Bạn đang xem bài viết 2 giai đoạn nhạy cảm của trẻ mà bạn nên quan tâm hết mực tại Neu-edutop.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Theo các chuyên gia tâm lý, đứa trẻ nào cũng phải trải qua những giai đoạn thay đổi tính cách, đây là phần quan trọng trong sự trưởng thành và phát triển của trẻ.
Những bậc phụ huynh phải thật để tâm và nỗ lực hơn nữa để hiểu sự phát triển của các con trong 2 giai đoạn khó khăn này để có thể đồng hành cùng con, giúp con không rơi vào khủng hoảng và lầm đường lạc lối.
Giai đoạn “Khủng hoảng tuổi” từ 3 – 5 tuổi
Sau giai đoạn ấu nhi từ 0 – 3 tuổi, giai đoạn “khủng hoảng tuổi” của trẻ bắt đầu từ khi lên 3. Giai đoạn này biểu hiện sự chuyển giao tâm lý mạnh mẽ, thay đổi tính cách theo chiều hướng có phần khá tiêu cực, dễ khiến cha mẹ cảm thấy bối rối, đôi khi phải “bó tay” với các con.
Trẻ em trong giai đoạn này sẽ có những biểu hiện khác lạ như không nghe lời, nghịch ngợm hơn, thỉnh thoảng sẽ có hành vi cáu gắt, quấy khóc, đòi hỏi hay nhõng nhẽo vô cớ, không vâng lời hay tệ hơn là vô lễ với người lớn xung quanh. Đây cũng là giai đoạn trí tò mò của trẻ phát triển vượt bật, trẻ sẽ rất hiếu động, hay hỏi những câu hỏi “vì sao, tại sao?..”
Quá trình này diễn ra hết sức bình thường và là điều không thể thiếu trong sự trưởng thành ở trẻ nhỏ. Nhờ sự tò mò và lém lỉnh trong giai đoạn này trẻ có được những thông tin hữu ích hơn trong cuộc sống, học thêm nhiều vấn đề cơ bản là nền tảng hiểu biết của bé cho sự phát triển và trưởng thành về sau.
Cha mẹ cũng sẽ phát hiện ý thức về bản thân của trẻ phát triển song song cùng khả năng vận động. Trẻ tò mò và muốn tự mình làm và không cần sự giúp đỡ từ cha mẹ.
Song, phụ huynh nếu chưa chuẩn bị sẵn sàng nhường cho con sự độc lập thường sẽ có tâm lý từ chối con, kiểm soát hoặc cấm đoán con không được tự làm theo ý mình và tiếp tục làm thay mọi việc. Điều này sẽ càng khiến tâm lý chống đối và phản ứng gay gắt của trẻ tăng thêm, trẻ sẽ quấy khóc hoặc chỉ càng thêm không vâng lời.
Cha mẹ cần luôn hỗ trợ và đồng hành cùng trẻ nếu không muốn con trẻ chìm trong sự khủng hoảng này mãi mãi. Tùy theo cường độ khủng hoảng từ 3 đến 5 tuổi, cha mẹ phải luôn theo sát và trợ giúp các bé.
Nếu không được đồng hành một cách đúng đắn, trẻ sẽ nảy sinh tâm lý chống đối, mất đi sự tò mò về thế giới, sống nội tâm và khép kín hoặc cố tạo cho mình một vỏ bọc trong suốt quá trình trưởng thành. Điều này sẽ dẫn đến con trẻ dần xa cách cha mẹ, không thể lớn lên theo một cách bình thường được nữa.
Giai đoạn “khủng hoảng tuổi dậy thì”
Tâm lý tuổi dậy thì là chủ đề luôn được rất nhiều phụ huynh quan tâm. Đây có thể được xem là giai đoạn tâm lý quan trọng nhất trong việc hình thành tính cách cốt lõi và tư duy phát triển ở trẻ.
Nếu phụ huynh có thể cùng trẻ vượt qua giai đoạn “khủng hoảng tuổi dậy thì” sẽ giúp trẻ giữ được một tâm lý phát triển lành mạnh cũng như học được nhiều kỹ năng mới dành cho cuộc sống.
Giai đoạn này con sẽ có sự tò mò lớn hơn về bản thân, đặc biệt là về giới tính, suy nghĩ khá nổi loạn và khó có thể nắm bắt. Trong một vài trường hợp, trẻ thường sẽ xa cách hơn với cha mẹ và thích cuộc sống không bị quản lý, tự do làm điều mình thích.
Các bậc phụ huynh sẽ có thể bắt gặp những biểu hiện sau đây nếu sự nổi loạn trong tuổi dậy thì của trẻ không được quan tâm đúng cách và đi vào khủng hoảng:
- Quát tháo, nổi giận hoặc la hét, nạt nộ xung quanh khi không đạt được ý muốn hoặc trái ý muốn của trẻ.
- Thường xuyên xảy ra tranh cãi, xung đột với cha mẹ từ những vấn đề nhỏ hàng ngày đến những vấn đề lớn về việc học, việc chơi; trẻ tỏ thái độ bất cần, không muốn trò chuyện với cha mẹ.
- Với mong muốn khám phá bản thân, trẻ có khả năng thay đổi đột ngột, bỗng dưng ít nói, trầm tĩnh hơn hoặc năng động, vui vẻ hơn.
- Từ chối sự quản lý, kiểm soát và ghét bỏ khi bị phụ huynh ràng buộc sự tự do khám phá của mình.
- Dễ khóc, dễ tổn thương hơn trước những lời nói hoặc hành động của mọi người.
- Thay đổi khẩu vị, ăn nhiều hơn hoặc ít hơn, bỗng dưng muốn giảm cân hoặc tăng cân, chú trọng hơn về vẻ bề ngoài.
- Ham chơi hơn, học hành chểnh mảng, sa sút.
- Trở nên tự ti hoặc rất tự tin, thích che dấu hoặc thể hiện bản thân trước đám đông, thường sẽ chia theo hai thái cực hoàn toàn trái ngược nhau.
- Có xu hướng rối loạn tâm lý, stress hoặc tệ hơn là trầm cảm, tự cô lập bản thân, chối bỏ bản thân trước thế giới và mọi người xung quanh, hoặc dễ có khuynh hướng bạo lực nếu không được phụ huynh quan tâm đúng cách.
- Tò mò nhiều hơn về vấn đề giới tính, đặc biệt, ở các bé trai rất hay xảy ra vấn đề tìm đến phim người lớn để giải tỏa cảm xúc, dễ dẫn đến lạm dụng và xảy ra hệ lụy đáng tiếc nếu thiếu sự giúp đỡ, giải thích của cha mẹ.
- Những trẻ ở cuối giai đoạn “khủng hoảng tuổi dậy thì” có khuynh hướng thử bia, rượu, thuốc lá vì sự tò mò hoặc giải tỏa tâm lý. Điều này sẽ dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe tâm lý lẫn sinh lý.
Ai trưởng thành cũng phải bước qua độ tuổi “nổi loạn” này, một bước đệm lớn trong quá trình nhận thức bản thân, hiểu rõ mình là ai, muốn gì làm gì, mình thích điều gì.
Tuy nhiên, tâm lý của trẻ ở giai đoạn này cực kỳ nhạy cảm. Cùng với sự phát triển của xã hội hiện đại, những quy tắc nuôi dạy trẻ nhỏ trong thời kỳ phát triển của nhiều ông bố bà mẹ đã không còn phù hợp với trẻ trong ngày nay. Do đó, nếu không quan tâm và thấu hiểu tính cách của trẻ để chọn lựa được cách nuôi dạy trẻ phù hợp trong giai đoạn này sẽ dễ dẫn đến sự khép kín, đóng chặt lòng mình với cha mẹ mãi mãi.
Mối quan hệ giữa cha, mẹ và bé chính là cốt lõi giúp trẻ vượt qua giai đoạn khủng hoảng này. Phụ huynh không nên nhanh chóng quy chụp trẻ con “hư” mà phải tìm hiểu thật cặn kẽ tâm lý nhạy cảm và đồng hành phát triển cùng con.
Bên cạnh đó, sự hỗ trợ từ phía nhà trường cũng hết sức quan trọng. Phụ huynh và nhà trường cần phối hợp không ngừng để có thể phát hiện và có biện pháp giúp đỡ kịp thời cho trẻ trong giai đoạn này.
Cha mẹ bé có thể tham khảo các đầu sách, các kênh nghiên cứu và giải thích về tuổi dậy thì để hiểu rõ hơn; dành cho trẻ không gian riêng tư; hóa thân thành một người bạn thân luôn động viên, hỏi han và chia sẻ với trẻ; tin tưởng, ủng hộ con trong quá trình học tập, vui chơi hàng ngày; nhờ sự hỗ trợ của các chuyên gia tâm lý ngay khi phát hiện trẻ có dấu hiệu mắc bệnh tâm lý…
Hy vọng các bậc phụ huynh luôn có thể dành cho trẻ sự quan tâm hết mực giúp con trẻ vượt qua những giai đoạn phát triển quan trọng trong quá trình trưởng thành. Đừng quên theo dõi Neu-edutop.edu.vn để đón nhận thêm nhiều thông tin bổ ích nhé!
Neu-edutop.edu.vn
Cảm ơn bạn đã xem bài viết 2 giai đoạn nhạy cảm của trẻ mà bạn nên quan tâm hết mực tại Neu-edutop.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.