Bạn đang xem bài viết 7 bài thuốc từ lá hẹ đơn giản, dễ làm tại nhà tại Neu-edutop.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Lá hẹ không chỉ là thực phẩm quen thuộc trong các bữa ăn hàng ngày, mà chúng còn là một dược liệu rất có lợi cho sức khỏe con người. Hãy cùng Nhà Thuốc An Khang tìm hiểu ngay những bài thuốc từ lá hẹ dễ làm tại nhà qua bài viết dưới đây.
Giá trị dinh dưỡng từ hẹ
Hẹ là một loại thực phẩm chứa hàm lượng calo thấp, giá trị dinh dưỡng cao giàu khoáng chất, các chất chống oxy hóa và vitamin như vitamin A, vitamin C, vitamin K, canxi, kẽm, magie, chất xơ,…
Bài thuốc trị mụn, làm đẹp da
Trong ghi chép Đông y, lá hẹ có vị cay hơi chua, tính ấm giúp hành khí, thanh nhiệt giải độc cơ thể. Đồng thời, nhờ tác dụng kháng khuẩn và giàu hàm lượng vitamin C.
Bên cạnh đó, nhờ có sự xuất hiện của hoạt chất beta-carotene trong lá hẹ công dụng làm sáng đều màu da, ngăn ngừa cải thiện tình trạng mụn.
Bạn có thể áp dụng bài thuốc sau:
Chuẩn bị: 100g lá hẹ tươi.
Cách thực hiện:
- Bước 1: Lấy 1 nắm lá hẹ tươi rửa sạch, để ráo nước.
- Bước 2: Nghiền nát hoặc có thể xay nhuyễn ép lấy nước hoặc sử dụng cả bã
- Bước 3: Đắp trực tiếp lên trên vùng da bị mụn, để khô trong vòng 30 phút. Rồi rửa sạch mặt bằng nước ấm. Kiên trì thực hiện 2-3 lần một tuần để thấy sự cải thiện của làn da.
Thường xuyên đắp lá hẹ hoặc có thể kết hợp ăn rau hẹ tươi cũng giúp da giảm mụn rõ rệt trông thấy và cải thiện tình trạng khô, bong da, giúp làn da đàn hồi mịn màng, hồng hào hơn.
Chữa cảm mạo, ho
Từ trước tới nay thì lá hẹ được dùng rất nhiều trong việc chữa trị cảm mạo, ho ở người lớn và trẻ nhỏ. Đặc biệt, đối với trẻ nhỏ thì đây là một giải pháp hiệu quả khi mà việc điều trị bệnh cho bé bằng sử dụng thuốc kháng sinh bị hạn chế về nhiều mặt.
Cách làm bài thuốc chữa cảm mạo, ho như sau.
Chuẩn bị: 250g lá hẹ tươi; 25g củ gừng tươi.
Cách thức thực hiện:
- Bước 1: Rửa sạch lá hẹ đã chuẩn bị, thái thành khúc. Củ gừng tươi cạo sạch vỏ, thái thành các sợi mỏng.
- Bước 2: Hấp các nguyên liệu đã chuẩn bị trên với một ít đường phèn.
- Bước 3: Sau khi hấp chín, ăn lá hẹ và uống phần nước hấp cùng.
Duy trì sử dụng bài thuốc này trong vòng 5 – 7 ngày để điều trị dứt điểm các triệu chứng ho do cảm mạo và cảm lạnh.
Chữa đau lưng, mỏi gối
Khi thời tiết trở lạnh sẽ khiến cơ thể gặp các tình trạng đau lưng, mỏi gối do các cơ ở sống lưng co cứng lại làm dây chằng cột sống bị viêm, phù nề điều này làm tăng áp lực chèn ép vào dây thần kinh, làm xuất hiện các cơn đau nhức khó chịu.
Hoặc do một số tình trạng bệnh lý gây nên như thoái hóa cột sống, phong thấp, viêm cột sống, viêm xương khớp.
Trong lá hẹ chứa nhiều vitamin K, đây là loại vitamin có vai trò chịu trách nhiệm cho sức khỏe của xương. Hiện nay tỷ lệ phụ nữ dễ bị loãng xương cao hơn nam giới nên việc thường xuyên ăn hẹ sẽ giúp tăng mật độ chắc khỏe xương, cải thiện tình trạng đau nhức.
Các bạn có thể áp dụng cách làm bài thuốc từ lá hẹ sau đây:
Chuẩn bị: 100g gạo tẻ; 20g hẹ.
Cách thực hiện: nấu cháo gạo tẻ với 20g hẹ. Ăn món cháo nóng này thường xuyên, trong vòng 10 ngày sẽ giúp cải thiện các triệu chứng đau lưng, mỏi gối.
Giúp nhuận tràng
Hẹ có giá trị dinh dưỡng cao, đặc biệt giàu chất xơ. Với khả năng ngậm nước tốt khi vào ruột chất xơ giống như là thuốc nhuận tràng tự nhiên giúp tạo khối và làm mềm phân. Từ đó chống táo bón đồng thời cung cấp năng lượng cần thiết cho hoạt động tế bào ruột già.
Hiện nay, đa số các trường hợp nguyên nhân được xác định bị táo bón là do chế độ ăn hàng ngày thiếu chất xơ, ít vận động, đi lại gây ra.
Dưới đây là cách làm bài thuốc giúp nhuận tràng từ lá hẹ.
Chuẩn bị tại nhà: Hạt hẹ.
Cách thức thực hiện:
- Bước 1: Rửa sạch hạt hẹ, để khô cho ráo nước.
- Bước 2: Rang vàng đều hạt hẹ trên chảo nóng, sau đó giã nhuyễn.
- Bước 3: Hòa tan 5g hạt hẹ đã rang vàng với nước đun sôi để uống mỗi ngày.
Mỗi ngày bạn chỉ cần uống 3 lần, kiên trì dùng trong vòng 10 ngày. Bài thuốc này có tác dụng giúp nhuận tràng, chữa chứng táo bón, đi đại tiện sẽ dễ dàng hơn.
Hẹ có giá trị dinh dưỡng cao, giàu chất xơ giúp giảm nhuận tràng rất hiệu quả
Chữa viêm loét dạ dày
Bạn cũng có thể sử dụng lá hẹ làm nguyên liệu sử dụng trong bài thuốc chữa viêm loét dày bằng cách chuẩn bị 250g lá hẹ tươi, gừng tươi 25g, tất cả các nguyên liệu rửa sạch sau đó thái thành vụn nhỏ, giã nát, lọc lấy nước ép, cho vào nồi cùng với 250g sữa bò.
Tiếp tục đun sôi nhỏ lửa, để nguội rồi uống, chúng giúp giảm các tình trạng đầy hơi, khó tiêu, nôn, buồn nôn, đau bụng thượng vị rất hữu hiệu.
Hỗ trợ bổ mắt
Lá hẹ là nguồn cung cấp vitamin A, chúng có tác dụng giúp mắt hình thành sắc tố thị giác, điều này giúp thích ứng tốt hơn trong bóng tối, hạn chế tỷ lệ mắc bệnh quáng gà. Hơn hết, hẹ cũng chứa lutein và zeaxanthin, những chất này tích tụ trong võng mạc mắt giúp ngăn ngừa thoái hóa điểm vàng do tuổi tác.
Cách làm bài thuốc bổ mắt.
Chuẩn bị sẵn: 150g lá hẹ tươi và 150g gan dê.
Cách thực hiện:
- Bước 1: Rửa sạch lá hẹ, thái thành các khúc cho vừa ăn. Rửa sạch gan dê, thái mỏng, ướp đều gia vị.
- Bước 2: Xào gan dê với lá hẹ đã sơ chế trên, xào với lửa lớn.
- Bước 3: Khi món ăn đã chín, bày ra đĩa. Ăn món ăn gan dê xào với hẹ này với cơm trong vòng 10 ngày. Món ăn giúp cải thiện tình trạng mắt khỏe hơn, thị lực tốt hơn.
Hỗ trợ điều trị đái tháo đường
Chất xơ trong lá hẹ lại có tác dụng tăng tính nhạy cảm tế bào với insulin. Nên việc sử dụng lá hẹ thường xuyên rất tốt cho hỗ trợ điều trị bệnh nhân đái tháo đường.
Chúng giúp làm giảm các LDL cholesterol , Triglyceride từ đó ngăn ngừa xơ vữa động mạch, giúp bảo vệ tuyến tụy. Dưới đây là bài thuốc nguyên liệu từ lá hẹ mà bạn có thể dễ dàng thực hiện.
Hàng ngày bạn chỉ cần sử dụng từ 100-200g lá hẹ, rửa sạch dùng nấu cháo, nấu canh, xào hoặc có thể nấu thành nước uống. Thực hiện trong vòng 10 ngày. Bài thuốc này rất có tác dụng tốt đối với bệnh nhân đái tháo đường, cơ thể đã suy nhược.
Một số lưu ý khi dùng hẹ
Không thể phủ nhận giá trị dinh dưỡng và lợi ích của lá hẹ đã mang lại cho sức khỏe người dùng và các tác dụng dược lý điều trị bệnh.
- Không nên ăn lá hẹ vào mùa hè. Tuy nhiên, khi dùng lá hẹ làm vị thuốc thì người dùng cần nên hỏi qua ý kiến của bác sĩ chuyên khoa trước khi tự ý áp dụng trong điều trị bệnh bằng các bài thuốc từ lá hẹ.
- Không dùng lá hẹ cho một số đối tượng bị dị ứng hoặc mẫn cảm với bất kỳ thành phần có trong lá hẹ.
- Những người có thể trạng suy âm, bốc hỏa không nên dùng hẹ làm bài thuốc.
Xem thêm:
- Tự làm siro húng chanh trị ho đơn giản tại nhà
- Các bài thuốc dân gian chữa bệnh viêm đường hô hấp trên
- Tác dụng của tinh dầu tỏi đối với sức khỏe
Hy vọng qua bài viết trên đã cung cấp thêm cho bạn những bài thuốc từ lá hẹ, đơn giản, dễ làm tại nhà. Hãy chia bài viết nhiều hơn để mọi người xung quanh cùng đọc nhé!
Nguồn: Mayoclinic.
Cảm ơn bạn đã xem bài viết 7 bài thuốc từ lá hẹ đơn giản, dễ làm tại nhà tại Neu-edutop.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.