Bạn đang xem bài viết 7 cách chữa nước tiểu có mùi hôi tại nhà bạn nên biết tại Neu-edutop.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Nước tiểu có mùi có thể là dấu hiệu bất thường về sức khỏe hoặc cũng có thể là do thức ăn. Hãy cùng Nhà thuốc An Khang tìm hiểu cách chữa nước tiểu có mùi hôi tại nhà qua bài viết dưới đây nhé!
Tránh thức ăn gây mùi
Cải Brussels hoặc hành tây nướng là những thực phẩm có thể khiến nước tiểu của bạn có mùi hôi mặc dù chúng không có khả năng gây ra các vấn đề về sức khỏe.Vì vậy nếu gặp phải tình trạng nước tiểu có mùi bạn hãy thử cắt bỏ các loại thực phẩm này ra khỏi thực đơn để xem mùi nước tiểu có mất đi hay không.
Không nhất thiết phải kiêng các loại thực phẩm này mãi nhưng khi sử dụng thì bạn cần lưu ý rằng chúng có thể gây mùi cho nước tiểu.
Uống nhiều nước
Nước giúp cơ thể đào thải chất độc và chất cặn bã ra khỏi cơ thể. Do đó, lượng nước của cơ thể có khả năng ảnh hưởng đến mùi và màu sắc của nước tiểu. Uống đủ nước mỗi ngày sẽ giúp pha loãng nước tiểu và khiến mùi hôi được giảm bớt.
Cà phê và rượu là loại thức uống khiến cơ thể bạn mất nước. Khi cơ thể mất nước, nước tiểu của bạn sẽ cô đặc, có màu vàng đậm và mùi nặng hơn so với khi bạn cung cấp đủ nước cho cơ thể.
Không nhịn tiểu
Hạn chế việc nhịn tiểu vì nhịn tiểu khiến nước tiểu có mùi hôi khó chịu và tăng nguy cơ mắc các bệnh nhiễm trùng niệu (UTI). Mùi hôi của nước tiểu có thể do vi khuẩn gây ra, vi khuẩn có thể phát triển và lây lan sang các bộ phận khác trong hệ tiết niệu như bàng quang hay thận.
Duy trì lối sống lành mạnh
Những người bị tiểu đường thường có lượng đường trong nước tiểu cao. Đây là môi trường thuận lợi cho sự phát triển và sinh sôi của vi khuẩn gây mùi hôi khó chịu cho nước tiểu. Kiểm soát tốt các vấn đề về sức khỏe đặc biệt là bệnh đái tháo đường giúp làm giảm hoặc loại bỏ triệu chứng nước tiểu có mùi.
Ngoài ra, duy trì một chế độ dinh dưỡng hợp lý hàng ngày, đặc biệt là lựa chọn đa dạng các loại thực phẩm và uống đủ nước mỗi ngày.
Dùng vitamin C
Vitamin C giúp tăng cường sức đề kháng cho cơ thể, chống lại tình trạng viêm nhiễm ở đường tiết niệu như viêm đường tiểu, viêm bàng quang,… Loại bỏ viêm nhiễm ở đường tiết niệu sẽ ngăn chặn tác nhân gây mùi cho nước tiểu.
Bạn có thể sử dụng các loại trái cây họ cam quýt hoặc nước ép từ chúng để bổ sung vitamin C. Không nên tự ý sử dụng các loại thuốc bổ sung vitamin C. Hãy hỏi ý kiến của bác sĩ hoặc dược sĩ trước khi muốn sử dụng một loại viên uống bổ sung vitamin C nào nhé!
Thường xuyên giặt khăn trải giường và quần áo bẩn
Giặt quần áo bẩn và khăn trải giường thường xuyên, bảo quản quần áo sạch ở nơi thoáng mát. Điều này giữ cho quần áo không bị ẩm mốc, điều kiện lý tưởng cho vi khuẩn, nấm mốc phát triển.
Bạn có thể sử dụng giấm trắng hoặc muối nở kết hợp với xà phòng thông thường để tăng hiệu quả trong việc khử mùi hôi. Tuy nhiên, đừng sử dụng cả hai cùng một lúc và khi sử dụng giấm trắng nên xả quần áo ít nhất hai lần với nước lạnh.
Làm mát không khí
Nhà tắm hay nhà vệ sinh thường là nơi nặng mùi nước tiểu, do đó nếu không xử lý kịp thời thì mùi hôi có thể lan ra khắp phòng hoặc cả ngôi nhà. Hãy thử sử dụng các sản phẩm có mùi thơm nhẹ dịu như nến thơm, sáp thơm, máy xông tinh dầu,… trong phòng tắm hoặc những nơi nhận thấy nặng mùi nước tiểu.
Khi nào cần thăm khám bác sĩ?
Khi tình trạng nước tiểu có mùi hôi kéo dài mà không có dấu hiệu thuyên giảm bạn nên đến thăm khám bác sĩ sớm nhất để có thể thực hiện các bài test chẩn đoán bệnh liên quan đến nước tiểu có mùi hôi.
Các xét nghiệm chẩn đoán bệnh liên quan đến nước tiểu có mùi hôi
- Xét nghiệm máu có thể giúp bác sĩ tìm ra các vấn đề sức khỏe như các bệnh lây truyền qua đường tình dục, các vấn đề về gan hoặc thận.
- Xét nghiệm nước tiểu có thể giúp kiểm tra vi khuẩn hoặc dấu hiệu nhiễm trùng. Đối với xét nghiệm này, bạn thường đi tiểu vào cốc và mẫu sẽ được gửi đến phòng thí nghiệm để kiểm tra.
Tham khảo địa chỉ khám và điều trị nước tiểu có mùi hôi
Tại thành phố Hồ Chí Minh: Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM, Bệnh viện Chợ Rẫy, Phòng khám Đại học Y Phạm Ngọc Thạch, Bệnh viện Nhân dân 115, Bệnh viện Bình Dân,…
Tại thành phố Hà Nội: Bệnh viện Hữu Nghị, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Việt Đức, Bệnh viện Xanh Pôn,…
Bài viết trên đã cung cấp cho bạn những cách chữa nước tiểu có mùi hôi lại nhà. Hãy chia sẻ bài viết nếu thấy hữu ích bạn nhé.
Nguồn: Healthline, Shieldhealthcare
Cảm ơn bạn đã xem bài viết 7 cách chữa nước tiểu có mùi hôi tại nhà bạn nên biết tại Neu-edutop.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.