Bạn đang xem bài viết 20 mẹo chữa tiêu chảy cho trẻ sơ sinh tại nhà an toàn, hiệu quả tại Neu-edutop.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Nhiều người cho rằng tiêu chảy là dạng bệnh không quá nguy hiểm nhưng thực tế cho thấy nếu như không chữa trị kịp thời sẽ dễ dẫn đến những biến chứng khôn lường khó điều trị. Cùng Neu-edutop.edu.vn tham khảo các mẹo dân gian dưới đây để hỗ trợ điều trị tiêu chảy nhé!
Tham khảo thêm: Tổng hợp các mẹo chữa tiêu chảy cho bà bầu nhanh chóng, hiệu quả nhất
Bổ sung nước giúp chữa tiêu chảy cho trẻ
Nếu trẻ bị tiêu chảy, mẹ bù nước cho trẻ bằng dung dịch Oleson và nên dùng loại mới. Khi pha oleson, mẹ cần pha 1 gói thuốc vơi 1 lít nước sôi để nguội. Nhớ lắc đều và cho bé uống trong vòng 24 giờ, nếu quá thời gian thi phải lượng nước thừa đi.
Tham khảo thêm: Bị tiêu chảy nên làm gì? 6 cách trị tiêu chảy hiệu quả tại nhà
Bổ sung lợi khuẩn giúp chữa tiêu chảy cho trẻ
Probiotics có thể giúp điều trị tiêu chảy do nhiễm trùng và kháng sinh. Cho trẻ uống men vi sinh trong thời gian bị tiêu chảy có thể làm rút ngắn thời gian bị tiêu chảy còn 1 ngày. Có rất ít bằng chứng cho thấy men vi sinh giúp ngăn ngừa tiêu chảy ở trẻ sơ sinh.
Sôi bụng là hiện tượng bụng phát ra âm thanh vì thức ăn cùng với khí và dịch vị đang di chuyển trong lòng ống tiêu hóa. Tham khảo thêm nhiều mẹo chữa sôi bụng nhé!
Chữa tiêu chảy cho bé với gạo lứt rang
Nước gạo rang được làm từ gạo rang 100% nguyên chất, có vị ngọt tự nhiên, tính bình, hàm lượng carbohydrate cao, giàu vitamin và khoáng chất.
Nước gạo rang được biết đến giúp cải thiện hệ tiêu hóa, đẹp da, thanh lọc cơ thể, chữa được các chứng khó tiêu, tiêu chảy, bù nước. Sau khi sử dụng vài lần nước gạo rang thì đã thấy được kết quả đáng mong đợi.
Rang 100g gạo lứt trong chảo nóng. Sau khi gạo rang đã vàng, bạn cho 2 lít nước vào đun sôi, sau đó vặn nhỏ lại cho đến khi gạo chín mềm. Chắt lấy nước gạo rang và chia làm 2 lần uống hết trong ngày.
Chữa tiêu chảy cho bé với vỏ cam
Ngoài những công dụng giảm đau đầu, say xe,… vỏ cam còn được ứng dụng như một giải pháp hỗ trợ điều trị tiêu chảy. Các chất Pectin trong vỏ cam giúp kích thích sự phát triển của các lợi khuẩn trong đường ruột làm giảm triệu chứng tiêu chảy. Bạn lấy vỏ cam và theo các bước sau:
Vỏ cam rửa sạch, cắt nhỏ và cho vào ly. Đổ nước nóng vào trong ly chứa vỏ cam, sau vài phút để tinh dầu trong vỏ cam tiết ra thì có thể uống được. Các bạn nên uống thường xuyên để giảm triệu chứng tiêu chảy.
Chữa tiêu chảy cho bé với hồng xiêm xanh
Theo Y học cổ truyền, hồng xiêm có vị ngọt, tính mát, có tác dụng nhuận tràng, hỗ trợ tiêu hóa. Hồng xiêm được xem như là khắc tinh của tiêu chảy vì trong hồng xiêm có chứa Tanin hỗ trợ điều trị tiêu chảy rất tốt.
Cắt quả hồng xiêm xanh thành các lát mỏng. Sau đó, phơi khô rồi rang vàng. Mỗi lần lấy 10 lát hồng xiêm xanh đã rang vàng sắc lấy nước uống 2 lần/ngày sẽ cầm được tiêu chảy.
Chữa tiêu chảy cho bé với lá ổi, búp lá non
Trong búp ổi non chứa hoạt chất quercetin là một flavonoid có tác dụng kích thích tăng cường acetylcholine trong thành ruột, giúp cơ ruột co bóp nhẹ nhàng, giảm đau nhanh, là một trong những cách trị tiêu chảy cấp hiệu quả.
Cho cả 20g búp ổi hoặc lá ổi non, 10g gừng tươi, 10g vỏ quít khô vào siêu sắc với 2 lít nước. Khi lượng nước sắc xuống còn khoảng 500ml thì đổ ra ly chia làm 2 lần uống trong ngày.
Chữa tiêu chảy cho bé với gừng tươi
Trong thành phần của gừng có chứa gingerol và shogaol là các hợp chất có hoạt tính giảm đau, kháng viêm. Ngoài ra, gừng có thể làm nhu động của ruột chuyển đậm chậm hơn, cho phép chất thải di chuyển qua hệ tiêu hóa với tốc độ bình thường giúp cải thiện tình trạng tiêu chảy.
1 củ gừng cạo sạch vỏ, rửa sạch lại với nước cho sạch bụi bẩn. Cho gừng vào máy ép, ép lấy nước uống. Nên uống 2 muỗng canh nước ép gừng mỗi ngày để đẩy lùi tiêu chảy.
Chữa tiêu chảy cho trẻ bằng nước dừa
Nước dừa là một trong những phương thức giúp trị các bệnh về tiêu hóa như loét dạ dày, tiêu chảy, kiết lị, khó tiêu,…vô cùng hiệu quả. Nước dừa có chứa nhiều loại vitamin và khoáng chất giúp bù khoáng, các chất điện giải. Ngoài ra, nếu trẻ bị đầy hơi, nôn mửa thì cũng có thể cho trẻ dùng nước dừa. Thêm vào đó, nước dừa cũng giúp bổ sung lượng nước bị mất đi khi bị tiêu chảy.
Chữa tiêu chảy cho trẻ bằng bánh mì
Các chế phẩm từ tinh bột như bánh mì sẽ giúp hút nước trong ruột vô cùng hiệu quả. Việc hút nước sẽ giúp hạn chế tình trạng phân bị lỏng, giúp phân rắn trở lại. Ngoài ra, bánh mì giúp hấp thụ axit trong dạ dày tốt hơn, nhờ đó tình trạng bệnh được cải thiện.
Chữa tiêu chảy cho trẻ bằng cơm trắng
Cóm trắng giống như bánh mì, đây là loại chế phẩm từ tinh bột. Cơm trắng giúp hấp thụ lượng nước trong ruột và dạ dày, giúp phân của trẻ rắn hơn và giảm tình trạng bệnh tiêu chảy.
Chữa tiêu chảy cho trẻ bằng sữa chua
Sữa chua là một thực phẩm được biết đến là tốt cho hệ tiêu hóa, hỗ trợ điều trị các vấn đề về đường ruột như đầy hơi, không tiêu,…Để đạt hiệu quả tốt nhất thì nên cho trẻ ăn 1-2 hộp sữa chua để nâng cao sức đề kháng cho cơ thể và giúp đường ruột khỏe mạnh, không còn bị tiêu chảy.
Chữa tiêu chảy cho trẻ bằng chuối
Chuối là thực phẩm giúp bệnh tiêu chảy nhanh khỏi kể cả ở người lớn và trẻ nhỏ. Trong chuối có nhiều loại carbohydrates giúp tiêu hóa dễ dàng hơn, lượng kali trong chuối bù lại điện giải bị mất, ngoài ra chất pectin trong chuối giúp hấp thụ chất lỏng và giảm tình trạng tiêu chảy.
Chữa tiêu chảy cho trẻ bằng táo và khoai tây nghiền
Táo rất giàu chất xơ hòa tan pectin và giúp giảm tiêu chảy. Táo chứa đường tự nhiên giúp cung cấp năng lượng cho em bé và giúp cơ thể bé đẩy nhanh quá trình hồi phục. Khoai tây nghiền rất dễ tiêu hóa và hàm lượng kali cao trong khoai tây có thể ngăn ngừa bệnh tiêu chảy ở trẻ sơ sinh.
Chữa tiêu chảy cho trẻ bằng súp cà rốt muối
Cà rốt chứa nhiều chất dinh dưỡng, và cho bé ăn súp cà rốt muối có thể giúp giảm tiêu chảy. Đun sôi 500g cà rốt, 1 muỗng cà phê muối và 8 thìa cà phê đường. Sau khi cà rốt chín, bạn cho vào máy xay nhuyễn, rắc chút muối lên rồi đun sôi rồi cho trẻ uống dần.
Chữa tiêu chảy cho bé với lá mơ
Mẹ lấy một nắm khoảng 100g lá mơ tía (lá mơ tím ngon và thơm hơn lá mơ trắng), rửa sạch, ngâm qua nước muối loãng 5 phút, vớt ra để ráo. Tiếp theo, thái nhỏ lá mơ, cho vào bát rồi đập trứng gà vào, thêm chút muối trộn đều cho vừa ăn. Nhớ lật đều hai mặt để trứng và mơ chín đều, sau đó cho bé ăn ngày 2 lần.
Chữa tiêu chảy cho bé với nụ sim và lá mơ
Đối với những trường hợp bé bị tiêu chảy, phân kém, mất nước, khát nước, sốt nhẹ, đau bụng và chướng bụng, nóng rát hậu môn, mẹ có thể nấu 16gr lá mơ, 8gr nụ sim và nấu cùng 500ml nước đến khi sắc xuống 200 ml nước. Cho bé uống hai lần một ngày đồng thời cho bé ăn chế độ ít dầu mỡ.
Chữa tiêu chảy cho bé với cỏ sữa
Dùng 2 nắm cỏ sữa, 5 tai nấm mèo, 50gr đậu đen xanh lòng. Bạn rửa sạch cỏ sữa, ngâm nở nấm mèo, rửa sạch và cắt lát mỏng. Bạn bắc 2 chảo lên bếp, 1 chảo sao đậu còn 1 chảo sao nấm, cuối cùng sao cỏ sữa. Sau đó cho 3 nguyên liệu vào 2 nồi, cho 3 chén nước vào đợi sắc còn 1/2 chén. Cho bé uống 1 ngày, không để qua ngày.
Chữa tiêu chảy cho bé với ngải cứu
Theo y học cổ truyền, ngải cứu có vị đắng, tính ấm nên có tác dụng kháng viêm, kháng khuẩn tốt cho đường tiêu hóa đang bị nhiễm khuẩn. Khi kết hợp ngải cứu và gừng thì hiệu quả hỗ trợ trị tiêu chảy tốt hơn vì trong gừng có chứa gingerol chống viêm nhiễm và các enzyme giúp kích thích giải phóng dịch vị dạ dày làm tiêu hóa thức ăn dễ dàng không gây tiêu chảy.
Lấy 6g lá ngải cứu tươi (hoặc khô), 15g gừng già, 30g nhục đậu khấu và 10g trường bì. Cho tất cả vào cối giã nhuyễn. Bỏ hỗn hợp đã giã vào siêu sắc cùng 750ml nước, đến khi còn 250ml thì chia làm 3 phần để uống trong ngày. Sử dụng liên tục 2 – 3 ngày đều đặn để cảm nhận được hiệu quả.
Chữa tiêu chảy cho bé với lá cây nhót
Theo Y học cổ truyền, cây nhót có vị chua, tính bình, chứa hoạt chất tanin, saponosid, polyphenol giúp kháng viêm, kháng khuẩn. Vì vậy, lá nhót được xem như là một liệu pháp dân gian dùng để trị các bệnh như: Ho, hen suyễn, đau họng, tiêu chảy,… rất hiệu quả.
Lá nhót hái hoặc mua về rửa sạch, để ráo. Sắc 6-12g lá nhót cùng 400ml nước. Đun cạn đến khi còn 100ml nước thì tắt bếp. Chia làm 2 phần uống hết trong ngày. Nên thực hiện đều đặn hằng ngày đến khi tiêu chảy đỡ hẳn.
Chữa tiêu chảy cho bé với cháo chuối tiêu xanh
Mẹ nấu cháo / bột theo công thức: gạo, khoai tây, cà rốt, ½ quả chuối xanh, thịt nạc (heo, gà), dầu ăn tùy khẩu phần bé ăn. Bé chỉ ăn 3-4 bữa bột / cháo chuối xanh để hết tiêu chảy. Đặc biệt chuối xanh nấu với bột / cháo không khiến thức ăn của bé bị ngấy, khó ăn. Lúc này cháo của bé vẫn ngọt và thơm ngon.
Lưu ý khi sử dụng các biện pháp dân gian chữa tiêu chảy
Các cách hỗ trị điều trị tiêu chảy trên chỉ áp dụng cho tình trạng nhẹ, ở giai đoạn đầu.
Không nên nóng vội vì liệu pháp dân gian có tác dụng từ từ, cần vài ngày kiên trì mới có hiệu quả rõ rệt.
Người bệnh tiêu chảy nên kiểm soát lại chế độ ăn uống, tránh những đồ ăn cay, sống dễ bệnh nặng thêm.
Nên tập trung nghĩ ngơi nhiều hơn, bổ sung thêm nước và sữa chua để tăng cường lợi khuẩn cho đường ruột.
Hy vọng những chia sẻ trên đây sẽ giúp các bạn có thêm kinh nghiệm để điều trị tiêu chảy ngay tại nhà vừa đơn giản vừa hiệu quả nhé!
Nguồn: Bệnh viện đa khoa Medlatec
Neu-edutop.edu.vn
Cảm ơn bạn đã xem bài viết 20 mẹo chữa tiêu chảy cho trẻ sơ sinh tại nhà an toàn, hiệu quả tại Neu-edutop.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.