Bạn đang xem bài viết 17 tác dụng của quả chanh đối với sức khỏe không phải ai cũng biết tại Neu-edutop.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Chanh là một loại trái cây phổ biến, chứa nhiều hợp chất có lợi cho sức khỏe. Hãy cùng tìm hiểu 17 tác dụng của quả chanh đối với cơ thể và những lưu ý khi sử dụng qua bài viết này nhé!
- Năng lượng: 29 kcal.
- Chất đạm: 1,1g.
- Carbohydrate: 9,3g.
- Chất xơ: 2,8g.
- Chất béo: 0,3g.
- Vitamin C: 29mg.
- Canxi: 26mg.
- Kali: 138mg.
- Vitamin E: 0.15mg.
Thời điểm và liều lượng uống nước chanh tốt cho sức khỏe:
Thời điểm thích hợp nhất uống nước chanh giúp phát huy hiệu quả tối đa là:
- 30 phút sau khi ăn giúp giảm hấp thụ lượng đường.
- Buổi sáng sau khi thức dậy giúp thanh lọc cơ thể, làm sạch đường ruột.
- 30 phút sau khi tập thể dục giúp bù nước và khoáng, hỗ trợ đốt mỡ thừa tốt hơn.
Uống nước chanh mỗi ngày chỉ tốt nếu uống dưới 2 quả chanh. Việc tiêu thụ quá nhiều chanh sẽ dẫn tới các hệ lụy khôn lường. Cùng với đó, cần pha loãng nước cốt, tuyệt đối không nên uống trực tiếp.
Tăng cường hệ thống miễn dịch
Trong quả chanh có chứa nhiều vitamin C và các chất chống oxy hóa khác giúp tăng cường hệ miễn dịch, khử khuẩn, chống vi rút gây cảm lạnh và cúm.
Hãy vắt 1 quả chanh tươi vào khoảng 200ml nước ấm, cho thêm 2 thìa mật ong bạn sẽ có một thức uống tăng cường sức đề kháng cho người bị ho hoặc cảm lạnh.
Trong chanh chứa nhiều vitamin C và các chất chống oxy hóa giúp tăng cường hệ miễn dịch
Cải thiện tiêu hóa
Chanh chứa khoảng 10% carbohydrate, chủ yếu ở dạng chất xơ hòa tan (pectin) và đường đơn. Chất xơ hòa tan (pectin) có thể cải thiện sức khỏe đường ruột và làm chậm quá trình tiêu hóa đường và tinh bột, giúp giảm lượng đường trong máu.
Tuy nhiên, cần ăn cả phần cơm (các múi bao bọc tép chanh) và vỏ để không bỏ lỡ lợi ích này của chất xơ.[2],[3]
Chanh giúp cải thiện sức khỏe hệ tiêu hóa
Lợi tiểu và hỗ trợ giải độc
Nước bản thân nó đã là một chất khuyến khích đi tiểu. Ngoài ra, bất kỳ thực phẩm nào giàu kali đều có thể làm tăng lượng nước tiểu.
Trên thực tế, không khó để tìm kiếm các loại thực phẩm chứa nhiều kali trong cuộc sống hàng ngày. Hầu hết các loại trái cây (bao gồm cả chanh), rau, thịt và các sản phẩm từ sữa đều giúp cung cấp kali cho cơ thể.
Axit citric trong chanh khi vào cơ thể sẽ chuyển thành muối citrate, chất này tiếp tục được chuyển hóa thành bicarbonate ở gan và đóng vai trò là chất trung gian trong chu trình axit citric, từ đó giúp tối đa hóa chức năng của enzyme gan và hỗ trợ giải độc.[4]
Chanh giúp lợi tiểu và hỗ trợ giải độc
Kháng viêm
Mỗi ngày, cơ thể cần 90mg vitamin C đối với nam giới và 75 mg đối với phụ nữ. Do đó, 1 quả chanh có thể cung cấp khoảng một nửa lượng vitamin C được khuyến nghị hàng ngày.
Chanh cũng chứa các flavonoid cam quýt. Những chất chống oxy hóa này chống lại các gốc tự do, có tác dụng chống viêm, chống nhiễm trùng hiệu quả.
Chanh giúp hỗ trợ kháng viêm
Giải độc cơ thể
Một cốc nước chanh mật ong ấm uống vào buổi sáng sẽ giúp giải độc gan, loại bỏ dầu mỡ từ bữa ăn ngày hôm trước, thanh lọc cơ thể, tốt cho hệ tiêu hóa và ngăn ngừa chứng táo bón.
Bạn hãy cho 1 muỗng cà phê mật ong và 3 muỗng nước cốt chanh vào trong một cốc nước ấm, khuấy đều và thưởng thức. Bạn nên uống mỗi ngày để thấy hiệu quả rõ rệt.
Nước chanh mật ong giúp giải độc cơ thể
Cân bằng độ pH của cơ thể
Axit citric trong chanh khi vào cơ thể sẽ được chuyển thành chất có tính kiềm. Sau đó, nó hoạt động như một tác nhân kiềm hóa toàn thân, làm tăng độ pH của máu và nước tiểu.
Trong thực tế, natri citrate đã được chỉ định để điều trị nhiễm toan chuyển hóa, đây là một tình trạng mà cơ thể mất cân bằng độ pH với các triệu chứng đặc trưng như tăng thông khí (thở nhanh và nông), đau đầu, mệt mỏi, chán ăn, tăng nhịp tim,…
Chanh giúp cân bằng độ pH của cơ thể
Điều trị huyết áp cao
Như đã đề cập ở trên, nước chanh có tính lợi tiểu, điều này góp phần vào việc kiểm soát huyết áp cũng như các bệnh lý tim mạch khác.
Cholesterol khi bị oxy hóa có thể dính vào thành mạch đã bị tổn thương do tăng huyết áp. Điều này được gọi là sự hình thành mảng bám, có thể gây nhồi máu cơ tim và đột quỵ. Khi máu chảy qua các động mạch cứng và hẹp do xơ vữa, nó có thể làm tăng thêm huyết áp của bạn.
Do đó, vitamin C và các chất chống oxy hóa khác trong chanh có khả năng giảm thiểu sự gia tăng huyết ápcũng như nguy cơ xuất hiện các bệnh tim mạch liên quan bằng cách ngăn chặn quá trình oxy hóa cholesterol.
Cách pha nước chanh giúp hạ huyết áp:
- Chuẩn bị 1 ly nước ấm (khoảng 100ml) và 1 – 2 quả chanh.
- Cắt một nửa quả chanh và vắt nước cốt chanh vào ly nước ấm.
- Uống 2 – 3 ly nước chanh, cứ cách 10 – 15 phút hãy uống một lần.
Chanh giúp hỗ trợ điều trị tăng huyết áp và các bệnh lý tim mạch khác
Giúp giảm mỡ máu
Chất xơ hòa tan có trong chanh có khả năng gắn với cholesterol và đường, điều này giúp làm giảm hấp thu cholesterol và đường vào máu. Vì thế lượng đường huyết và cholesterol luôn ở mức ổn định, làm giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch.
Chanh giúp giảm mỡ máu
Chống trào ngược thực quản, chữa ho
Uống nước chanh có thể giúp chống trào ngược axit do tác dụng kiềm hóa axit dạ dày của nó. Ngoài ra, trong thành phần của chanh rất giàu vitamin C, là một chất chống oxy hóa mạnh giúp bảo vệ cơ thể khỏi các tổn thương tế bào gây ra do axit trào ngược.
Các triệu chứng của bệnh trào ngược dạ dày – thực quản bao gồm: ợ nóng, cảm giác nóng rát ở ngực và nhất là ho kéo dài, làm giảm chất lượng cuộc sống của người bệnh. Chanh có thể giúp bạn khắc phục tình trạng ho kể trên bên cạnh chứng ho do cảm lạnh, cảm cúm.
Chanh giúp chống trào ngược dạ dày – thực quản, chữa ho
Tẩy tế bào chết trên da
Vitamin C trong chanh không chỉ tốt cho sức khỏe mà còn tốt cho làn da của bạn nữa. Vitamin C cùng với axit citric có khả năng chống oxy hóa, ngăn ngừa tình trạng lão hóa, chống viêm nhiễm mụn nhọt và kích thích tái tạo tế bào bằng cách loại bỏ tế bào chết trên da.
Cách làm mặt nạ chanh giúp sáng da, trị mụn:
- Vắt một ít nước cốt chanh lên miếng bông gòn.
- Thoa lên vùng da mong muốn bằng cách sử dụng lực nhẹ nhàng (không chà xát).
- Sau khi nước chanh khô, bạn có thể tiếp tục các bước chăm sóc da còn lại của mình.
Khi mới bắt đầu sử dụng chỉ nên bôi 1 lần/ngày, sau khi quan sát thấy không có các dấu hiệu bất thường gì trên da thì có thể tăng lên 2 lần/ngày.
Vitamin C trong chanh không chỉ tốt cho sức khỏe mà còn rất tốt cho làn da của bạn
Duy trì một làn da khỏe mạnh
Ngoài khả năng chống oxy hóa, ngăn ngừa lão hóa tuyệt vời, vitamin C còn giúp cơ thể tăng sản sinh pro-collagen, tiền chất của collagen.
Vì vậy, để sở hữu một làn da đàn hồi, tươi trẻ, hạn chế sự xuất hiện của nếp nhăn, bạn nên bổ sung đủ vitamin C. Bạn có thể cân nhắc thêm chanh hoặc trái cây họ cam khác như cam, quýt, bưởi vào chế độ ăn hàng ngày để duy trì sức khỏe làn da.
Bổ sung chanh vào chế độ ăn để giúp duy trì một làn da khỏe mạnh
Loại bỏ gàu
Axit citric trong chanh có khả năng làm sạch da đầu hiệu quả. Bạn có thể cân nhắc kết hợp chanh với dầu dừa để giúp dưỡng ẩm cho da đầu và loại bỏ sạch gàu.
Bạn hãy trộn dầu dừa với nước cốt chanh tỷ lệ bằng nhau. Massage nhẹ nhàng trên da đầu và để trong 20 phút trước khi gội sạch lại bằng nước.
Bạn nên kiên trì áp dụng cách làm này khoảng 1 – 2 lần/tuần trong 1 tháng để thấy rõ hiệu quả cải thiện tình trạng gàu, ngứa.
Axit citric trong chanh có khả năng làm sạch da đầu, loại bỏ gàu hiệu quả
Giảm cân hiệu quả
Chanh rất giàu chất xơ pectin, giúp làm giảm cảm giác thèm ăn, giảm lượng đường trong máu bằng cách làm chậm tiêu hóa đường và tinh bột, từ đó giúp bạn giảm số bữa ăn và lượng calo nạp vào trong ngày.
Những người mắc bệnh béo phì hoặc người có nhu cầu giảm cân có thể cân nhắc thêm chanh vào chế độ ăn để kiểm soát cân nặng hiệu quả.
Chanh giúp giảm cân hiệu quả
Làm sạch răng miệng
Axit citric và vitamin C trong chanh có khả năng sát khuẩn, chống oxy hóa, chống viêm nên nước chanh là thức uống mà các nha sĩ hay khuyên bệnh nhân sử dụng. Nước chanh có thể giảm tình trạng đau răng và viêm lợi. Bạn có thể uống nước chanh trước hoặc sau khi đánh răng đều được.
Chanh giúp làm sạch răng miệng
Phòng ngừa ung thư
Chanh rất giàu vitamin C và các chất chống oxy hóa, có tác dụng ngăn ngừa tổn thương tế bào có thể dẫn đến các bệnh mãn tính như ung thư. Quercetin, một trong những chất chống oxy hóa có trong chanh, giúp ức chế sự phát triển của tế bào ung thư buồng trứng, tuyến tiền liệt, vú và thận.
Chanh giúp ngăn ngừa ung thư
Làm sạch không khí, chống virus hiệu quả
Trái cây họ cam quýt có đặc tính khử trùng tuyệt vời nhờ thành phần tinh dầu và axit citric. Ngoài ra, tinh dầu chanh cũng giúp khử mùi tốt, mang lại cảm giác tươi mới dễ chịu cho gian phòng của bạn. Bạn hãy hòa nước cốt 1-2 quả chanh với nước sạch và xịt vào không khí để làm thơm nhà tự nhiên.
Chanh giúp làm sạch không khí, chống virus hiệu quả
Xua đuổi muỗi và côn trùng
Nếu trong nhà bạn có nhiều muỗi và côn trùng, hãy thử dùng chanh như một loại thuốc phòng chống côn trùng tự nhiên. Bạn hãy hòa nước cốt 1-2 quả chanh với nước và xịt vào không khí, điều này sẽ khiến cho côn trùng tự động bỏ đi mà không cần phải dùng đến các hóa chất độc hại.
Chanh giúp xua đuổi muỗi và côn trùng hiệu quả
Tác hại nếu dùng quá nhiều chanh
Nước chanh có thể giúp ngăn ngừa bệnh tật và cải thiện sức khỏe của bạn, nhưng chanh có hàm lượng axit cao. Nếu dùng quá nhiều, chanh có thể gây khó chịu hoặc làm trầm trọng thêm các triệu chứng của một số bệnh lý. Hãy xem xét những điều sau đây trước khi uống nước chanh:
- Làm nặng thêm tình trạng trào ngược axit: nếu bạn uống một lượng thích hợp, cơ thể sẽ chuyển hóa dần axit trong chanh thành các muối có tính kiềm yếu giúp tăng pH dạ dày, giảm tình trạng bệnh. Tuy nhiên, nếu bạn tiêu thụ quá nhiều chanh thì cơ thể không thể trung hòa hết lượng axit trong chanh và càng khiến tình trạng trào ngược dạ dày – thực quản tệ hơn.
- Sâu răng: Ở nồng độ cao, axit trong chanh có thể làm mòn men răng và gây sâu răng. Bạn nên pha loãng nước cốt chanh với lượng nước thích hợp để tránh tình trạng này.
- Vết loét: Ở nồng độ cao, axit trong chanh có thể gây châm chích, kích ứng đối với những người bị loét miệng, loét đường tiêu hóa.
Ở nồng độ cao, axit trong chanh có thể làm mòn men răng và gây sâu răng
Lưu ý khi dùng chanh
Quả chanh chứa hàm lượng lớn axit do đó nếu uống nước chanh khi đang đói sẽ làm hại trực tiếp đến đường tiêu hóa của bạn. Vì vậy, bạn nên uống nước chanh sau bữa ăn sáng khoảng 30 phút.
Nồng độ axit trong chanh khá mạnh vì vậy việc uống trực tiếp rất nguy hiểm cho hệ tiêu hóa. Để đảm bảo an toàn khi uống, bạn nên pha loãng nước cốt chanh với nước theo tỷ lệ 1 quả chanh cho 1 lít nước.
Bạn cũng không nên uống nước chanh cùng với thuốc vì chanh rất giàu hợp chất flavonoid. Chất này có thể ảnh hưởng đến quá trình chuyển hóa ở gan và khiến liều thuốc thông thường trở thành liều gây độc.
Ngoài ra, nước chanh cũng có thể ngăn cản thuốc hấp thu vào máu, từ đó gây giảm hiệu quả điều trị của thuốc.
Không nên uống nước chanh khi đang đói
- Cách dùng, liều dùng, lưu ý khi sử dụng ginkgo biloba (cao bạch quả).
- 20 tác dụng của quả lựu đối với sức khỏe và sắc đẹp khiến bạn bất ngờ.
- Quả cơm cháy: Lợi ích sức khỏe và tác dụng phụ.
Ngoài việc bổ sung chanh vào chế độ ăn uống hàng ngày, để đạt được những mục tiêu sức khỏe đề ra, bạn cũng cần quan tâm đến chế độ luyện tập, lối sống của bản thân và điều chỉnh lại sao cho khoa học, hợp lý. Hãy chia sẻ cho bạn bè và người thân nếu bạn thấy bài viết hay và hữu ích nhé!
Nguồn: Healthline, Medical News Today
Nguồn tham khảo
-
Lemon, raw
https://fdc.nal.usda.gov/fdc-app.html#/food-details/2344662/nutrients
-
The health benefits of dietary fiber: beyond the usual suspects of type 2 diabetes mellitus, cardiovascular disease and colon cancer
https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/22401879/
-
Effects of dietary fiber and its components on metabolic health
https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/22254008/
-
Natri citrate
https://go.drugbank.com/drugs/DB09154
Cảm ơn bạn đã xem bài viết 17 tác dụng của quả chanh đối với sức khỏe không phải ai cũng biết tại Neu-edutop.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.