“Ngắm trăng” là bài thơ số 20 trong tập thơ “Nhật kí trong tù” của Bác, được sáng tác lúc Bác đang bị giam trong nhà tù Tưởng Giới Thạch, Trung Quốc. Bài thơ thể hiện tình yêu thiên nhiên sâu sắc và phong thái ung dung tự tại của Người ngay trong cảnh tù đày. Bài thơ sử dụng thể thơ thất ngôn tứ tuyệt giản dị, hình ảnh thơ trong sáng đẹp đẽ, ngôn ngữ thơ lãng mạn, phong cách cổ điển và hiện đại song hành đã tạo nên thành công cho tác phẩm về cả giá trị nội dung và nghệ thuật. Mời các bạn tham khảo một số bài soạn văn hay nhất mà chúng mình đã tổng hợp trong bài viết dưới đây để chuẩn bị tốt nhất cho tiết học.
Bài soạn “Ngắm trăng” của Hồ Chí Minh số 3
1. Tác giả:
Hồ Chí Minh (1890 – 1969), tại làng Kim Liên – Nam Đàn – Nghệ An.Người sinh ra trong một gia đình nhà nho nghèo cha là ông Nguyễn Sinh Sắc, mẹ là Hoàng Thị Loan.Từ nhỏ Hồ Chí Minh đã thông minh và lớn lên đã được tiếp thu tư tưởng làm cách mạng.Sinh ra trong một thời đại đất nước làm nô lệ, Hồ Chí Minh đã ra đi tìm đường cứu nước và trở thành vị lãnh tụ đầu tiên của nước Việt Nam.
Bác không chủ tâm làm thơ văn nhưng vì để phục vụ cho cách mạng và yêu thơ văn cho nên Bác đã để lại rất nhiều tác phẩm có giá trị.
2. Tác phẩm:
Tháng 8 năm 1942, Hồ Chí Minh từ Pác Bó (Cao Bằng) bí mật lên đường sang Trung Quốc để tranh thủ sự viện trợ của quốc tế cho cách mạng Việt Nam. Khi đến thị trấn Túc Vinh thì Người bị chính quyền địa phương bắt giữ, rồi bị giải tới, giải lui gần 30 nhà giam của 13 huyện thuộc tỉnh Quảng Tây. Bác bị đày đọa, chịu cực khổ hơn 1 năm trời. Trong những ngày đó, Người đã viết Nhật kí trong tù bằng thơ chữ Hán, gồm 133 bài thơ, phần lớn là thơ tứ tuyệt. Tập thơ cho thấy tâm hồ cao đẹp, ý chí cách mạng phi thường của Bác trong hoàn cảnh gian khổ. Nhật kí trong tù là một viên ngọc quý trong kho tàng văn học Việt Nam.
Tác phẩm “Ngắm trăng” Bác viết về cuộc sống của Bác trong tù, tù túng và gian khổ. Tuy nhiên, qua bài thơ ta lại cảm thấy tinh thần lạc quan, yêu đời và ý chí cách mạng cao đẹp của Bác.
Câu 1: Trang 38 sgk ngữ văn 8 tập 2
Đọc kĩ phần phiên âm, phần dịch nghĩa và giải nghĩa chữ Hán để hiểu chính xác từng câu trong bài thơ. Học thuộc bản dịch thơ và nhận xét về các câu thơ dịch.
Bài làm:”Trong tù không rượu cũng không hoa,Cảnh đẹp đem nay, khó hững hờ;Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ,Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ.”Trong bản dịch thơ các câu dịch so với bản gốc ta thấy có những câu thơ dịch chưa thoát ý, chưa sát nguyên tác, cụ thể:Câu 3 bản dịch nghĩa là ‘trước cảnh đêm nay biết làm thế nào?” trong bản dịch thơ là “khó hững hờ”, câu thơ như làm giảm đi sự xao xuyến, bối dối trong bài.
Hai câu cuối ý thơ dịch chưa thoát ý: từ nhòm trong câu thơ cuối là câu thơ giảm đi phần lãng mạn, tuy nó là từ đồng nghĩa.
Câu 2: Trang 38 sgk ngữ văn 8 tập 2
Ở bài thơ này, Bác Hồ ngắm trăng trong hoàn cảnh như thế nào? Vì sao Bác lại nói đến cảnh “Trong tù không rượu cũng hoa hoa”? Qua hai câu đầu, em thấy Bác có tâm trạng ra sao trước cảnh trăng đẹp ngoài trời?Bài làm:Trong bài thơ này, bác ngắm trăng trong hoàn cảnh Bác bị giam trong tù. Nếu như bình thường mọi người thường ngắm trăng khi nhàn hạ, thảnh thơi thì khi bị giam trong tù ngục tối tăm Bác vẫn có tâm trạng ngắm trăng, vui vẻ trước cảnh đẹp.Bác nói đến ”Trong tù không rượu cũng không hoa”, không có nghĩa là Bác than vãn cảnh tù buồn tẻ, cực khổ. Ở đây Bác nói đến việc ngắm trăng không được chọn vẹn thú vui.
Qua hai câu thơ đầu, ta thấy được rằng trước cảnh đêm trăng đẹp ngoài trời khiến Bác hoàn toàn say mê, ung dung, thả hồn mình hòa với thiên nhiên mà không màng rằng mình đang bị giam.
Câu 3: Trang 38 sgk ngữ văn 8 tập 2Trong hai câu thơ cuối của bài thơ chữ Hán, sự sắp xếp vị trí các từ nhân (và thi gia), song, nguyệt ( và minh nguyệt) có gì đáng chú ý? Sự sắp xếp như vậy và việc đặt hai câu dưới dạng đối nhau có hiệu quả nghệ thuật như thế nào?Bài làm:”Nhân hướng song tiền khán minh nguyệtNguyệt tòng song khích khán thi gia.”Các từ chỉ người (nhân, thi gia) và các từ chỉ trăng (nguyệt, minh nguyệt) đặt ở hai đầu, ở giữa là cửa nhà tù (song), người tù và ánh trăng bị chia cách bởi cánh cửa nhà tù. Thế nhưng, giữa người và trăng vẫn tìm được sự giao hoà với nhau, ngắm nhình nhau một cách tình tứ, lãng mạn.
Cấu trúc đối này đã làm nổi bật tình cảm mãnh liệt giữa người và trăng, nổi bật sự gắn bó thân thiết của một mối quan hệ từ lâu đã trở thành tri kỉ, nổi bật tình yêu thiên nhiên của Bác.
Câu 4: Trang 38 sgk ngữ văn 8 tập 2Qua bài thơ em thấy hình ảnh Bác Hồ hiện ra như thế nào?Bài làm:Qua bài thơ em thấy hình ảnh Bác Hồ hiện ra ung dung tự tại, hiên ngang trước cảnh tù ngục gian khổ.Tình yêu mãnh liệt của Bác giành cho thiên nhiên, một tâm hồn thi ca lãng mạn.
Tinh thần một người chiến sĩ anh dũng, không màn đến cảnh tù ngục, đói rét vẫn yêu thơ, yêu đời.
Câu 5: Trang 38 sgk ngữ văn 8 tập 2Nhà phê bình văn học Hoài Thanh nhận xét: “Thơ Bác đầy trăng”. Hãy chép lại những bài thơ mà Bác Hồ viết về trăng mà em biết (ghi rõ thời điểm sáng tác mỗi bài thơ mà em biết). Cuộc “ngắm trăng” trong bài Vọng nguyệt và hình ảnh trăng được thể hiện trong các bài thơ khác của Bác có gì đáng chú ý?Bài làm:
Một số bài thơ Bác Hồ viết về hình ảnh trăng như: Đối nguyệt, Chơi trăng, Rằm tháng giêng, Cảnh khuya, Thư trung thu năm 1951, …
Bài thơ “cảnh khuya”:”Tiếng suối trong như tiếng hát xa,Trăng lồng cổ thụ, bóng lồng hoa.Cảnh khuya như vẽ, người chưa ngủ,Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà”Năm 1947
Bài thơ “Rằm tháng riêng”:
“Kim dạ nguyên tiêu nguyệt chính viênXuân giang, xuân thuỷ, tiếp xuân thiênYên ba thâm xứ đàm quân sựDạ bán quy lai nguyệt mãn thuyền”Mậu Tý (1948)Bài thơ “Thư Trung thu 1951”:
“Trung thu trăng sáng như gương
Bác Hồ ngắm cảnh nhớ thương nhi đồng
Sau đây Bác viết mấy dòng
Gửi cho các cháu tỏ lòng nhớ nhung…”
Hình ảnh trăng trong bài thơ “Vọng nguyệt” và hình ảnh trăng trong các bài thơ khác mang nhiều sắc, dáng vẻ khác nhau. Nhưng dù là trăng được cảm nhận từ chốn lao tù hay giữa cảnh trời nước bao la, dù là khi thư nhàn hay đang bận bịu trăm công nghìn việc, với tâm hồn luôn hướng tới cái đẹp, tới ánh sáng của Bác, bao giờ trăng cũng hiện lên như một tri âm tri kỉ của Người.
Bài soạn “Ngắm trăng” của Hồ Chí Minh số 3
Bài soạn “Ngắm trăng” của Hồ Chí Minh số 1
* Bố cục: 2 phần
– phần 1: 2 câu đầu, hoàn cảnh ngắm trăng.
– phần 2: 2 câu cuối, sự giao hòa của con người với thiên nhiên.
Câu 1 (trang 38 sgk Ngữ văn 8 tập 2):
Đối chiếu giữa các nguyên tác, bản dịch nghĩa, dịch thơ:
– Ở câu thơ thứ hai: cụm từ “nại nhược hà?” nghĩa là “biết làm thế nào?” diễn tả sự bối rối, xốn xang của nhân vật trữ tình.
+ Nếu dịch thơ cụm từ “nại nhược hà” thành “khó hững hờ” vô hình chung đã làm mất đi sự tinh tế trong cảm nhận.
→ Gây người đọc hiểu rằng nhân vật trữ tình quá “tỉnh táo”, thậm chí “hững hờ” trước cảnh đẹp tự nhiên.
– Ở hai câu thơ cuối, bản dịch thơ chưa thật đúng và sát với nguyên tác.
+ Hai câu cuối đăng đối trong từng câu, và giữa hai câu: chữ “song” mang lại giá trị cao. Chữ “nhân” đối với chữ “nguyệt” trong cùng một câu. Chữ “nguyệt” đối với “thi gia” ở cuối câu 4. Trong khi bản dịch thơ không đảm bảo được sự đăng đối này.
+ Trong nguyên tác, chữ “khán” nghĩa là ngắm, câu thơ thứ 2 dịch thành “nhòm” làm mất đi tính hàm súc, sự nhã nhặn của ý thơ.
Câu 2 (trang 39 sgk ngữ văn 8 tập 2):
Hoàn cảnh ngắm trăng thật đặc biệt của nhà thơ:
+ Không rượu, không hoa >
+ Diễn ra trong cảnh lao tù chật chội, tù túng >
– Trong tù không rượu cũng không hoa nhằm nói lên cảm giác thiếu thốn hoa của người tù, nhớ tới rượu và hoa là muốn thưởng thức trọn vẹn cái đẹp.
→ Người ngắm trăng trong hoàn cảnh đặc biệt: chốn ngục tù thiếu thốn, tối tăm.
– Trước cảnh trăng đẹp Người bối rối, xốn xang “Đối thử lương tiêu nại nhược hà?”
+ Người yêu thiên nhiên say mê, rung cảm mãnh liệt trước vẻ đẹp của tạo hóa.
→ Tâm hồn người tù không bị vướng bận bởi những ách vật chất nặng nề, tâm hồn vẫn tự do, ung dung thưởng trăng đẹp.
Không chỉ là nhà cách mạng, chiến sĩ yêu nước mà Người còn là nghệ sĩ đích thực với những rung động của tâm hồn thi nhân nhạy cảm trước vẻ đẹp của tự nhiên.
Câu 3 (trang 38 sgk Ngữ văn 8 tập 2):
Hai câu thơ cuối có sự đăng đối về mặt ý và hình thức:
+ Chữ “song” (cửa sổ) ở giữa cặp từ nhân/ nguyệt- minh nguyệt/ thi gia: người tù vượt qua song sắt, qua sự kìm kẹp để hướng ra ngoài ngắm trăng.
+ Trăng cũng nhòm qua khe cửa ngắm nhà thơ: sự giao hòa giữa trăng với người, người và trăng.
+ Biện pháp nhân hóa: trăng trở thành người bạn tri âm tri kỷ từ rất lâu của người tù.
→ Cả người và trăng đều chủ động gặp gỡ tự do, vượt qua những rào cản cửa sắt nhà tù. Cuộc ngắm trăng này trở nên thi vị khi hai tâm hồn tri kỉ tìm đến với nhau: người- trăng.
Câu 4 (trang 38 sgk Ngữ văn 8 tập 2):
Hình ảnh Bác Hồ qua bài thơ:
+ Nổi bật tâm hồn thi sĩ lãng mạn, tinh tế.
+ Người tù- người chiến sĩ với sức mạnh tinh thần quả cảm, lạc quan.
+ Sau những vần thơ là tinh thần thép, tự do tự tại, phong thái ung dung vượt trên sự kìm kẹp của nhà tù.
→ Người tù cách mạng không màng tới những đói rét, xiềng xích… của nhà tù, trái lại, tâm hồn lãng mạn, thăng hoa cùng với vẻ đẹp của tự nhiên.
Câu 5 (trang 38 sgk Ngữ văn 8 tập 2):
Nhà phê bình văn học Hoài Thanh nhận xét: “Thơ Bác đầy trăng”.
– Những bài thơ về trăng của Người: Trung thu, Cảnh khuya, Rằm tháng giêng, Tin thắng trận, Đêm thu…
– Trăng trong thơ của Bác có nhiều sắc vẻ, trạng thái khác nhau.
+ Trăng được cảm nhận ở hoàn cảnh ngục tù, hay giữa trời nước bao la, lúc bận việc quân, lúc thư nhàn…
+ Trăng hiện lên như tri âm, tri kỷ với Người
→ Người luôn hướng tới ánh sáng, sự tự do để đạt tới sự tự tại trong tâm hồn. Sự hòa quyện giữa Người với Trăng- tri kỷ- khiến cho thơ của Người luôn có sự hài hòa giữa chất cổ điển và hiện đại.
Bài soạn “Ngắm trăng” của Hồ Chí Minh số 1
Bài soạn “Ngắm trăng” của Hồ Chí Minh số 6
Câu 1. Em hãy liệt kê những tiếng trong bản phiên âm chữ Hán của bài Vọng nguyệt đã đi vào từ vựng tiếng Việt một cách phổ biến. Ví dụ : vọng trong hi vọng, vọng phu, kính viễn vọng,…
Từ đó, em có nhận xét gì về thành phần từ gốc Hán trong tiếng Việt ?
Trả lời:
Liệt kê những tiếng trong bản phiên âm chữ Hán của bài Vọng nguyệt đã đi vào từ vựng tiếng Việt một cách phổ biến:
– Vọng : vọng phu, viễn vọng, vô vọng, hi vọng, ước vọng, thất vọng, khát vọng,…
– Nguyệt : nguyệt thực, nhật nguyệt, nguyệt san, nguyệt phí, bán nguyệt,…
– Ngục: ngục thất, lính ngục, hoả ngục, ngục tù, ngục hình, địa ngục,…
– Trung : trung tâm, trung thu, trung tuyến, trung trực, trung ương, trung đoạn, trung quân, trung trinh, trung thành, trung trực, trung thần, trung nghĩa, trung hiếu,…
– Vô : vô đạo đức, vô tình, vô ơn, vô cùng, vô tận, vô căn cứ, vô danh, vô lí, vô lối, vô cực, vô hồn, vô cảm,…
– Tửu : tửu quán, tửu lượng, tửu sắc,…
– Hoa : hương hoa, hoa hồng, ra hoa kết trái, hoa quả, nở hoa,…
– Đối : đối đáp, câu đối, đối xứng, đối chiếu, đối ngẫu, đối thoại, đối địch, đối tác, đối phương,…
Nhận xét : Đây là vấn đề khá phức tạp, chỉ yêu cầu các em nêu được một số điểm dễ nhận thấy như sau :
– Thành phần từ gốc Hán trong tiếng Việt chiếm một tỉ lệ khá lớn.
– Một số từ gốc Hán một âm tiết đã được tiếp nhận vào tiếng Việt như thành viên của lớp từ thuần Việt (hoa trong nở hoa, đối trong đôi trong từng câu).
– Một số tiếng gốc Hán có thể ghép với nhau (nguyệt phí, trung tuyến, vô căn cứ,..).
– Một số tiếng gốc Hán có thể ghép với một tiếng thuần Việt tạo thành từ mới (câu đối, lính ngục)
Câu 2. Đọc kĩ phần chú giải nghĩa từ Hán và phần dịch nghĩa của bài thơ ; từ đó, em hãy nêu nhận xét về các câu thơ dịch trong bản dịch thơ.
Nhận xét về các câu thơ trong bản dịch thơ.
Câu thứ nhất : “Ngục trung vô tửu diệc vồ hoa” được dịch là “Trong tù không rượu cũng không hoa”. Dịch như vậy là sát nghĩa.
Câu thứ hai : “Đối thử lương tiêu nại nhược hà ?” (có nghĩa là “Trước cảnh đẹp đêm nay biết làm thế nào ?” ). Câu thơ này thể hiện tâm trạng xốn xang, bứt rứt của người nghệ sĩ trước cảnh trăng đẹp đêm nay. Câu thơ dịch “Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ” làm mất đi cái xốn xang, bối rối đó, do vậy, cũng làm giảm đi lòng yêu trăng sôi nổi của tác giả. Và dịch như vậy cũng không thật sát.
Câu thứ ba và câu thứ tư trong nguyên tác có kết câu đăng đối ; đối trong từng câu và đối hai câu với nhau. Với kết cấu này, hai câu thơ có hiệu quả nghệ thuật đáng kể.
Nhân hướng song tiền khán minh nguyệt,
Nguyệt tòng song khích khán thi gia.
có nghĩa là :
Người hướng ra trước song cửa sổ ngắm trăng sáng,
Trăng theo khe cửa, ngắm nhà thơ.
Hai câu thơ dịch :
Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ,
Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ.
đã làm giảm đi sự đăng đối tề chỉnh, cũng tức là làm giảm đi phần nào sức truyền cảm, nghệ thuật của bài thơ chừ Hán. Ngoài ra, câu thơ dịch sử dụng một từ chưa được nhã (nhòm) ; hơn nữa, hai câu thơ dịch còn làm giảm mất tính hàm súc của nguyên tác bởi sử dụng hai từ đồng nghĩa (nhòm, ngắm), nguyên tác chỉ một từ khán (ngắm), đặt tương ứng với nhau ỏ hai câu thơ.
Để phân tích tốt một bài thơ chữ Hán, nên cố gắng đối chiếu bản dịch với nguyên tác (dựa vào lời dịch nghĩa). Việc chỉ ra được những chỗ thành công và hạn chế của bản dịch so với nguyên tác sẽ giúp hiểu sâu bài thơ, nhiều khi đó chính là việc phân tích.
Câu 3. Có người nhận xét bài Ngắm trăng (Vọng nguyệt) là một cuộc vượt ngục về tinh thần của người tù cách mạng Hồ Chí Minh. Em hiểu điều đó như thế nào ? Hãy giải thích và chứng minh.
Bài Ngắm trăng (Vọng nguyệt) đúng là một cuộc vượt ngục về tinh thần của người tù cách mạng Hồ Chí Minh.
Bài thơ Ngắm trăng được viết trong nhà tù. Hồ Chí Minh ngắm trăng trong hoàn cảnh bị đoạ đày trong nhà tù vô cùng cực khổ. Người không có những điều kiện tối thiểu để thưởng trăng. Không những không có rượu, không có hoa để tận hưởng cảnh trăng đẹp (nhà nho xưa thường uống rượu ngắm hoa dưới trăng, lòng tràn đầy cảm hứng), mà còn không có cả tự do. Thế nhưng người tù cách mạng này đã thưởng trăng một cách trọn vẹn, đầy đủ, không hề vướng bận bởi sự thiếu thốn về vật chất và về tình trạng bị giam cầm. Hồ Chí Minh ung dung thưởng thức cảnh trăng đẹp với một tâm hồn rất nghệ sĩ. Như vậy, nhà tù chỉ có thể giam cầm được thân thể của Hồ Chí Minh nhưng không thể giam cầm được tinh thần của Người, đúng như Người đã viết: “Thân thể ở trong lao – Tinh thần ở ngoài lao”. Bài thơ cho thấy, tuy bị giam cầm nhưng trước cảnh trăng đẹp, tâm hồn người tù cách mạng Hồ Chí Minh đã vượt ra ngoài song cửa buồng giam để đến với vầng trăng sáng. Vì vậy, có người đã nói rất đúng rằng bài thơ là một cuộc vượt ngục về tinh thần của người tù cách mạng Hồ Chí Minh.
Câu 4. Hãy kể tên những bài thơ viết về trăng của Hồ Chí Minh mà em đã học (và đã đọc). Chép lại những câu viết về cảnh trăng và hãy nêu rõ, trăng trong mỗi bài có nét gì khác biệt.
Những bài thơ viết về trăng của Hồ Chí Minh mà em đã học ở lớp 7 và lớp 8 là : Ngắm trăng (Vọng nguyệt), Rằm tháng giêng (Nguyên tiêu), cảnh khuya.
Chép lại những câu viết về cảnh trăng và so sánh để thấy được một vài nét riêng của trăng ở từng bài. Chẳng hạn :
– Ngắm trăng : trăng được nhân hoá trở thành người bạn tri âm thân thiết, từ giữa bầu trời bao la đã theo khe cửa nhà lao đến với Hồ Chí Minh.
– Rằm tháng giêng : (Bản dịch của Xuân Thuỷ, Rằm xuân lồng lộng trăng soi- Sông xuân nước lẫn màu trời thêm xuân – Giữa dòng bàn bạc việc quân – Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền). Trăng viên mãn tròn đầy, ánh trăng tràn ngập cả sông nước, đất trời bao la đêm xuân, tất cả đều đầy ắp sức sống mùa xuân.
– Cảnh khuya : Câu thơ viết về trăng : Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa. Trăng lồng bóng cây già trong rừng khuya, có vẻ đẹp lộng lẫy và đầy thơ mộng, mang sắc thái cổ điển.
Câu 5. Có ý kiến cho rằng : Hai bài Ngắm trăng ( Vọng nguyệt) và Tức cảnh Pác Bó của Hồ Chí Minh được sáng tác trong những hoàn cảnh khác nhau, có nội dung cụ thể khác nhau, nhưng lại có những nét giống nhau (về nội dung và hình thức nghệ thuật) .
Hãy chứng minh nhận xét đó.
Hai bài Tức cảnh Pác Bó và Ngắm trăng (Vọng nguyệt) của Hồ Chí Minh được sáng tác trong những hoàn cảnh khác nhau. Trong những ngày sống và làm việc rất gian khổ tại hang Cốc-Bó thuộc bản Pác Bó, xã Trường Hà, huyện Hà Quảng, tính Cao Bằng (khi Người mới về nước – năm 1941), Người đã sáng tác bài Tức cảnh Pác Bó. Còn bài Ngắm trăng (Vọng nguyệt) được viết khi Người bị giam trong nhà tù của chính quyền Tưởng Giới Thạch (Trung Quốc) những năm 1942 – 1943. Đề tài của hai bài thơ cũng khác nhau. Nhưng hai bài thơ có những nét giống nhau về nội dung (đều toát lên tinh thần lạc quan, phong thái ung dung và tình yêu thiên nhiên sâu sắc của người chiến sĩ – thi sĩ Hồ Chí Minh) và hình thức nghệ thuật (sử dụng thành công thể thơ tứ tuyệt – tuy một bài là chừ Hán, một bài tiếng Việt – bút pháp giản dị, tự nhiên mà hàm súc).
Bài soạn “Ngắm trăng” của Hồ Chí Minh số 6
Bài soạn “Ngắm trăng” của Hồ Chí Minh số 4
I – KIẾN THỨC CƠ BẢN CẦN NẮM VỮNG
1. Tháng 8 – 1942, Hồ Chí Minh từ Pác Bó (Cao Bằng) bí mật lên đường sang Trung Quốc để tranh thủ sự viện trợ quốc tế cho cách mạng Việt Nam, nhưng khi đến gần thị trấn Túc Vinh thì Người bị chính quyền địa phương ở đây bắt giữ, giải đi khắp gần 30 nhà giam của 13 huyện thuộc tỉnh Quảng Tây, bị đày đoạ hơn một năm trời. Thời gian này, Người đã viết Nhật kí trong tù bằng thơ chữ Hán, gồm 133 bài, phần lớn là thơ tứ tuyệt. Tập thơ thể hiện một tâm hồn cao đẹp, ý chí cách mạng kiên cường và nghệ thuật thi ca đặc sắc.
2. Bài thơ thể hiện tình yêu của Bác đối với thiên nhiên đồng thời bộc lộ tinh thần lạc quan, ung dung tự tại của Người trước mọi hoàn cảnh.
Bài thơ làm theo thể thất ngôn tứ tuyệt, lời thơ giản dị, ý thơ hàm súc.
II. Hướng dẫn soạn bài
Câu 1:
Về phần dịch thơ vẫn chưa sát nghĩa với phần phiên âm. Câu thơ thứ hai trong phần phiên âm có nghĩa là “Trước cảnh đẹp đêm nay biết làm thế nào?”, nhưng trong phần dịch thơ thì lại là “Cảnh đẹp đêm nay, khó hững hờ” đã làm mất đi cái bối rối, cái xốn xang của nhân vật trữ tình.
Hơn thế nữa, trong hai câu thơ cuối, bản dịch thơ cũng kém phần đăng đối so với phần phiên âm, đặc biệt là hai động từ “nhòm” và “ngắm” vốn là hai từ đồng nghĩa đã khiến cho lời dịch không đảm bảo được sự cô đúc của ý tứ và thể thơ.
Câu 2:
* Bác Hồ ngắm trăng trong hoàn cảnh rất đặc biệt: ở trong tù. Thông thường, người ta ngắm trăng vào những lúc thảnh thơi, thư thái. Chính hoàn cảnh ngắm trăng đặc biệt này đã thể hiện được tâm hồn cao đẹp của một người thi sĩ.
* Bác nói đến cảnh “Trong tù không rượu cũng không hoa” không có nghĩa là Bác đang than thở, cũng không phải đó là một lời phê phán. Câu thơ này có nghĩa là đứng trước một đêm trăng tuyệt đẹp ấy, Bác mong được thưởng thức trăng một cách trọn vẹn (thi nhân xưa, khi gặp cảnh trăng đẹp, thường đem rượu uống trước hoa để thưởng trăng, khi đó, tâm hồn sẽ trở nên thảnh thơi, thư thái) và thấy thật đáng tiếc khi không có rượu và hoa.
* Như vậy, qua hai câu thơ đầu, em thấy Bác là một người tù nhưng không hề vướng bận gì về vật chất và những gian nan mà mình đang phải chịu đựng. Bác vẫn ung dung, tự tại, vẫn thả hồn mình vào những vần thơ, vào thiên nhiên tuyệt đẹp.
Câu 3:
Hai câu thơ cuối của bài thơ chữ Hán có thể nói là đối nhau rất chỉnh:
Nhân hướng song tiền khán minh nguyệt
Những từ chỉ người (nhân, thi gia) và các từ chỉ trăng ( nguyệt) ở hai đầu, còn ở giữa là cửa nhà tù (song). Thế nhưng, giữa người và trăng vẫn tìm được sự giao hòa với nhau. Chính nhờ cấu trúc đối này, tình cảm giữa người và trăng được thể hiện mãnh liệt hơn, càng làm nổi bật sự gắn bó thân thiết của một mối quan hệ mà từ lâu đã trở thành tri kỉ (Bác và trăng).
Câu 4:
Qua bài thơ, hình ảnh Bác Hồ hiện lên là một người chiến sĩ không chút bận tâm về gông cùm, về đói rét, về những gian nan, vất vả, hiểm nguy mà mình đang phải trải qua hằng ngày. Mà trước những khó khăn đó, Người vẫn ung dung, tự tại, vẫn thả hồn mình vào những vần thơ, vẫn cảm nhận được vẻ đẹp của trăng, của thiên nhiên.
Câu 5:
Nhà phê bình văn học Hoài Thanh nhận xét: “Thơ Bác đầy trăng”. Những bài thơ của Bác Hồ viết về trăng mà em biết là: Ngắm trăng, Cảnh khuya, Rằm tháng giêng,…
Cuộc ngắm trăng của Bác trong bài Ngắm trăng và trong những bài thơ khác mang những vẻ đẹp khác nhau. Nhưng dù là trăng được cảm nhận từ chốn lao tù hay giữa đất trời bao la tự do, dù là khi thư nhàn hay đang bận bịu trăm công nghìn việc, với tâm hồn luôn hướng tới cái đẹp, tới ánh sáng của Bác, bao giờ trăng cũng hiện lên giống như một người bạn tri âm, tri kỉ của Người.
Bài soạn “Ngắm trăng” của Hồ Chí Minh số 4
Bài soạn “Ngắm trăng” của Hồ Chí Minh số 5
I. Hoàn cảnh sáng tác
Tháng 8-1942, Hồ Chí Minh từ Pác Bó (Cao Bằng) bí mật lên đường sang Trung Quốc để tranh thủ sự viện trợ quốc tế cho cách mạng Việt Nam, nhưng khi đến gần thị trấn Túc Vinh thì Người bị chính quyền địa phương ở đây bắt giữ, giải đi khắp gần 30 nhà giam của 13 huyện thuộc tỉnh Quảng Tây, bị đày đọa hơn một năm trời. Thời gian này, Người đã viết Nhật kí trong tù bằng thơ chữ Hán, gồm 133 bài, phần lớn là thơ tứ tuyệt. Tập thơ thể hiện một tâm hồn cao đẹp, ý chí cách mạng kiên cường và nghệ thuật thi ca đặc sắc.
II. Tác phẩm- Bài thơ Ngắm trăng được trích trong tập Nhật kí trong tù của Hồ Chí Minh.- Bài thơ thể hiện tình yêu của Bác đối với thiên nhiên, đồng thời bộc lộ tân thần lạc quan, ung dung, tự tại của Người trước mọi hoàn cảnh.
– Bài thơ làm theo thể thất ngôn tứ tuyệt, lời thơ giản dị
III. Đọc hiểu văn bảnCâu 1 trang 38 – SGK Ngữ văn 8 tập 2: Đọc kĩ phần phiên âm, phần dịch nghĩa và phần giải nghĩa chữ Hán để hiểu chính xác từng câu trong bài thơ. Học thuộc bản dịch thơ và nhận xét về các câu thơ dịch.Giải thích nghĩa chính xác của từng câu thơ:– Câu thứ nhất, dịch sát nguyên tác.– Câu thứ hai, bản dịch thơ không thật sát so với nguyên tác.Cụm từ “nại nhược hà” có nghĩa là “không biết làm thế nào”, nó thể hiện được cái xốn xang, bối rối của nhân vật trữ tình. Nhưng bản dịch lại là “khó hững hờ”, không diễn tả được cái nét tinh tế như dụng ý ban đầu của tác giả.– Câu thứ ba và câu thứ tư cũng chưa thật sát:+ Câu ba và câu 4 trong bản dịch thơ không đảm bảo được sự đăng đối như trong nguyên tác: chữ “song” (cửa sổ) ở giữa hai câu, chữ “nhân” ở đầu câu 3 đối với chữ “nguyệt” ở cuối câu 3; chữ “nguyệt” ở đầu câu 4 đối với chữ “thi gia” ở cuối câu 4; hai chữ đầu và 2 chữ cuối 2 câu đối nhau: (nhân-nguyệt, minh nguyệt-thi gia).
+ Trong nguyên tác, câu thứ 4 chỉ có 1 chữ “khán” nghĩa là “ngắm”, câu thơ dịch lại có 2 chữ “nhòm”, “ngắm” đã làm giảm đi tính hàm súc của câu thơ nguyên tác. Hơn nữa, chữ “nhòm” theo cách hiểu thông thường, làm cho câu thơ giảm đi sự nhã nhặn.
Câu 2 trang 38 – SGK Ngữ văn 8 tập 2: Ở bài thơ này, Bác Hồ ngắm trăng trong hoàn cảnh như thế nào? Vì sao Bác lại nói đến cảnh “Trong tù không rượu cũng không hoa”? Qua hai câu đầu, em thấy Bác có tâm trạng ra sao trước cảnh trăng đẹp ngoài trời?– Bài thơ được sáng tác trong hoàn cảnh:+ Người đang bị giam cầm ở chốn lao tù, nơi thiếu thốn , cực khổ trăm bề+ Nơi mất tự do.– Bác nói đến hoàn cảnh “không rượu cũng không hoa” vì:+ Người xưa thường ngắm trăng khi tâm hồn thanh tĩnh, thư thái, có đủ rượu, đủ hoa.+ Bác nói như thế không phải là nêu lên cái thiếu thốn mà để thể hiện sự mong muốn được thưởng thức trọn vẹn cái đẹp.
– Qua hai câu đầu, em thấy Bác không chỉ là một người Cách mạng, người chiến sĩ mà còn là một người nghệ sĩ đích thực.
Câu 3 trang 38 – SGK Ngữ văn 8 tập 2: Trong hai câu thơ cuối của bài thơ chữ Hán, sự sắp xếp vị trí các từ nhân (và thi gia), song, nguyệt (và minh nguyệt) có gì đáng chú ý? Sự sắp xếp như vậy và việc đặt hai câu dưới dạng đối nhau có hiệu quả nghệ thuật như thế nào?– Trong hai câu thơ cuối của bài thơ chữ Hán, sự sắp xếp vị trí các từ nhân (và thi gia), song, nguyệt (và minh nguyệt) có sự độc đáo:+ Chữ “song’ (cửa sổ) ở giữa 2 cặp nhân – nguyệt, minh nguyệt -thi gia-> Sự sắp xếp như vậy có tác dụng thể hiện dụng ý: vượt qua song sắt cửa sổ nhà tù, khi thì thi nhân hướng ra ngoài ngắm trăng (câu 3), khi thì trăng từ bên ngoài ngắm nhà thơ.
– người được thể hiện trong sự đăng đối hài hòa của 2 câu thơ.
Câu 4 trang 38 – SGK Ngữ văn 8 tập 2: Qua bài thơ, em thấy hình ảnh Bác Hồ hiện ra như thế nào?
Hình ảnh Bác hiện lên trong bài thơ nổi bật ở khía cạnh người chiến sĩ không chút bận tâm về gông cùm, đói rét, … Trước khó khăn, Bác vẫn giữ được phong thái ung dung, tự tại. Bài thơ còn thể hiện nổi bật tâm hồn nghệ sĩ của Bác Hồ, một tâm hồn luôn rộng mở với thiên nhiên.
Câu 5 trang 38 – SGK Ngữ văn 8 tập 2: Nhà phê bình văn học Hoài Thanh nhận xét: “ Thơ Bác đầy trăng”. Hãy chép lại những bài thơ Bác Hồ viết về trăng mà em biết (chú ý ghi rõ thời điểm sáng tác mỗi bài). Cuộc “ngắm trăng” trong bài Vọng nguyệt và hình ảnh trăng được thể hiện trong các bài thơ khác của Bác có gì đáng chú ý?
“Thơ Bác đầy trăng”. Trăng trong thơ Bác mang nhiều vẻ khác nhau, được miêu tả ở các hoàn cảnh khác nhau. Nhưng tựu trung lại, dù trăng có được cảm nhận ở chốn lao tù hay giữa cảnh trời nước bao la, dù là đang lúc thư nhàn hay bận bịu trăm nghìn công việc, với tâm hồn hướng tới cái đẹp, tới ánh sáng của Bác, bao giờ trăng cũng hiện lên như một người tri âm tri kỉ.
Các bài thơ của Bác có hình ảnh trăng như Ngắm trăng, Đêm thu, Trung thu, …(Nhật kí trong tù), Rằm tháng giêng, Cảnh khuya, …
Bài soạn “Ngắm trăng” của Hồ Chí Minh số 5
Bài soạn “Ngắm trăng” của Hồ Chí Minh số 2
I. Về tác giả, tác phẩm
1. Đôi nét về tác giả Hồ Chí Minh
– Hồ Chí Minh (1890- 1969), tên khai sinh là Nguyễn Sinh Cung
– Quê quán: làng Kim Liên (làng Sen), xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An.
– Cuộc đời và sự nghiệp sáng tác
+ Là vị lãnh tụ kính yêu của nước Việt Nam
+ Sau 30 năm bôn ba nước ngoài, Bác trở về trực tiếp lãnh đạo phong trào cách mạng trong nước
+ Không chỉ có sự nghiệp cách mạng, Người còn để lại một số di sản văn học quý giá, xứng đáng là một nhà văn, nhà thơ lớn của dân tộc.
– Phong cách sáng tác: Thơ Bác hay viết về thiên nhiên đất nước với tình yêu tha thiết, niềm tự hào, lời thơ nhẹ nhàng bay bổng lãng mạn.
2. Đôi nét về bài thơ Ngắm trăng
a. Hoàn cảnh sáng tác
– Ngắm Trăng là bài thơ số 20 trong tập thơ Nhật kí trong tù của Bác, sáng tác lúc Bác đang bị giam trong nhà tù Tưởng Giới Thạch, Trung Quốc
b. Bố cục
– Phần 1: 2 câu đầu: Hoàn cảnh ngắm trăng của Bác
– Phần 2: 2 câu sau: Sự giao hòa đặc biệt giữa người tù thi sĩ và trăng
c. Giá trị nội dung
– Bài thơ thể hiện tình yêu thiên nhiên say mê và phong thái ung dung của Bác ngay cả trong cảnh tù đày.
d. Giá trị nghệ thuật
– Sử dụng thể thơ thất ngôn tứ tuyệt giản dị
– Hình ảnh thơ trong sáng, đẹp đẽ
– Ngôn ngữ lãng mạn
– Màu sắc cổ điển và hiện đại song hành
Câu 1Nhận xét các câu thơ dịch: Các câu thơ dịch và phiên âm có sự khác nhau- Câu thơ thứ 2: “nại nhược hà?/khó hững hờ▪ “Nại nhược hà?”nghĩa là Biết làm thế nào?: Diễn tả sự bối rối, xốn xang.▪ “khó hững hờ”: thể hiện sự bình thản của chủ thể.- Hai câu thơ cuối cũng chưa sát với phiên âm.▪ “nhòm” và “ngắm”: hai từ đồng nghĩa, khiến cho lời dịch không bảo đảm được sự cô đúc của ý tứ và thể thơ.
▪ “nhòm” trong phiên âm là “khán”: bản dịch làm mất đi sự nhã nhặn, ý tứ cô đúc của bản nguyên tác.
Câu 2- Hoàn cảnh ngắm trăng của Bác: Bị giam giữ trong tù.- Bác nói “trong tù không rượu cũng không hoa” vì: Ngắm trăng là thú vui tao nhã. Ngắm trăng thường đi đôi với uống rượu, làm thơ. Nhưng ở hoàn cảnh của Bác thì điều đó là không thể.- Tâm trạng của Bác trước cảnh trăng đẹp:+ Hoàn cảnh: ngục tù+ Tâm thế: Ngắm trăng và thốt lên “nại nhược hà”?
⇒ Tâm trạng xốn xang, rung động mãnh liệt trước vẻ đẹp của thiên nhiên. Tâm hồn người tù không bị vướng bận bởi những những thiếu thốn, khó khăn mà hòa hợp với thiên nhiên.
Câu 3- Trong hai câu thơ cuối của bài thơ chữ Hán, sự sắp xếp các từ nhân (và thi gia), song, nguyệt (và minh nguyệt) có sự đăng đối:+ Đối ý: Giữa người và trăng có sự tương giao, hòa hợp+ Chữ “song” ở giữa cặp từ ”nhân”/ “minh nguyệt” – “nguyệt”/ “thi gia”: Song sắt giam nổi tâm hồn yêu cái đẹp của người tù có tâm hồn thi sĩ, cũng không thể ngăn cái đẹp đến với thi nhân ấy.- Sự sắp xếp như vậy và việc đặt hai câu dưới dạng đối nhau có hiệu quả nghệ thuật:
+ Biện pháp nhân hóa: trăng trở thành người bạn tri âm tri kỷ của người tù.
Câu 4- Hình ảnh Bác Hồ trong bài thơ:+ Hình ảnh người tù có ý chí kiên cường, tinh thần lạc quan, yêu thiên nhiên, vần thơ thép thể hiện tinh thần cách mạng vượt lên mọi gông cùm, xiềng xích.+ Tâm hồn thi sĩ dễ rung động trước cái đẹp.
⇒ Vần thơ thép khắc họa chân dung người chiến sĩ với tinh thần ung dung, tự tại không bị ngục tù làm nhụt chí, trái lại còn thăng hoa cùng vẻ đẹp của thiên nhiên.
Câu 5*Một số bài thơ viết về trăng của Bác: Nguyên tiêu (Rằm tháng giêng – 1948), Báo tiệp (Tin thắng trận – 1948), Đối nguyệt (Đối trăng), Cảnh khuya (1947), Cảnh rừng Việt Bắc (1947)Trăng trong thơ của Bác có nhiều sắc vẻ, trạng thái khác nhau:+ Hoàn cảnh ngắm trăng: ngục tù, hay giữa trời nước bao la, lúc bận việc quân, lúc thư nhàn… Dù hoàn cảnh trớ trêu, khi bận việc nước hay lúc thư nhàn Bác ngắm trăng mà lòng vẫn luôn canh cánh việc nước.+ Trăng hiện lên là vẻ đẹp thiên nhiên vĩnh cửu.+ Trăng trở thành như tri âm, tri kỷ với Người
⇒ Trong khó khăn, trong gian khổ Người làm bạn với trăng, hướng tới ánh sáng, sự tự do để đạt tới sự tự tại trong tâm hồn cũng là sự thể hiện tinh thần cách mạng kiên cường, lạc quan về một tương lai tươi sáng của đất nước.
Ghi nhớ
Ngắm trăng là bài thơ tứ tuyệt giản dị mà hàm súc, cho thấy tình yêu thiên nhiên đến say mê và phong thái ung dung của Bác Hồ ngay cả trong cảnh ngục tù cực khổ tối tăm.
Bài soạn “Ngắm trăng” của Hồ Chí Minh số 2
Hi vọng bài viết trên giúp các bạn chuẩn bị tốt kiến thức về tác phẩm trước khi đến lớp. Chúc các bạn học tốt và tiếp tục theo dõi các bài soạn văn cũng như phân tích, phát biểu cảm nghĩ trên chúng mình.
Đăng bởi: Lợi Nguyễn Văn Tấn
Từ khoá: 6 Bài soạn “Ngắm trăng” của Hồ Chí Minh lớp 8 hay nhất
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết 6 Bài soạn “Ngắm trăng” của Hồ Chí Minh lớp 8 hay nhất của Neu-edutop.edu.vn nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.