Bạn có nhớ về những buổi trưa hè bên gốc đa ngay cổng làng? Hay những lần chạy băng băng trên con đường hai bên là đồng lúa và sông nước mênh mang? Hoặc đơn giản là những buổi chiều hoàng hôn cùng lũ nhóc trong làng thả diều trong ngày lộng gió? Đến với Làng cổ đường Lâm, bạn sẽ thấy đâu đó tuổi thơ của mình. Đặc biệt, đây còn là một ngôi làng cổ xưa với đình làng, cây đa, bến nước, đình chùa… cùng những căn nhà cổ có lịch sử hơn 200 – 400 năm. Vì vậy, nơi đây nhanh chóng trở thành điểm du lịch Hà Nội hấp dẫn du khách ghé thăm.
Khám phá Làng cổ đường Lâm (Ảnh:__tunthnh)
Làng cổ đường Lâm ở đâu?
Làng cổ đường Lâm nằm ở huyện Sơn Tây, cách trung tâm thành phố Hà Nội chỉ khoảng 44km. Làng cổ Đường Lâm là quê hương của Ngô Quyền và Phùng Hưng nên được gọi là “đất hai vua”.
Để đi khám phá Làng cổ đường Lâm bằng xe máy vào ngày cuối tuần, bạn chỉ cần đi theo Quốc lộ 32 qua Hoài Đức, Đan Phượng rồi tiếp tục đi thẳng là sẽ đến làng cổ Đường Lâm.
Khám phá Làng cổ đường Lâm Hà Nội cổ kính (Ảnh: _im.rot_)
Hiện tại, điểm du lịch Làng cổ đường Lâm có giá dịch vụ như sau:
Khám phá và check in những góc đẹp tại Làng Cổ Đường Lâm (Ảnh: Sưu tầm)
Làng cổ đường Lâm có gì?
Làng cổ đường Lâm là ngôi làng cổ đầu tiên ở nước ta và được Nhà nước trao bằng Di tích lịch sử văn hóa quốc gia.
Nếu ở Trung Quốc làng cổ Hoành Thôn và Tây Đệ nổi tiếng cùng những ngôi nhà hàng trăm năm tuổi. Thì Đường Lâm cũng có đình làng, cổng làng và rất nhiều ngôi nhà lâu đời lên tới 400 năm tuổi với hàng nghìn mái nhà truyền thống.
Đặc điểm nổi bật nhất của những ngôi nhà cổ này chính là được xây bằng đá ong với mái ngói đỏ đã nhuốm màu rêu phong, mang một nét đẹp hoài niệm rất xưa cũ. Tất cả những điều này đã làm nên nét đẹp của Làng cổ đường Lâm và được người dân nơi đây gìn giữ qua hàng thế kỷ.
Check in cực đẹp với phong cách cổ kính và rêu xanh (Ảnh: vyyy.209)
Cổng làng Mông Phụ
Khi khám phá Làng cổ đường Lâm, vừa đặt chân đến nơi đây, bạn sẽ được “chào đón” bởi cổng làng Mông Phụ, khiến rất nhiều du khách phương xa phải trầm trồ vì vẻ đẹp cổ xưa của chiếc cổng này. Đây là một công trình sử dụng đá ong để xây dựng và hai cánh cửa được làm từ gỗ lim vô cùng chắc chắn.
Khi tới Làng cổ đường Lâm, bạn sẽ bắt gặp ngay cổng làng Mông Phụ (Ảnh: __tunthnh)
Cổng làng Mông Phụ ở Làng cổ đường Lâm được thiết kế theo Thượng gia hạ môn – trên là nhà, dưới là cổng và bên trái là một cây đa cổ thụ tỏa bóng mát rợp khoảng trời. Bên cạnh cổng là một hồ nước trong xanh vô cùng, sóng gợn nhẹ nhàng, tất cả những điều này đã tạo nên một vẻ đẹp hoài cổ, nhưng lại lãng mạn, thơ mộng và rất trữ tình.
Cổng làng Mông Phụ – tọa độ check in được nhiều du khách yêu thích (Ảnh: chuh_phuc)
Đình làng Mông Phụ
Đình làng nằm ở vị trí đắc địa và là trung tâm của ngôi làng, có diện tích lên đến 1800m vuông. Nơi đây vẫn giữ vẹn nguyên vẹn những kết cấu và lối kiến trúc cổ kính, xưa cũ. Ngôi đình mang đậm nét văn hóa của người Việt, Mường. Với thiết kế nhà sàn gỗ và là nơi để thờ cúng, tế lễ của người dân trong làng.
Đình làng Mông Phụ – điểm ghé thăm quen thuộc đối với du khách (Ảnh: Sưu tầm)
Ghé thăm căn nhà cổ của ông Kiều Anh Ban và lắng nghe những câu chuyện đặc biệt
Đây là căn nhà có tuổi đời hơn 270 năm và là một trong 12 di tích được xếp hạng ở Làng cổ đường Lâm với nét kiến trúc được giữ nguyên vẹn. Thiết kế tổng thể của căn nhà là hình chữ môn, bắt đầu là cổng được lợp ngói ri, cánh cổng gỗ lim và sân gạch Bát Tràng. Không gian chính của ngôi nhà hướng về phía Đông Bắc, một bên là điện thờ bà Tổ cô, một bên là bếp.
Trong khoảng sân nhà, ông Ban có bày trí những cái chum và thiết kế vườn rau xanh trước sân nhà nên tạo cảm giác rất gần gũi.
Ngồi nghe những câu chuyện về làng, những căn nhà và câu chuyện về thời chiến mà ông Ban kể (Ảnh: _im.rot_)
Bên trong, không gian thờ cúng vẫn được giữ nguyên vẹn với 4 tầng gồm: Bàn hương, sập gụ, sập thờ và khán thờ bày di ảnh. Trong đó, sập gụ cổ có tuổi đời trên 200 năm, đây là nơi bày lễ vật khi gia đình có cúng, giỗ và không được ngồi hoặc nằm lên sập, bạn cần lưu ý nhé.
Tới thăm căn nhà cổ ông Hùng lâu đời nhất
Khi tới khám phá Làng cổ đường Lâm, bạn nhất định không thể bỏ điểm đến tham quan: Nhà ông Hùng – ngôi nhà cổ lâu đời nhất ở làng. Ngôi nhà này được xây dựng vào năm 1649, tính đến nay đã gần 400 năm với 12 đời sinh sống ở đây. Ngay khi tới cổng, bạn sẽ vô cùng thích thú với chiếc cổng cổ được xây bằng đất đá, bùn và bã trấu được trộn lại với nhau để tạo thành hỗn hợp kết dính những viên đá lại.
Cổng nhà ông Hùng được xây bằng đá ong (Ảnh: nguyenphuong277)
Căn nhà cổ này có tất cả 5 gian 2 dĩ, trong đó 3 gian giữa là nơi để thờ cúng tổ tiên bên cạnh thì bày trí bộ trường kỷ để tiếp khách, 2 gian bên cạnh dùng làm phòng để ngủ, hệ thống cửa cánh phố ở chính giữa ngôi nhà.
Nhà cổ ông Thể – nơi gắn liền với nghề làm tương cốm
Đây là một trong những căn nhà cổ nhất tại Làng cổ đường Lâm của ông Hà Hữu Thể. Căn nhà này được xây dựng từ thời Hậu Lê (thế kỷ XVI) với tuổi đời trên dưới 400 năm, đây là nơi ở và sinh hoạt của 13 đời cha truyền con nối.
Căn nhà cổ của ông Thể có tổng diện tích khoảng 400m2, các chi tiết của ngôi nhà này gần như vẫn giữ nguyên vẹn lối kiến trúc xưa và được ông Thể giữ gìn cho đến hiện nay. Căn nhà này có 7 gian 2 dĩ mái cánh diều, được làm chủ yếu bằng gỗ mít và gỗ lim, không sử dụng đinh sắt mà hoàn toàn được dựng từ mộng, mái lợp ngói ri, nền lát gạch nung và tường bằng đá ong.
Không gian căn nhà cổ của ông Thể (Ảnh: _im.rot_)
Căn nhà của ông Thể mang đậm hơi thở của vùng núi Bắc Bộ với những khóm ngô treo trên thanh ngang nhà dùng để trang trí cùng với những dụng cụ để xay ngô. Đặc biệt, khi đến đây, bạn nhất định không được bỏ qua tương gạo cốm và các loại rượu hạ thổ nổi tiếng, đảm bảo bạn sẽ yêu ngay từ lần thưởng thức đầu tiên.
Nhà ông Thể gắn liền với nghề làm tương cốm (Ảnh: lam_phu_nghiem)
Trải nghiệm ngồi uống nước bên những sạp nước nhỏ
Đi quanh làng cổ, bạn sẽ bắt gặp rất nhiều những quán nước bên những sạp gỗ nhỏ, trông rất bình yên. Đã đi một quãng đường dài, các bạn hãy ghé vào một quán nhỏ ven đường để thưởng thức nước vối và chè lam – 2 đặc sản được người dân địa phương ở nơi đây yêu thích.
Đừng quên check in ngay khung cảnh thanh bình bên cạnh hồ nước cực chill tại Làng cổ đường Lâm và tận hưởng không khí bình lặng, trầm mặc tại nơi đây.
Dòng nước trong vắt, hai bên là cây xanh đẹp thơ mộng (Ảnh: anh_vu1207)
Check in bức tường ong, con đường làng cổ đường Lâm
Khi tới du lịch Làng cổ đường Lâm, điều đặc biệt chính là dù bất kể bạn đang đứng ở đâu thì bạn vẫn có thể sở hữu những tấm hình cực kỳ đẹp. Ngoài ra, đây còn là điểm thích hợp để chụp kỉ yếu hoặc áo dài truyền thống.
Khung cảnh Làng cổ đường Lâm rất hợp với tà áo truyền thống (Ảnh: vedugx)
Bên cạnh đó, bạn cũng nên trải nghiệm đạp xe vòng quanh làng, đi xuyên qua những con đường làng cùng những bức tường hoa lá và đá ong xưa cũ.
Đi dạo qua những con đường làng (Ảnh: thaolexxmi)
Đạp xe qua những bức tường phủ đầy lá xanh (Ảnh: kyubichann)
Ăn gì khi đến du lịch Làng cổ đường Lâm?
Nếu bạn đang thắc mắc không biết ăn gì ở Làng cổ đường Lâm thì đừng lo vì ở đây có rất nhiều đặc sản cho bạn thưởng thức.
Thịt quay đòn thơm ngon hấp dẫn (Ảnh: Sưu tầm)
Thưởng thức gà mía – món ăn đặc sản Làng cổ đường Lâm (Ảnh: Sưu tầm)
Chè lam thanh thanh siêu ngon (Ảnh: Sưu tầm)
Đặc sản tương chấm Làng cổ đường Lâm (Ảnh: Sưu tầm)
Một số TIP khám phá Làng cổ đường Lâm trọn vẹn
Cum làm tương tại làng cổ (Ảnh: kyubichann)
Đăng bởi: Huyền Trần
Từ khoá: 7749 TIP Khám phá Làng cổ đường Lâm – Điểm check in đậm chất trữ tình
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết 7749 TIP Khám phá Làng cổ đường Lâm – Điểm check in đậm chất trữ tình của Neu-edutop.edu.vn nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.