Bạn đang xem bài viết 20 cách nhận biết có thai chính xác bạn nữ không nên bỏ qua tại Neu-edutop.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Việc mang thai sẽ dẫn đến nhiều sự thay đổi trong cơ thể phụ nữ. Tuy nhiên, nhiều người vẫn không hề hay biết bản thân có thai. Điều này vô tình ảnh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ và bé. Dưới đây là 20 cách nhận biết có thai chính xác bạn nên biết!
Chuột rút và ra máu
Khoảng 20% phụ nữ mang thai có ra máu âm đạo lấm tấm nhẹ trong 3 tháng đầu thai kỳ. Việc ra máu âm đạo màu nâu từ ngày thứ sáu đến ngày thứ mười hai sau khi rụng trứng kèm theo chuột rút ở vùng chậu từ nhẹ đến trung bình là những dấu hiệu mà bạn nên chú ý. [1].
Bình thường các triệu chứng này không nguy hiểm. Việc chảy máu thường liên quan đến sự làm tổ của thai. Khi trứng đã thụ tinh bám vào thành tử cung, nó có thể gây chảy máu.
Cũng trong thời kỳ đầu mang thai, tử cung của bạn đang phát triển, nhau thai và các liên kết mạch máu đang hình thành có thể gây chảy máu nhẹ. Chảy máu âm đạo trong thời kỳ đầu mang thai gợi ý một thai kỳ đang hoạt động.
Tương tự như vậy, chuột rút cũng là một triệu chứng thường gặp trong giai đoạn đầu của thai kỳ. Các triệu chứng này thường nhẹ và được mô tả giống với chuột rút trong chu kỳ kinh nguyệt.
Bạn nên chú ý một số dấu hiệu chảy máu khi thai làm tổ:
- Màu sắc: bạn sẽ thấy máu có màu đỏ tươi, nâu, hồng. Chảy dịch màu nâu là máu cũ, màu hồng có nghĩa là có máu rất ít.
- Lượng máu: chảy ít hơn rất nhiều so với chu kỳ kinh nguyệt.
- Cảm giác đau: có thể có các cơn đau nhưng thường nhẹ hơn đau do kinh nguyệt. Có thể đi kèm với chuột rút mức độ trung bình hoặc nặng, nhưng thường là rất nhẹ.
- Thời gian: chảy máu trong quá trình làm tổ của thai có thể kéo dài dưới 3 ngày và không cần điều trị. Đôi khi nó chỉ kéo dài vài giờ.
Mất kinh
Sau khi hoàn thành quá trình thụ tinh, cơ thể bạn sẽ bắt đầu tạo ra gonadotropin (hCG). Hormone này giúp cơ thể duy trì thai nhi. Đồng thời, nó cũng thông báo cho buồng trứng ngừng phóng trứng trưởng thành mỗi tháng.
Bạn có thể bị trễ kinh sau khi bạn thụ thai. Nếu kinh nguyệt của bạn không đều, bạn nên dùng que thử thai để chắc chắn rằng mình đã có thai.
Hầu hết các test thử thai tại nhà có thể phát hiện nồng độ hCG trong nước tiểu của bạn và cho biết bạn có thai hay không. Test có thể phát hiện hCG sớm nhất là 8 ngày sau khi trễ kinh.
Tăng nhiệt độ cơ thể
Một trong những dấu hiệu của sự mang thai là tình trạng tăng thân nhiệt. Tuy nhiên việc này thường rất mơ hồ và không đặc hiệu. Bạn nên kết hợp thêm các dấu hiệu khác để chắc chắn việc bản thân liệu có đang có thai hay không. Trong thời gian này, bạn nên uống nhiều nước và vận động nhẹ.
Mệt mỏi
Nếu trong thời gian này, bạn không tập thể dục nhưng vẫn cảm thấy cực kỳ mệt mỏi và kiệt sức, sự thụ tinh có thể đang hình thành trong cơ thể bạn.
Khi hoàn thành quá trình này, cơ thể bạn sẽ tập trung vào việc sản xuất nhau thai, chất dinh dưỡng để hỗ trợ và nuôi dưỡng thai nhi phát triển. Điều này đòi hỏi năng lượng và có thể gây ra mệt mỏi do nó làm tăng nhu cầu chất dinh dưỡng của bạn.
Những triệu chứng này thường kéo dài trong 3 tháng đầu thai kỳ và có thể được giảm bớt bằng cách nghỉ ngơi, ăn một chế độ ăn giàu chất dinh dưỡng và uống nhiều nước. Mức progesterone tăng cao cũng khiến bạn luôn có cảm giác buồn ngủ dù bạn đã ngủ 7-9 tiếng.
Tăng nhịp tim
Tăng nhịp tim là một hiện tượng thường xảy ra khi mang thai. Lúc này, cơ thể của bạn sẽ liên tục làm việc chăm chỉ để cung cấp chất dinh dưỡng cho thai nhi phát triển.
Khi thai nhi lớn lên, lượng máu yêu cầu của em bé sẽ tăng lên và tim của bạn sẽ đập nhanh hơn để bơm nhiều máu hơn vào hệ thống. Từ tuần thứ 8 đến tuần thứ 10, tim bắt đầu bơm nhanh hơn và khó hơn. Bạn có thể có các triệu chứng như:
- Khó thở ngay cả khi bạn đang ngồi hoặc nằm.
- Đánh trống ngực và rối loạn nhịp tim.
- Chóng mặt, thậm chí là ngất xỉu.
- Ho dai dẳng.
Thông thường, nguyên nhân khiến các phụ nữ khi mang thai tăng nhịp tim là do lo lắng, căng thẳng, sự thay đổi kích thước tử cung, thay đổi của vú, mức dinh dưỡng hoặc nội tiết tố. Một số nguyên nhân nguy hiểm khác như có tiền căn tiền sản giật, bệnh mạch vành hay các bệnh lý liên quan tim mạch trước đó.
Nếu gặp các triệu chứng trên, tốt nhất bạn nên đến gặp bác sĩ để bác sĩ kiểm tra xem các triệu chứng này có bình thường hay không.
Những thay đổi với ngực: ngứa ran, đau nhức, lớn hơn
Sau khi trễ kinh, một triệu chứng có thai dễ nhận thấy là ngực căng và núm vú đau. Trên thực tế, các quầng xung quanh núm vú chuyển sang màu sẫm hơn từ tuần thứ 11.
Sự căng tức ở ngực là kết quả của việc tăng lượng hormone estrogen và progesterone. Những thay đổi này có thể xuất hiện từ tuần thứ 4 đến tuần thứ 6.
Thay đổi tâm trạng
Trong thời kỳ đầu của thai kỳ, việc tăng tiết các hormone estrogen và progesterone gây ra tất cả sự mệt mỏi và thay đổi tâm trạng của bạn. Bạn có thể cảm thấy cáu kỉnh, tức giận hoặc buồn bã, có thể lo lắng một cách quá mức hay trở nên vui vẻ khác với mọi ngày.
Đi vệ sinh không kiểm soát
Nếu bạn mắc đi vệ sinh thường xuyên hơn, đồng thời bạn thấy bản thân trễ kinh, bạn có thể đang mang thai. Việc tăng lượng hCG trong máu dẫn đến tăng lưu lượng máu đến vùng xương chậu.
Ngoài ra, sau khi thụ thai, lưu lượng máu tăng lên làm thận của bạn phải làm việc nhiều hơn, dẫn đến cảm giác muốn đi tiểu thường xuyên hơn.
Đầy hơi và táo bón
Tương tự như các triệu chứng trong chu kỳ kinh nguyệt, chướng bụng có thể xuất hiện trong giai đoạn đầu của mang thai. Điều này có thể liên quan đến sự thay đổi hormone làm giảm nhu động ruột. Kết quả là bạn có thể bị táo bón và cảm thấy chướng bụng.
Ốm nghén, buồn nôn và nôn
Ốm nghén và buồn nôn là một trong những triệu chứng mang thai phổ biến nhất mà hầu như tất cả phụ nữ đều gặp phải. Từ tuần thứ 4 đến tuần thứ 6 sau khi thụ thai, cơ thể bạn sản xuất nhiều estrogen và progesterone hơn, gây ra cảm giác buồn nôn hoặc nôn.
Triệu chứng này thường không gây hại cho thai nhi nhưng nó có thể ảnh hưởng đến cuộc sống của bạn, bao gồm cả khả năng làm việc hoặc sinh hoạt bình thường hàng ngày của bạn.
Theo Trường Cao đẳng Sản phụ khoa Hoa Kỳ (ACOG), tình trạng buồn nôn và nôn khi mang thai thường sẽ biến mất khi thai được 14 tuần. Tuy nhiên, đối với một số phụ nữ, nó kéo dài trong suốt thai kỳ. [2]. Khứu giác nhạy cảm có thể khiến bạn cảm thấy buồn nôn hơn nữa. Bạn có thể bị ốm nghén kể cả ban ngày lẫn ban đêm.
Cao huyết áp và chóng mặt
Chóng mặt có thể là một dấu hiệu sớm của việc mang thai, có thể xuất hiện từ tuần thứ 4 hoặc muộn hơn. Nguyên nhân của việc chóng mặt có thể do tụt huyết áp hoặc tăng huyết áp, hạ đường huyết, ốm nghén, thay đổi mạch máu, thiếu máu do thiếu sắt, thay đổi tư thế đột ngột,v.v…
Tăng huyết áp trong thai kỳ là một biến chứng nghiêm trọng và cần được theo dõi ở mỗi lần khám tiền sản. Trong thai kỳ, cả tăng huyết áp thai kỳ và bệnh tăng huyết áp trước đó (huyết áp tăng cao trước 20 tuần tuổi thai) đều có nguy cơ phát triển thành tiền sản giật.
Việc tăng huyết áp cũng có thể gây tổn thương cho các hệ thống cơ quan khác, bao gồm cả gan và thận.
Sự khác biệt của tăng huyết áp thai kỳ với tăng huyết áp thông thường là tăng huyết áp thai kỳ chỉ xảy ra trong thời kỳ mang thai ở những phụ nữ có mức huyết áp bình thường trước đó và nó sẽ biến mất trong giai đoạn hậu sản.
Tăng huyết áp thai kỳ là một triệu chứng nguy hiểm, bạn nên đi khám thai định kỳ để được bác sĩ chăm sóc và theo dõi. [3]
Nhạy cảm với mùi và không thích thức ăn
Nhạy cảm với mùi là một triệu chứng của giai đoạn đầu thai kỳ. Việc khứu giác của bạn trở nên nhạy cảm có thể khiến bạn dễ buồn nôn và nôn. Điều này cũng có thể làm bạn khó chịu đối với một số loại thực phẩm.
Một nghiên cứu gộp năm 2014 về mối liên quan giữa mang thai và khứu giác cho thấy, bạn có thể bị tăng hoặc giảm khứu giác trong tam cá nguyệt thứ nhất và thứ ba khi mang thai.
Sự nhạy cảm với mùi nhiều hơn so với giảm mùi. Một số mùi trước đây chưa từng làm bạn khó chịu nhưng nay có thể khiến bạn cảm thấy buồn nôn và nôn. Tuy nhiên, sự thay đổi này sẽ biến mất trong khoảng 6 đến 12 tuần sau sinh. [4]
Tăng cân
Tăng cân là triệu chứng luôn gặp trong thai kỳ. Việc tăng cân thể hiện thai bạn đang hoạt động, điều này cũng dễ hiểu khi bạn mang thai và nhu cầu dinh dưỡng tăng lên. Cân nặng của bạn thay đổi do lượng máu tăng thêm, nước ối, tử cung, nhau thai, mô vú và các chất dinh dưỡng dự trự khác trong cơ thể.
Bạn có thể tăng từ 0.5 đến gần 2 kg trong tam cá nguyệt đầu tiên. Sau đó, bạn có thể tăng 0.5kg cho mỗi tuần. Không có gì bất thường khi bạn tăng nhanh từ khoảng 2-5kg trong khoảng thời gian từ tuần thứ 15 đến tuần thứ 20 của thai kỳ.
Trong suốt thai kỳ, bạn có thể tăng khoảng 10-15kg. [5]
Ợ chua
25-50% phụ nữ mang thai có triệu chứng ợ chua. Nguyên nhân cơ bản của chứng ợ chua là do trào ngược axit từ dạ dày vào thực quản. Cơ vòng thực quản dưới bị yếu trong thai kỳ. Đây có thể là ảnh hưởng do sự tăng cao của estrogen và progesteron.
Một số giả thuyết cho rằng các cơ vòng giãn không rõ nguyên nhân là một nguyên nhân gây trào ngược. Một giả thuyết khác là sự co bóp của thực quản phía trên cơ thắt bị suy giảm trong thai kỳ và là nguyên nhân làm chậm quá trình thải axit từ thực quản trở lại dạ dày dẫn đến chứng ợ chua. [6]
Da sáng và nổi mụn
Thống kê cho thấy 42% phụ nữ có thể bị mụn trứng cá khi mang thai. Ngoài ra, gần 50% phụ nữ mang thai đến khám tại các phòng khám da có các vấn đề về da bao gồm bệnh vẩy nến, bệnh trứng cá đỏ và bệnh chàm.
Sự gia tăng các vấn đề về da này có thể xảy ra do sự gia tăng hoạt động của tuyến dầu và sự thay đổi nội tiết tố khi mang thai. Nguy cơ thậm chí còn cao hơn ở những phụ nữ có tiền sử bị mụn trứng cá hoặc da dầu.
Triệu chứng này phổ biến nhất trong tam cá nguyệt thứ nhất và thứ hai, nhưng các nghiên cứu gần đây cho thấy triệu chứng này xảy ra nhiều hơn trong tam cá nguyệt thứ ba, nguyên nhân có thể do tăng nồng độ androgen. [nguon title=”Pregnancy and Acne: How to Survive Those Long Nine Months With Glowing Skin” link=”https://www.acneeinstein.com/pregnancy-and-acne/”][/nguon]
Thay đổi chất nhầy cổ tử cung
Sau khi thụ thai, chất nhầy cổ tử cung thay đổi có thể là dấu hiệu mang thai rất sớm. Sau khi thụ thai, chất nhầy có xu hướng đặc, nhão và có màu trong. Điều này có thể xảy ra từ 6 đến 12 ngày sau khi thụ thai.
Trong những tuần đầu tiên của thai kỳ, chất nhầy cổ tử cung có thể thay đổi về màu sắc và độ đặc. Bạn có thể nhận thấy chất nhầy dính hơn, màu trắng hoặc vàng, được gọi là chất nhầy. Khi quá trình mang thai của bạn tiến triển, dịch tiết âm đạo của bạn có thể tiếp tục thay đổi. [8]
Nhiều nước bọt
Trong 3 tháng đầu thai kỳ, miệng bạn có thể tiết ra nhiều nước bọt hơn bình thường. Các chuyên gia cho rằng đây có thể là cách cơ thể bảo vệ miệng, răng và cổ họng của bạn khỏi tác động ăn mòn của axit dạ dày.
Thực tế, các chuyên gia vẫn chưa tìm ra được nguyên nhân chính xác cho hiện tượng này, nhưng thủ phạm có khả năng nhất gây ra tình trạng tiết nhiều nước bọt khi mang thai đó là các hormone thai kỳ.
Việc tiết nước bọt quá mức này không gây nguy hiểm đến thai kỳ của bạn, nhưng cũng không có cách nào chữa trị được. Bên cạnh đó, lượng nước bọt dư thừa có thể đọng lại trong miệng, làm tăng thêm cảm giác buồn nôn và tăng khả năng bạn sẽ bỏ bữa ăn. Một số bà mẹ có thể có hiện tượng tích nước bọt từ rất sớm trong thai kỳ và kéo dài đến lúc sắp sinh.[9]
Vị kim loại trong miệng
Triệu chứng có vị kim loại trong miệng thường gặp trong ba tháng đầu thai kỳ. Nguyên nhân có thể do hormone thai kỳ, cụ thể là sự tăng vọt của estrogen.
Bạn không thể ngăn vị chua trong miệng, nhưng bạn có thể chống lại nó bằng cách ăn chua, thực phẩm có tính axit và súc miệng bằng dung dịch nước nhẹ có pha muối hoặc muối nở.[10]
Triệu chứng này thường biến mất trong tam cá nguyệt thứ hai.
Tam cá nguyệt đầu các mẹ bầu có thể cảm thấy đắng miệng và cảm giác có vị kim loại trong miệng. Các bạn nên uống nhiều nước hơn trong giai đoạn này
Nhức đầu
Đau đầu là triệu chứng rất thường gặp trong cuộc sống. Chúng đi kèm với cảm lạnh, căng thẳng hoặc mệt mỏi,v.v… Nhưng nó cũng có thể là dấu hiệu của mang thai.
Đau đầu có thể xảy ra do lượng máu ngày càng tăng và sự thay đổi nội tiết tố xảy ra trong thời kỳ đầu mang thai. Bạn cũng có thể bị đau đầu vì mất nước do nôn.
Nghẹt mũi
Viêm mũi khi mang thai là tình trạng nghẹt mũi bắt đầu từ khi mang thai, không liên quan đến nhiễm trùng hoặc dị ứng và kéo dài ít nhất 6 tuần. Đối với những phụ nữ có tiền căn bị hen suyễn hoặc dị ứng trước khi mang thai có thể sẽ trở nặng hơn trong quá trình mang thai, nhất là trong 3 tháng cuối của thai kỳ.
Một số nghiên cứu cho thấy rằng khoảng 39% những người đang mang thai bị nghẹt mũi và các triệu chứng khác của viêm mũi dị ứng.
Nguyên nhân của các triệu chứng này được cho là do thay đổi nồng độ hormone, đặc biệt là estrogen và progesterone. Tuy nhiên, các triệu chứng về này thường hết trong khoảng 10 ngày sau khi sinh con. [11]
Khi nào nên thăm khám bác sĩ?
Các dấu hiệu cần gặp bác sĩ
Bạn nên đến gặp bác sĩ ngay sau khi nghi ngờ bản thân mang thai qua các dấu hiệu trên. Các triệu chứng bạn cần lưu ý như xuất huyết kéo dài, cơ thể mệt mỏi, vã mồ hôi, hoa mắt, chóng mặt tăng dần, đau bụng dữ dội vùng bụng dưới. Thông thường các triệu chứng trên là bình thường, tuy nhiên nó sẽ là bất thường và nguy hiểm đến thai và đến bạn nếu các triệu chứng có biểu hiện quá mức và kéo dài. Các bạn nên đến gặp bác sĩ sớm để được thăm khám, chẩn đoán và chăm sóc sức khỏe kịp thời.
Các xét nghiệm để chẩn đoán mang thai:
- Xét nghiệm nước tiểu (còn gọi là xét nghiệm gonadotropin màng đệm ở người hoặc xét nghiệm HCG): thử thai bằng nước tiểu có thể tìm thấy hormone HCG khoảng một tuần sau khi bạn bị trễ kinh, có thể được thực hiện tại cơ sở y tế chăm sóc sức khỏe hoặc với bộ xét nghiệm tại nhà. Độ chính xác của que thử thai tại nhà có thể lên đến 97 – 99% khi được được sử dụng đúng cách.
- Xét nghiệm máu: xét nghiệm máu mang thai được thực hiện tại cơ sở y tế chăm sóc sức khỏe, có thể phát hiện mang thai ngay cả trước khi bạn bị trễ kinh. Độ nhạy của xét nghiệm là 99%.
Một số phòng khám uy tín
- Tại Thành phố Hồ Chí Minh: Bệnh viện Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh, Bệnh viện Hùng Vương, Bệnh viện Từ Dũ, Bệnh viện Phụ sản Sài Gòn, Bệnh viện Phụ sản Mêkông,…
- Tại Thủ đô Hà Nội: Bệnh viện Phụ sản Hà Nội, Bệnh viện Phụ sản Trung Ương, Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc, Bệnh viện Việt Pháp,…
Xem thêm:
- Những dấu hiệu chứng tỏ bạn gái đã mang thai
- Những điều cần biết khi chuẩn bị mang thai
- Những lưu ý về sức khỏe cần kiểm tra trước khi mang thai
- Tầm quan trọng của việc chuẩn bị tâm lý trước khi mang thai
- Cách sử dụng que thử thai cho kết quả chính xác nhất
Một số que thử thai tại nhà thuốc An Khang
-
Bút thử thai nhanh Quickstick Midstream
78.000₫
/Cái
-
Que thử thai Quickstick One-step Pregnancy Test
22.000₫
/Cái
-
Que thử thai Hello Baby Plus Humasis
49.000₫
/Hộp
-
Que thử thai Chip-chips One-step Pregnancy Test
15.000₫
/Cái
-
Bút thử thai Biocheck Early Detection hCG Pregnancy Rapid Test
35.100₫
/Cái39.000₫-10% -
Que thử thai Amvistick One-step hCG Pregnancy Test
17.000₫
/Cái
-
Que thử rụng trứng Biocheck LH Ovulation Rapid Test
58.000₫
/Hộp
-
Que thử thai Allisa Pregnancy Test Kit
15.000₫
/Hộp
-
Que thử rụng trứng kết quả nhanh Ovutana
Dựa theo các dấu hiệu trên, nếu bạn nghĩ rằng mình có thể đang mang thai, bạn nên thử thai tại nhà hoặc đến gặp bác sĩ để làm xét nghiệm khẳng định tình trạng mang thai. Hãy chia sẻ bài viết này đến người thân và bạn bè để mọi người cùng nắm được những thông tin này nhé!
Nguồn tham khảo: Healthline, FirstcryParenting, NCBI, Babycenter, Very Well Health, NIH
Nguồn tham khảo
-
Bleeding and Cramping During Early Pregnancy
-
Morning Sickness: Nausea and Vomiting of Pregnancy
https://www.acog.org/womens-health/faqs/morning-sickness-nausea-and-vomiting-of-pregnancy?utm_source:redirect&utm_medium:web&utm_campaign:otn
-
Fast Heartbeat During Pregnancy
https://parenting.firstcry.com/articles/fast-heart-beat-during-pregnancy/
-
Pregnancy and olfaction: a review
https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC3915141/
-
Healthy Weight Gain During Pregnancy
-
Heartburn During Pregnancy
https://www.medicinenet.com/heartburn_and_pregnancy/article.htm
-
Guide to Cervical Mucus
https://www.healthline.com/health/womens-health/cervical-mucus
-
Excess Saliva During Pregnancy
https://www.whattoexpect.com/pregnancy/symptoms-and-solutions/saliva.aspx
-
Metallic taste during pregnancy
https://www.babycenter.com/pregnancy/your-body/metallic-taste-during-pregnancy_20004810
-
Congestion and Other Nasal Symptoms During Pregnancy
https://www.verywellhealth.com/congestion-and-nasal-symptoms-during-pregnancy-1192180
Cảm ơn bạn đã xem bài viết 20 cách nhận biết có thai chính xác bạn nữ không nên bỏ qua tại Neu-edutop.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.