Bạn đang xem bài viết 5 nguyên nhân thoái hóa khớp (viêm khớp) phổ biến bạn cần lưu ý cảnh giác tại Neu-edutop.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Thoái hóa khớp là dạng viêm khớp phổ biến có thể dẫn đến suy giảm chức năng vận động, thậm chí tàn phế làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng sống của người bệnh. Hãy cùng Nhà thuốc An Khang tìm hiểu 5 nguyên nhân thoái hóa khớp bạn nên biết để phòng tránh bệnh hiệu quả.
Thoái hóa khớp là bệnh gì?
Thoái hóa khớp là bệnh khớp mạn tính thường gặp ở những người trên 40 tuổi, đặc biệt là sau 60 tuổi. Thoái hóa khớp gây ra những thay đổi về xương, thoái hóa gân – dây chằng và phá vỡ sụn, dẫn đến đau, sưng và biến dạng khớp.
Thoái hóa khớp được phân thành 2 loại:
- Nguyên phát: phổ biến nhất, chủ yếu ảnh hưởng đến các khớp ngón tay, cột sống, hông, đầu gối và các ngón chân.
- Thứ phát: Xảy ra do bất thường sụn khớp từ trước: chấn thương, bất thường khớp bẩm sinh, rối loạn chuyển hóa, nhiễm trùng,…
Di truyền từ gia đình
Một số người có bất thường di truyền ở một trong những gen có chức năng hình thành sụn, khiến sụn bị khiếm khuyết, đẩy nhanh tình trạng thoái hóa khớp.
Những người có người thân bị thoái hóa khớp sẽ có nguy cơ bị thoái hóa khớp cao hơn so với người bình thường.
Béo phì
Trọng lượng của cơ thể quá nặng sẽ gây ra áp lực rất lớn cho hệ thống xương khớp, khiến cho sụn khớp bị nứt, vỡ; làm tổn thương sụn và đầu xương dưới sụn gây ra suy thoái khớp. Béo phì làm tăng nguy cơ thoái hóa các vùng khớp chịu lực nhiều như khớp gối, hông và cột sống.
Béo phì làm tăng áp lực đến các khớp gây thoái hóa khớp
Chấn thương
Chấn thương ở khớp do tai nạn, luyện tập thể thao quá độ,… sẽ tạo điều kiện cho quá trình thoái hóa diễn ra nhanh hơn.
Ví dụ, vận động viên bị chấn thương liên quan đến đầu gối có thể tăng nguy cơ bị thoái hóa khớp gối. Những người đã từng bị chấn thương nặng ở lưng sẽ dễ bị thoái hóa khớp cột sống.
Xương khớp bị tổn thương trong thời gian dài
Việc tập luyện quá sức, lao động, bê vác vật nặngtrong thời gian dài dễ khiến các khớp bị tổn thương. Nếu không chăm sóc và điều trị đúng cách sẽ thúc đẩy quá trình thoái hóa khớp diễn ra nhanh hơn và nghiêm trọng hơn.
Mắc một số bệnh khác
Những người bị bệnh viêm khớp dạng thấp, đái tháo đường và rối loạn lipid máu có nhiều khả năng bị thoái hóa khớp. Quá trình oxy hóa lipid có thể tạo ra chất lắng đọng trong sụn, ảnh hưởng đến lưu lượng máu của xương dưới sụn.
Ngoài ra, một số tình trạng hiếm gặp, chẳng hạn thừa sắt hoặc dư thừa hormone tăng trưởng cũng làm tăng mắc bệnh.
Các yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh thoái hóa khớp
Có nhiều yếu tố có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh thoái hóa khớp như:
- Tuổi tác: Thoái hóa có liên quan mật thiết đến độ tuổi. Bởi tuổi càng cao, quá trình lão hóa tự nhiên càng diễn ra mạnh mẽ. Lúc này, hệ xương khớp cũng chịu nhiều ảnh hưởng, suy yếu dần và bắt đầu thoái hóa.
- Giới tính: Nữ giới có nguy cơ bị thoái hóa khớp cao hơn nam giới. Đặc biệt, phụ nữ sau mãn kinh, nồng độ hormone estrogen giảm làm tăng nguy cơ thoái hóa khớp vì estrogen có tác dụng bảo vệ sức khỏe của xương.
- Dị tật khớp bẩm sinh: Những người mắc các dị tật bẩm sinh ở khớp và cột sống làm sai lệch cấu trúc xương và sụn, khiến mô sụn nhanh bị bào mòn sẽ dễ mắc thoái hóa khớp và bị nặng hơn người bình thường.
- Sinh hoạt sai tư thế như nằm, ngồi hay cúi gập người sai cách; ngồi hoặc đứng lâu một chỗ, ít vận động,.. cũng vô tình gây áp lực lên các khớp làm gia tăng nguy cơ mắc thoái hóa khớp
Khi nào cần thăm khám bác sĩ?
Các dấu hiệu cần gặp bác sĩ
Khi có một trong các triệu chứng của bệnh thoái hóa khớp bạn nên đến thăm khám bác sĩ sớm nhất để có thể thực hiện các bài test chẩn đoán bệnh thoái hóa khớp:
- Đau khớp: Các khớp bị ảnh hưởng có thể bị đau trong hoặc sau khi vận động và khi thời tiết thay đổi.
- Cứng khớp: Chủ yếu xuất hiện vào buổi sáng khi người bệnh ngủ dậy hoặc sau một thời gian không vận động khớp.
- Khớp sưng tấy: Do viêm mô mềm xung quanh khớp.
- Giảm khả năng vận động: Khi bị thoái hóa khớp, các hoạt động hằng ngày của người bệnh sẽ bị hạn chế. Chẳng hạn như, ở người thoái hóa khớp gối, việc đứng lên ngồi xuống, leo cầu thang, co duỗi gối sẽ khó khăn hơn.
- Khớp kêu “lục cục”: Các đầu xương cọ xát vào nhau do lớp sụn khớp bị bào mòn sẽ tạo ra những âm thanh lục cục, răng rắc khi vận động.
Các xét nghiệm bệnh thoái hóa khớp
Chẩn đoán thoái hóa khớp ngoài việc thăm khám lâm sàng, bác sĩ sẽ chỉ định thêm một số các xét nghiệm cận lâm sàng sau
- Chụp X-quang: Đây là kỹ thuật chẩn đoán thường được ứng dụng đối với các bệnh lý xương khớp. Qua hình ảnh từ kỹ thuật này, bác sĩ có thể xác định được vị trí tổn thương mô sụn và giai đoạn phát triển của bệnh.
- Chụp cộng hưởng từ (MRI): Đây là kỹ thuật sử dụng sóng vô tuyến và từ trường để tạo ra hình ảnh của xương và mô mềm. Chụp MRI giúp bác sĩ quan sát khớp một cách đầy đủ và phát hiện được các vết rách cơ, tổn thương ở mô sụn, màng hoạt dịch, dây chằng,… Hình ảnh xét nghiệm từ MRI sẽ chi tiết hơn xét nghiệm hình ảnh khác từ siêu âm hay X-quang.
- Xét nghiệm máu: Đây là xét nghiệm được thực hiện để loại trừ các tình trạng khác gây ra đau khớp, ví dụ như viêm khớp dạng thấp.
Tham khảo địa chỉ khám và điều trị bệnh thoái hóa khớp
Nếu có nhu cầu đến bệnh viện để thăm khám và điều trị về bệnh thoái hóa khớp, bạn nên tham khảo các bệnh viện lớn như:
- Tại thành phố Hồ Chí Minh: Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM, Bệnh viện Chợ Rẫy, Bệnh viện Nhân dân 115, Bệnh viện Quốc tế City, Bệnh viện Ngoại khoa và Chấn thương Chỉnh hình STO Phương Đông,…
- Tại thành phố Hà Nội: Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện E, Bệnh viện Việt Đức, Bệnh viện Quân y 103, Bệnh viện Hữu Nghị, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108,…
[title=Mời bạn tham khảo sản phẩm điều trị thoái hóa khớp đang kinh doanh tại Nhà thuốc An Khang” productid=”10243″]
Xem thêm: Gừng có giúp giảm đau khớp không?
Như vậy, có thể thấy thoái hóa khớp không chỉ là căn bệnh của tuổi già mà ngay cả những người trẻ cũng có nguy cơ mắc bệnh. Do đó, tự trang bị kiến thức về thoái hóa khớp là điều cần thiết để có thể chủ động hơn trong việc phòng ngừa, phát hiện và điều trị. Hãy chia sẻ cho bạn bè và người thân thông tin hữu ích này nhé!
Nguồn: Healthline, Mayoclinic, Webmd, Clevelandclinic
Cảm ơn bạn đã xem bài viết 5 nguyên nhân thoái hóa khớp (viêm khớp) phổ biến bạn cần lưu ý cảnh giác tại Neu-edutop.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.