Bạn đang xem bài viết 8 cách trị sỏi bàng quang tại nhà an toàn, hiệu quả bạn nên biết tại Neu-edutop.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Tìm hiểu về một số phương pháp tự nhiên giúp chữa sỏi bàng quang an toàn, hiệu quả không cần can thiệp y tế như bổ sung nhiều nước, dùng giấm táo hoặc thuốc phá sỏi,… Cùng Nhà thuốc An Khang theo dõi ngay bài viết để biết 8 cách trị sỏi bàng quang tại nhà sau đây nhé!
Sỏi bàng quang là gì?
Là sự tạo thành các tinh thể của khoáng chất trong nước tiểu đậm đặc sẽ kết tinh và tạo thành sỏi trong bàng quang.
Khiến bạn cảm thấy khó chịu, đau khi đi tiểu và khó làm rỗng bàng quang. Sỏi bàng quang kích thước nhỏ không cần phải điều trị thuốc mà có thể tự khỏi bằng cách thay đổi chế độ sống.
Trường hợp sỏi lớn chặn dòng tiểu mà không được điều trị sẽ dẫn đến nhiễm trùng và các biến chứng nguy hiểm khác.
Nước chanh và dầu ô liu (Lemon Juice and Olive Oil)
Trong nước cốt chanh có chứa acid citric có khả năng tạo lớp phủ bao xung quanh sỏi, ngăn không cho các chất kết dính thêm. Từ đó giúp ngăn sự gia tăng kích thước của viên sỏi. Ngoài ra làm gia tăng nồng độ acid nước tiểu giúp ngăn ngừa sự hình thành sỏi bàng quang.
Cách thực hiện:
- Pha dung dịch: 50ml nước cốt chanh tươi và 50ml dầu ô liu.
- Có thể thêm một chút muối để cải thiện hương vị.
- Uống hỗn hợp trên 2 – 3 lần trong ngày khi bụng đói.
- Nhớ uống thêm nhiều nước lọc ngay sau đó.
Giấm táo (Apple Cider Vinegar)
Trong giấm táo chứa nhiều acid acetic có khả năng giúp giảm đau do sỏi bàng quang, làm tan sỏi theo thời gian. Ngoài ra giấm táo còn giúp hỗ trợ tiêu hóa, đào thải độc tố khỏi cơ thể.
Cách thực hiện:
- Pha dung dịch: 2 thìa giấm táo và 1 ly nước lọc.
- Uống đều đặn 1 lần mỗi ngày.
- Uống thêm nước ngay sau đó.
- Có thể thêm trực tiếp giấm táo vào món ăn như salad để bổ sung vào cơ thể.
Lưu ý: Bệnh nhân tiểu đường không nên sử dụng giấm táo vì có tương tác với các thuốc đái tháo đường như insulin, spironolactone…
Thuốc phá sỏi (Chanca Piedra)
Chanca Piedra tên thông thường là diệp hạ châu, một loại thảo dược phổ biến ở nước ta. Có khả năng làm tan sỏi, ngăn chặn hình thành sỏi. Chanca Piedra được chế biến thành dạng viên nang hoặc trà đã giúp nhiều người hòa tan nhiều loại sỏi một cách tự nhiên.
Nước dứa, nước hoa hồng và đường phèn (Pineapple juice, rose water and sugar candy)
Nước dứa chứa nhiều dinh dưỡng như vitamin C, vitamin B1 và các khoáng chất. Dứa có khả năng phá vỡ protein trong nước tiểu, giúp làm giảm kích thước của viên sỏi, ra ngoài theo dòng nước tiểu dễ dàng.
Cách thực hiện:
- Trộn đều 10g nước dứa, 10g đường phèn và 10g nước hoa hồng.
- Ủ hỗn hợp đã trộn qua đêm.
- Uống vào sáng hôm sau để giảm đau ngay lập tức.
Hạt dưa hấu (Watermelon seeds)
Hạt dưa hấu có tính nhuận tràng, có khả năng thải các chất độc hại ra khỏi cơ thể. Ăn hạt dưa hấu cả ngày có thể giúp phá vỡ sỏi bàng quang và tống chúng ra ngoài qua đường tiểu tiện.
Cách thực hiện:
- Chuẩn bị nước đun sôi.
- Thêm hạt dưa hấu vào và nấu trong khoảng 1 tiếng.
- Sau đó, tiến hành lọc lấy nước, uống nước.
Nước lúa mạch (Barley water)
Phối hợp nước lúa mạch cùng nước ép nam việt quất thành thức uống mỗi ngày. Giúp hỗ trợ điều trị bệnh sỏi bàng quang.
Nước ép táo (Apple juice)
Nước ép táo có khả năng làm tan dần sỏi bàng quang và tăng bài tiết qua nước tiểu. Vậy nên, hãy uống 1 cốc nước ép táo mỗi ngày để giúp ngăn chặn sự phát triển của bệnh.
Uống nhiều nước (Hydration)
Nguyên nhân gây bệnh là do nồng độ các khoáng chất trong bàng quang nhiều, nước tiểu cô đặc. Uống nhiều nước sẽ giúp tăng thể tích chất lỏng, làm loãng nồng độ khoáng chất từ đó làm chúng ít có cơ hội tích tụ lại với nhau tạo sỏi.
Như vậy, nước giúp ngăn ngừa nguy cơ tạo sỏi cũng như tăng đào thải sỏi ra ngoài cơ thể. Các loại nước ép trái cây họ cam quýt cũng giúp ngăn ngừa tạo sỏi bàng quang.
Khi nào cần thăm khám bác sĩ?
Khi gặp các triệu chứng sau đây hãy đến thăm khám bác sĩ sớm nhất để tìm ra nguyên nhân và hướng điều trị bệnh.
Triệu chứng:
- Đau phần bụng dưới.
- Đau buốt khi đi tiểu.
- Đi tiểu nhiều lần trong ngày.
- Dòng nước tiểu bị gián đoạn.
- Nước tiểu đục hoặc sẫm màu bất thường.
- Xuất hiện máu trong nước tiểu.
Chẩn đoán sớm và điều trị phì đại tuyến tiền liệt (tăng sản lành tính tuyến tiền liệt) hoặc tình trạng tiết niệu khác có thể làm giảm nguy cơ phát triển sỏi bàng quang.
Các xét nghiệm bệnh sỏi bàng quang
- Xét nghiệm nước tiểu: tìm dấu vết nhiễm trùng đường tiết niệu.
- Xét nghiệm hình ảnh: cho thấy hình dạng, kích thước và vị trí của sỏi, bằng phương pháp chụp cắt lớp vi tính (CT), chụp X-quang và siêu âm.
- Soi bàng quang: kiểm tra tình trạng sỏi bằng ống soi nhỏ có camera quan sát.
Tham khảo địa chỉ khám và điều trị bệnh sỏi bàng quang
Hiện nay các trung tâm khám chữa bệnh rất phát triển, có đủ trang thiết bị và trình độ chuyên môn cao. Nếu có nhu cầu đến bệnh viện để làm các xét nghiệm về bệnh sỏi bàng quang, bạn nên tham khảo các bệnh viện lớn như:
- Tại thành phố Hồ Chí Minh: Bệnh viện Đại học Y dược, Bệnh viện Chợ Rẫy, Bệnh viện Quân Y 175, bệnh viện Pháp Việt, Bệnh viện Hoàn Mỹ Sài Gòn, Bệnh viện Nhiệt đới,…
- Tại thành phố Hà Nội: Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, Bệnh viện đa khoa Tâm Anh, Bệnh viện Vinmec, Bệnh viện Quân Y 103, Bệnh viện Việt Pháp Hà Nội,…
- 14 cách phòng ngừa sỏi thận hiệu quả giúp bạn khỏe mạnh
- Bị sỏi thận nên ăn gì? 12 loại thực phẩm trị sỏi thận tại nhà an toàn, hiệu quả
- Phương pháp chữa sỏi thận tự nhiên tại nhà
Hy vọng bài viết này sẽ mang đến cho bạn những kiến thức hay về cách điều trị sỏi bàng quang tại nhà. Hãy cùng chia sẻ cho người thân và bạn bè cùng biết nhé!
Nguồn: Mayoclinic, Earthclinic, Belmarrahealth, Clevelandclinic.
Cảm ơn bạn đã xem bài viết 8 cách trị sỏi bàng quang tại nhà an toàn, hiệu quả bạn nên biết tại Neu-edutop.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.