Bạn đang xem bài viết 4 nguyên nhân tiêu chảy cấp giúp bạn nhận biết bệnh chính xác tại Neu-edutop.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Tiêu chảy cấp là một trong những bệnh lý cấp tính nguy hiểm phổ biến, đặc biệt ở những nước đang phát triển thì tiêu chảy cấp là một trong những bệnh chiếm tỷ lệ tử vong hàng đầu. Cùng Nhà thuốc An Khang tìm hiểu về các nguyên nhân tiêu chảy cấp qua bài viết này nhé!
Tiêu chảy cấp là gì?
Khi gặp phải tình trạng đi ngoài phân lỏng thì được gọi là tiêu chảy. Đây là một tình trạng rất phổ biến có thể xảy ra vì nhiều lý do và thường tự khỏi sau một đến ba ngày. Khi bị tiêu chảy, bạn có thể phải đi ngoài thường xuyên hơn bình thường. Bạn cũng có thể cảm thấy đầy hơi, đau quặn bụng dưới và đôi khi buồn nôn.
Đôi khi tiêu chảy cấp tính có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng. Tiêu chảy cấp có thể gây mất một lượng lớn nước, mất cân bằng điện giải (mất natri, kali và magie – các chất điện giải đóng vai trò quan trọng trong các chức năng của cơ thể) và suy thận (không cung cấp đủ máu hay chất lỏng cho thận). Tình trạng mất nước có thể trở nên nghiêm trọng nếu không được điều trị hay bổ sung nước và điện giải kịp thời.
Vi rút
Nhiều loại vi rút gây viêm dạ dày hay tiêu chảy, bao gồm norovirus và rotavirus. Các loại vi rút này có thể lây lan từ người này sang người khác thông qua thức ăn hoặc nguồn nước bị ô nhiễm. Thậm chí bạn cũng có thể mắc bệnh nếu vô tình chạm vào bề mặt có vi rút. Norovirus là loại vi rút gây bệnh rất nghiêm trọng, đặc biệt là đối với trẻ nhỏ và người lớn tuổi.
Các triệu chứng phổ biến nhất khi nhiễm norovirus là:
- Tiêu chảy.
- Buồn nôn và ói mửa.
- Đau bụng.
Nhiễm khuẩn
Giống như vi rút, một số loại vi khuẩn có thể xâm nhập vào cơ thể thông qua thức ăn hoặc nguồn nước bị ô nhiễm dẫn đến tình trạng tiêu chảy. Các vi khuẩn phổ biến gây tiêu chảy bao gồm Campylobacter, Escherichia coli (E. coli), Salmonella và Shigella. Một số biểu hiện thường gặp trong nhiễm khuẩn tiêu hóa như:
- Buồn nôn hoặc nôn mửa.
- Đau bụng dữ dội.
- Tiêu chảy đôi khi có lẫn máu.
- Mệt mỏi.
- Sốt.
Để có thể phòng tránh ngộ độc thực phẩm và ngăn ngừa tình trạng tiêu chảy cấp do nhiễm trùng, bạn hãy xử lý thực phẩm một cách an toàn trước khi ăn. Nấu kỹ thịt, rửa trái cây và rau quả trước khi ăn hoặc chế biến món ăn khác, chú ý tránh sử dụng sữa hay nước trái cây chưa tiệt trùng.
Nhiễm ký sinh trùng
Tiêu chảy cấp cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo cơ thể bị nhiễm ký sinh trùng. Ký sinh trùng có thể xâm nhập vào cơ thể thông qua thức ăn sống, chưa được nấu chín kỹ hoặc nước uống.
Chúng sẽ kí sinh và gây ra một số bệnh trong đường tiêu hóa như viêm ruột, nhiễm trùng tiêu hóa, viêm đại tràng, tiêu chảy cấp và mạn tính. Một số loại ký sinh trùng gây bệnh thường gặp như: Cryptosporidium enteritis , Entamoeba histolytica và Giardia lamblia.
Tác dụng phụ của thuốc
Nhiều loại thuốc điều trị bệnh có tác dụng phụ gây tiêu chảy, các loại thuốc có thể gây tiêu chảy bao gồm thuốc kháng sinh (gây tiêu chảy do làm mất cân bằng hệ vi sinh trong đường ruột), thuốc kháng axit có chứa magiê (do các muối magie có tác dụng thẩm thấu và tăng nhu động dạ dày) và một số loại thuốc được sử dụng trong điều trị ung thư.
Khi nào gặp bác sĩ?
Các dấu hiệu cần gặp bác sĩ
Đối với người lớn, tiêu chảy có thể đáng lo ngại và cần đến bệnh viện hoặc trung tâm y tế trong một số trường hợp sau:
- Tiêu chảy kéo dài hơn hai ngày mà không thuyên giảm.
- Bị mất nhiều nước.
- Đau bụng dữ dội.
- Đi ngoài ra máu hoặc phân đen.
- Sốt trên 39 độ C.
Ở trẻ em, đặc biệt là trẻ nhỏ, tiêu chảy có thể nhanh chóng dẫn đến mất nước. Cần liên hệ với bác sĩ ngay nếu tình trạng tiêu chảy của trẻ không cải thiện trong vòng 24 giờ hoặc nếu có biểu hiện sau:
- Mất nhiều nước.
- Sốt trên độ 39.
- Đi ngoài ra máu hoặc phân đen.
Chẩn đoán
Bác sĩ thường hỏi về tiền sử bệnh, xem xét các loại thuốc bạn đang dùng, cũng như có thể chỉ định các xét nghiệm để xác định nguyên nhân gây tiêu chảy. Một số xét nghiệm như:
- Xét nghiệm máu: Xét nghiệm công thức máu đầy đủ, đo chất điện giải và xét nghiệm chức năng thận có thể giúp chỉ ra mức độ nghiêm trọng của bệnh tiêu chảy.
- Xét nghiệm phân: Giúp kiểm tra có vi khuẩn hoặc ký sinh trùng gây tiêu chảy hay không.
- Nội soi đại tràng sigma hoặc ống soi mềm: Nội soi đại tràng sigma cung cấp hình ảnh của đại tràng dưới, trong khi nội soi đại tràng cho phép bác sĩ nhìn thấy toàn bộ đại tràng.
- Nội soi dạ dày: Giúp kiểm tra dạ dày và phần trên ruột non.
Tham khảo các bệnh viện điều trị chứng tiêu chảy
- Tại TP HCM: Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM, bệnh viện Nhân dân 115, bệnh viện Nguyễn Tri Phương,…
- Tại Hà Nội: Bệnh viện Bạch Mai, bệnh viện Thu Cúc, trung tâm Y khoa số 1 – Bệnh viện Đại học Y Hà Nội,…
Xem thêm:
- Gừng có tác dụng trị tiêu chảy không?
- Cách chữa tiêu chảy hiệu quả tại nhà
- Những thực phẩm nên và không nên ăn khi bị tiêu chảy
- Giấm táo có giúp điều trị tiêu chảy không?
Hy vọng bài viết sẽ cung cấp thêm cho bạn thông tin về các nguyên nhân gây bệnh tiêu chảy cấp thường gặp. Nếu thấy bài viết hay và hữu ích hãy chia sẻ cho người thân và bạn bè của mình nhé!
Nguồn: Cleveland clinic, Mayoclinic, NIH
Cảm ơn bạn đã xem bài viết 4 nguyên nhân tiêu chảy cấp giúp bạn nhận biết bệnh chính xác tại Neu-edutop.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.