ quan sinh dục ngoài, khám tử cung, âm đạo, buồng trứng, ống dẫn trứng,… bằng tay.
- Chẩn đoán hình ảnh: bằng các phương pháp như siêu âm, chụp CT, chụp MRI,… bụng và vùng chậu có thể giúp xác định kích thước, hình dạng và cấu trúc của buồng trứng.
- Xét nghiệm tế bào học, mô bệnh học: bằng cách chọc hút dịch ổ bụng, hạch, dịch màng phổi nếu có để làm tế bào học nhằm chẩn đoán bệnh ung thư buồng trứng.
- Xét nghiệm chất chỉ điểm ung thư buồng trứng CA 125: là phương pháp xét nghiệm máu để phát hiện một loại protein thường được tìm thấy trên bề mặt tế bào ung thư buồng trứng và một số mô lành tính. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng, nồng độ CA 125 cao nhưng chưa đủ để có thể kết luận chắc chắn bệnh nhân có bị ung thư buồng trứng hay không. Cần kết hợp thêm các xét nghiệm cận lâm sàng khác để chẩn đoán chính xác bệnh tình.
- Xét nghiệm di truyền: để tìm những thay đổi gen làm tăng nguy cơ ung thư buồng trứng.
Xét nghiệm kháng nguyên ung thư CA 125
Một số bệnh viện có thể thăm khám
Nếu gặp phải các dấu hiệu của ung thư buồng trứng hoặc cần nhận được sự tư vấn chuyên môn từ bác sĩ, bạn có thể đến một số bệnh viện uy tín sau:
- Tại Tp.Hồ Chí Minh: Bệnh viện Chợ Rẫy, Bệnh viện Ung bướu, Bệnh viện Từ Dũ,…
- Tại Hà Nội: Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, Bệnh viện Ung bướu Hà Nội, Bệnh viện K,…
Xem thêm:
- Tác hại khôn lường khi sử dụng thuốc tránh thai khẩn cấp
- Điều trị ung thư cổ tử cung, hiệu quả 90% nếu phát hiện bệnh sớm
- Tìm hiểu các phương pháp điều trị u máu
Hy vọng bài viết trên đã cung cấp cho bạn những thông tin về dấu hiệu ung thư buồng trứng để điều trị kịp thời. Hãy chia sẻ bài viết nếu thấy hữu ích bạn nhé!
Nguồn: Msdmanuals, Mayoclinic, Cancer.org, Moh.gov.vn.
Nguồn tham khảo
-
Key Statistics for Ovarian Cancer
https://www.cancer.org/cancer/ovarian-cancer/about/key-statistics.html
Cảm ơn bạn đã xem bài viết 9 dấu hiệu ung thư buồng trứng cần biết để điều trị kịp thời tại Neu-edutop.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.