Bạn đang xem bài viết 15 cách chữa viêm mào tinh hoàn tại nhà an toàn, hiệu quả dành cho phái nam tại Neu-edutop.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Viêm mào tinh hoàn là loại bệnh lý nam khoa vô cùng nguy hiểm, có thể dẫn đến nhiều biến chứng như suy giảm chức năng tình dục, teo tinh hoàn hay thậm chí có nguy cơ dẫn đến vô sinh. Bài viết sau đây của Nhà thuốc An Khang sẽ cung cấp cho bạn một số cách dự phòng và hỗ trợ điều trị viêm mào tinh hoàn tại nhà sao cho an toàn và hiệu quả.
Viêm mào tinh hoàn là gì?
Viêm mào tinh hoàn là tình trạng viêm nhiễm tại mào tinh hoàn – phần ống cuộn phía sau tinh hoàn có chức năng dẫn tinh và dự trữ tinh trùng.
Nguyên nhân dẫn đến viêm mào tinh hoàn có thể do:
- Nhiễm trùng đường tiểu.
- Nhiễm trùng do lây nhiễm qua đường tình dục.
- Hiếm gặp do lao.
- Do chấn thương vùng bìu.
Triệu chứng của viêm mào tinh hoàn có thể bao gồm:
- Mào tinh và tinh hoàn sưng, đỏ và ấm.
- Đau vùng bìu từ nhẹ đến nặng.
- Ít khi sốt.
- Tiểu buốt, tiểu đau, tiểu vội.
- Có máu trong tinh dịch.
- Buồn nôn và ói mửa một ít.
- Cảm giác mệt mỏi.
Chườm lạnh
Chườm lạnh rất hữu ích trong việc giảm đau và sưng ở vùng tinh hoàn. Phương pháp này gây tê, làm cho khu vực bị viêm giảm lưu lượng máu và ức chế sự dẫn truyền của dây thần kinh.
Tiến hành: đặt một vài viên đá vào túi chườm hoặc bọc trong một miếng vải sạch. Đắp lên vùng bị đau trong khoảng 20 phút rồi lau khô. Lặp lại quá trình sau 2 giờ nếu cơn đau vẫn còn.
Tỏi
Tỏi giúp tăng cường hệ thống miễn dịch, kích thích tế bào lympho và đại thực bào tiêu diệt vi khuẩn, vi rút và các yếu tố bất thường xâm nhập vào cơ thể. Ngoài ra, hoạt tính chống viêm của tỏi ngăn chặn tình trạng viêm do nhiễm trùng. Điều này có thể giúp giảm đau và viêm tinh hoàn do nhiễm trùng. [1]
Tiến hành: băm nhỏ vài nhánh tỏi rồi trộn với mù tạt. Đun nóng cho đến khi hỗn hợp chuyển sang màu nâu. Sau đó, để nguội hỗn hợp và từ từ xoa bóp lên vùng bị đau. Rửa lại với nước sạch sau một vài giờ.
Nghệ
Nghệ (Curcumin) với các hoạt chất thuộc nhóm polyphenol tìm thấy bên trong giúp kiểm soát tình trạng viêm nhiễm. Hợp chất tác động vào các cytokine gây viêm. Vì vậy, chúng giúp giảm đau và giảm viêm tinh hoàn hiệu quả.
Để có được tác dụng chống viêm của curcumin, nên tiêu thụ khoảng 500 – 1000mg nghệ mỗi ngày.[2]
Dầu ô liu
Axit oleic trong dầu ô liu có tác dụng chống oxy hóa. Ngoài ra, polyphenol giúp ngăn ngừa stress oxy hóa trong tế bào. Đặc tính này giúp hỗ trợ hoạt động của hệ thống miễn dịch, giúp sản xuất kháng thể và làm giảm các dấu hiệu viêm trong máu.
Dầu ô liu cũng giúp nâng cao mức testosterone và ngăn ngừa nguy cơ vô sinh do viêm tinh hoàn.
Sữa chua
Sữa chua có tác dụng chống viêm và điều hòa miễn dịch. Các vi khuẩn có lợi trong sữa chua có vai trò cân bằng vi khuẩn đường ruột và làm giảm các triệu chứng viêm tinh hoàn như nôn mửa, buồn nôn.
Đặc tính chống viêm có thể làm giảm sưng tinh hoàn. Khả năng điều hòa miễn dịch của sữa chua giúp tăng cường hệ thống miễn dịch để chống lại nhiễm trùng.
Giấm táo
Giấm táo có khả năng kháng khuẩn cao. Tuy nhiên, tính axit cao của giấm có thể ảnh hưởng đến các mô mềm của tinh hoàn. Vì vậy, chúng chỉ được khuyến cáo dùng để bôi tại chỗ hoặc uống sau khi tham khảo ý kiến chuyên gia y tế.
Tiến hành: trộn nước và giấm táo theo tỉ lệ bằng nhau và thoa lên khu vực bị đau. Uống một ly nước pha với một thìa giấm táo hàng ngày để tăng cường hệ thống miễn dịch.
Hoa cúc tím
Hoa cúc tím là một giải pháp thay thế hiệu quả cho thuốc kháng sinh trong điều trị nhiễm trùng và làm dịu các triệu chứng viêm tinh hoàn. Nó cũng rất hiệu quả trong điều trị nhiều loại bệnh lây truyền qua đường tình dục.[3]
Tiến hành: uống trà hoa cúc tím mỗi sáng. Giảm tiêu thụ khi nhận thấy các triệu chứng của bệnh viêm tinh hoàn thuyên giảm.
Dầu bạch đàn
Bạch đàn hay còn gọi là khuynh diệp, một loại dược liệu thông dụng có cả ba đặc tính kháng khuẩn, kháng virus và chống viêm. Những đặc tính này có thể giúp giảm nhanh hơn các triệu chứng của viêm mào tinh như đau và viêm.
Tiến hành: thêm một vài giọt dầu khuynh diệp vào bồn nước ấm và ngâm mình. Làm điều đó 3 ngày liên tiếp và chỉ tiếp tục nếu các triệu chứng vẫn còn.
Dầu cỏ xạ hương
Dầu cỏ xạ hương rất hữu ích trong việc giảm nhiều loại viêm mãn tính. Hợp chất hoạt tính sinh học chính trong dầu (carvacrol và thymol) ức chế các hoạt động điều hòa miễn dịch, kháng khuẩn, chống oxy hóa, kháng nấm và chống viêm.
Những đặc tính này có thể làm giảm đau và sưng tinh hoàn cũng như tăng cường hệ thống miễn dịch.
Cách làm: trộn dầu cỏ xạ hương với một số loại dầu khác như hoa oải hương, dừa và thoa lên vùng bị ảnh hưởng. Đầu tiên, hãy thử với một giọt nhỏ và nếu khu vực đó gây kích ứng, hãy ngưng sử dụng.
Mao lương hoa vàng
Mao lương hoa vàng là một loại thảo mộc có công dụng chữa bệnh giúp chống nhiễm trùng và sưng tấy với tốc độ nhanh hơn nhờ hoạt tính kháng khuẩn và chống viêm mạnh. Hoạt động đã được chứng minh của mao lương hoa vàng chống lại vi khuẩn S. aureus được biết đến rộng rãi.
Điều này cho thấy loại dược liệu này có thể giúp điều trị viêm mào tinh hoàn hiệu quả. Chỉ sử dụng mao lương hoa vàng sau khi tham khảo ý kiến chuyên gia y tế vì việc sử dụng nhiều có thể gây ra tác dụng phụ.
Bồ công anh
Bồ công anh còn tên khác là cây mũi mác thuộc họ Cúc có đặc tính thanh nhiệt, giải độc và kháng viêm nổi trội. Bằng cách sử dụng bồ công anh ở dạng thực phẩm như salad hoặc làm trà để uống sẽ giúp giảm áp lực lên tinh hoàn.
Duy trì chế độ ăn uống cân bằng
Điều cần thiết là bệnh nhân phải có một chế độ ăn uống cân bằng, lành mạnh để hệ thống miễn dịch có thể duy trì sức mạnh. Thực phẩm giàu vitamin, chẳng hạn như trái cây và rau quả nên được ăn hàng ngày.
Nghỉ ngơi hợp lý
Bạn nên có chế độ nghỉ ngơi hợp lý, hạn chế vận động nhiều vì sự cọ xát với chân hoặc quần có thể làm tình trạng sưng viêm hoặc các cơn đau nặng hơn.
Việc nằm trên giường nhiều hơn và nâng cao bìu đồng thời chườm lạnh tại chỗ sẽ giúp giảm đau và giúp tình trạng bệnh cải thiện nhanh hơn.
Quan hệ tình dục an toàn
Quan hệ tình dục được bảo vệ bằng cách luôn đeo bao cao su sẽ giúp bạn phòng ngừa, ngăn chặn các hình thức lây nhiễm đang lây lan. Cùng với đó, bạn cũng có thể phòng ngừa được sự lây nhiễm của các bệnh lý lây qua đường tình dục khác.
Vệ sinh đúng cách
Vệ sinh cơ thể sạch sẽ thường xuyên và đúng cách bằng xà phòng nhẹ, không mùi. Điều này sẽ loại bỏ vi khuẩn khỏi khu vực và giảm kích ứng.
Ngoài ra, hãy sử dụng sản phẩm dành cho da nhạy cảm để giặt tất cả đồ lót của bạn. Một số chất tẩy rửa có thể gây kích ứng mạnh và khó chịu.
Khi nào cần thăm khám bác sĩ?
Bệnh viêm mào tinh hoàn là bệnh lý nguy hiểm vì có thể để lại nhiều hệ lụy nếu không được điều trị đúng cách và kịp thời. Hãy liên hệ ngay cho bác sĩ để thăm khám nếu bạn xuất hiện các triệu chứng sau đây:
- Cảm thấy một khối u trên bìu của bạn.
- Sốt.
- Bìu đỏ lên, ấm và có cảm giác mềm hơn bình thường khi chạm vào.
- Bạn đã tiếp xúc với người bị bệnh quai bị gần đây.
Bạn nên tìm kiếm sự chăm sóc y tế khẩn cấp nếu cơn đau tinh hoàn của bạn:
- Đột ngột hoặc nghiêm trọng.
- Xảy ra kèm theo buồn nôn hoặc nôn.
- Do chấn thương gây đau hoặc sưng tấy sau một giờ.
Bác sĩ có thể sẽ bắt đầu với bệnh sử của bạn và khám sức khỏe để kiểm tra các hạch bạch huyết ở háng và tinh hoàn phì đại ở bên bị ảnh hưởng. Bác sĩ của bạn cũng có thể khám trực tràng để kiểm tra xem tuyến tiền liệt có bị phì đại hoặc đau không.
Các xét nghiệm bệnh viêm mào tinh hoàn
Bác sĩ có thể đề nghị bạn làm một số xét nghiệm sau đây:
- Sàng lọc STI: nếu bạn có dịch tiết ra từ niệu đạo, một miếng gạc hẹp sẽ được đưa vào phần cuối dương vật của bạn để lấy mẫu dịch tiết ra. Mẫu được kiểm tra trong phòng thí nghiệm để tìm các nguyên nhân có thể là do vi khuẩn bệnh lậu và chlamydia. Một số sàng lọc STI được thực hiện bằng xét nghiệm nước tiểu.
- Xét nghiệm nước tiểu: một mẫu nước tiểu của bạn sẽ được phân tích để xem có gì bất thường không.
- Siêu âm: xét nghiệm hình ảnh này là xét nghiệm thường được sử dụng nhất để đánh giá đau tinh hoàn. Siêu âm Doppler màu có thể xác định xem lưu lượng máu đến tinh hoàn của bạn có thấp hơn bình thường — biểu thị tình trạng xoắn — hoặc cao hơn bình thường, giúp xác định chẩn đoán viêm tinh hoàn.
Tham khảo địa chỉ khám và điều trị bệnh viêm tinh hoàn
Nếu có nhu cầu đến bệnh viện để làm các xét nghiệm về bệnh viêm tinh hoàn, bạn nên tham khảo các bệnh viện lớn như:
- Tại thành phố Hồ Chí Minh: Bệnh viện Đại học Y dược Tp Hồ Chí Minh, Bệnh viện Hùng Vương, Bệnh viện Nhân dân 115, Bệnh viện Chợ Rẫy, Bệnh viện Bình Dân,…
- Tại thành phố Hà Nội: Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, Bệnh viện Việt Pháp Hà Nội,…
Xem thêm:
- Xoắn tinh hoàn
- Tinh hoàn ẩn
- 3 bệnh cực nguy hiểm chỉ xuất hiện ở nam giới mà bạn nên biết
Trên đây là khái quát thông tin và những cách dự phòng và hỗ trợ điều trị bệnh viêm mào tinh hoàn đơn giản và hiệu quả tại nhà. Nếu thấy bài viết và có ích thì bạn hãy chia sẻ những thông tin này đến với người thân của mình nhé.
Nguồn: Mayoclinic, Healthline
Nguồn tham khảo
-
Immunomodulation and Anti-Inflammatory Effects of Garlic Compounds
https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC4417560/
-
Curcumin: A Review of Its’ Effects on Human Health
https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC5664031/
-
Echinacea: an effective alternative to antibiotics
https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/18285309/
Cảm ơn bạn đã xem bài viết 15 cách chữa viêm mào tinh hoàn tại nhà an toàn, hiệu quả dành cho phái nam tại Neu-edutop.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.