Bạn đang xem bài viết 14 cách trị sưng nướu răng tại nhà đơn giản, hiệu quả bạn nên biết tại Neu-edutop.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Sưng nướu răng là một bệnh lý thường gặp, gây khó khăn trong việc ăn uống của bệnh nhân. Vậy cách trị sưng nướu răng tại nhà như thế nào? Cùng tìm hiểu qua bài viết nhé!
Sưng nướu răng là gì?
Sưng nướu răng là tình trạng nướu của bệnh nhân bị viêm nhiễm gây sưng đau, nóng và đỏ tấy. Khi đó, nướu rất dễ bị chảy máu, nhất là khi tác động mạnh vào.
Sưng nướu răng là tình trạng nướu bị viêm nhiễm gây sưng đau
Dùng bàn chải và chỉ nha khoa
Dùng bàn chải, tăm và chỉ nha khoa là một phương pháp để kiểm soát mảng bám trên răng, hạn chế được tình trạng mảng bám lâu ngày, tránh tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh sôi và phát triển dẫn đến sâu răng.
Mục đích chính của việc chải răng:
- Lấy sạch mảng bám trên răng.
- Làm sạch răng, lấy sạch mảnh vụn thức ăn.
- Kích thích mô nướu.
- Bổ sung flour cho răng bằng cách dùng kem đánh răng có chứa flour.
Trung bình bạn nên chải răng khoảng 1 – 2 lần/ngày để hạn chế tình trạng mảng bám thức ăn bị dính lại. Bên cạnh đó, việc sử dụng kết hợp chỉ nha khoa là một biện pháp làm sạch vùng kẽ răng một cách hiệu quả nhất.
Dùng bàn chải và chỉ nha khoa giúp kiểm soát mảng bám trên răng hiệu quả
Súc miệng bằng nước muối
Súc miệng bằng nước muối là một biện pháp giữ gìn răng miệng, từ đó giúp làm giảm sưng, dịu vết loét.
Nước muối có thành phần chính là Natri Clorua, chất này có tác dụng ức chế sự phát triển của vi khuẩn nhờ vào tác dụng kiềm hóa, tăng độ pH trong khoang miệng.
Cách súc miệng bằng nước muối đúng cách:
- Súc miệng ít nhất khoảng 30 giây ở lần thứ nhất.
- Súc miệng ít nhất khoảng 60 giây ở lần thứ hai.
- Sau đó, súc miệng lại bằng nước sạch.
- Không uống nước muối hoặc súc miệng bằng nước muối quá nhiều lần do có thể làm hư lớp men răng.
Nước muối có thành phần là Natri Clorua giúp ức chế sự phát triển của vi khuẩn
Uống nhiều nước
Uống nhiều nước có tác dụng kích thích tuyến nước bọt sản xuất nhiều nước bọt. Nước bọt đóng vai trò quan trọng trong việc làm sạch răng miệng, là hàng rào phòng thủ đầu tiên ngăn ngừa vi khuẩn, giúp ức chế sự phát triển của vi khuẩn bên trong khoang miệng.
Ngoài ra, uống nhiều nước giúp rửa sạch thức ăn thừa cũng như lượng đường dư tại khoang miệng, làm loãng các acid được tạo ra bởi vi khuẩn gây sâu răng. Bên cạnh đó, uống nhiều nước còn giúp hạn chế tình trạng hôi miệng do khô miệng và sự tích tụ mảng bám, thức ăn thừa trong kẽ răng.
Uống nhiều nước giúp kích thích tuyến nước bọt sản xuất nhiều nước bọt
Tránh các chất kích thích
Ngoài các chất kích thích gây tổn thương răng miệng như rượu, bia, thuốc lá,… thì các thực phẩm chúng ta sử dụng hằng ngày cũng chính là nguyên nhân chính dễ dẫn đến tình trạng viêm, sưng nướu răng.
Kẹo, bánh ngọt, các thực phẩm sấy chứa đường sucrose cũng được xem là nguyên nhân gây sâu răng, viêm nướu răng. Do vậy, cần hạn chế sử dụng đường sucrose và thay thế đường sucrose bằng loại đường khác như xylitol.
Thực phẩm chứa đường sucrose là nguyên nhân gây sâu răng, viêm nướu
Chườm lạnh
Sưng nướu răng được đặc trưng bởi dấu hiệu đau âm ỉ, nướu đỏ, chảy máu,… Chườm đá có tác dụng giảm đau nhờ cơ chếlàm co mạch máu và làm chậm lưu lượng máu đến vùng tổn thương.
Nhiệt độ lạnh cũng giúp làm giảm hoạt động nhạy cảm của các dây thần kinh, nhờ vậy mà giúp làm giảm các cơn đau do sưng nướu gây nên.
Nên chườm lạnh trong thời gian ngắn, khoảng 10 – 15 phút. Tránh chườm quá lâu (lớn hơn 20 phút), khi đó sẽ dễ dẫn đến nguy cơ bỏng lạnh, làm tổn thương thần kinh, da và mô cơ quan.
Chườm lạnh có tác dụng giảm đau, giảm chảy máu
Dùng tinh dầu
Tinh dầu xạ hương mang lại hiệu quả cao trong việc hỗ trợ điều trị bệnh sưng nướu răng do xạ hương là một loại thảo mộc có tính chống khuẩn và kháng viêm cao.
Một số cách dùng tinh dầu xạ hương để bảo vệ răng miệng như:
- Cách 1: nhỏ 2 – 3 giọt tinh dầu xạ hương vào một ly nước ấm. Súc miệng bằng hỗn hợp này khoảng 2 – 3 lần/ngày giúp làm giảm đau răng, giảm sưng nướu, sạch miệng. Hiệu quả của phương pháp này tương tự súc miệng bằng nước muối.
- Cách 2: thấm khoảng 4 – 5 giọt tinh dầu xạ hương vào một miếng băng gạc tiệt trùng, sau đó đặt vào vị trí răng đau hay sưng nướu, ngậm khoảng 10 – 15 phút. Sau cùng là súc miệng lại bằng nước sạch.
Tinh dầu xạ hương mang lại hiệu quả cao trong điều trị bệnh sưng nướu răng
Sử dụng nha đam
Nha đam hay lô hội, là một loại dược liệu tươi được ứng dụng rộng rãi trong lĩnh vực y học cổ truyền nhờ vào đặc tính kháng viêm, diệt khuẩn do có chứa hoạt chất bradykininase, từ đó giúp kiểm soát tốt tình trạng sưng đau, viêm nhiễm.
Cách sử dụng nha đam để giảm sưng nướu răng:
- Bước 1: lá nha đam mang đi rửa sạch rồi loại bỏ phần xanh bên ngoài, chỉ lấy phần gel trong.
- Bước 2: cắt nhỏ phần gel trong nha đam rồi thoa trực tiếp lên vùng nướu bị sưng đau.
- Bước 3: mỗi miếng thoa khoảng 2 – 3 phút rồi dùng miếng khác. Thoa trong vòng 30 phút.
- Bước 4: cuối cùng là súc miệng lại với nước sạch trong khoảng 30 giây – 1 phút.
Phương pháp này vừa giúp chữa trị sưng nướu nhanh chóng, vừa cải thiện tình trạng hôi miệng và làm lành vết thương trong khoang miệng nói chung.
Nha đam có đặc tính kháng viêm, diệt khuẩn, kiểm soát tốt tình trạng sưng nướu răng
Sử dụng nghệ
Trong y học cổ truyền, nghệ là một loại dược liệu tươi có tác dụng giảm đau, kháng viêm nhờ vào thành phần curcumin có trong nghệ.
Các cách sử dụng nghệ để giảm sưng nướu răng như:
- Cách 1: trộn bột nghệ với nước để tạo thành bột nhão, sau đó thoa nhẹ lên vùng nướu răng bị sưng viêm, để khoảng 3 phút, cuối cùng là rửa sạch lại bằng nước ấm.
- Cách 2: rửa sạch và nghiền nghệ ra để lấy phần nước nghệ, sau đó bôi lên vùng nướu bị sưng, để yên khoảng 2 – 3 phút và súc miệng lại bằng nước sạch.
Thực hiện các phương pháp trên khoảng 3 – 4 lần/tuần để giúp bạn nhanh chóng cải thiện vấn đề sưng nướu răng.
Nghệ là một loại dược liệu tươi có tác dụng giảm đau, kháng viêm
Sử dụng gừng
Theo y học cổ truyền, gừng là dược liệu có vị cay, tính ấm, giúp kháng khuẩn, chống viêm và giảm đau rất hiệu quả. Trong củ gừng còn có thành phần zingibain, đây là hợp chất giúp tiêu diệt vi khuẩn, kiểm soát viêm tốt.
Một số cách chữa viêm sưng nướu bằng gừng:
- Cách 1: đập dập gừng tươi, đắp lên vùng bị sưng trong 15 – 20 phút rồi súc miệng lại bằng nước sạch.
- Cách 2: súc miệng bằng nước gừng khoảng 3 lần/ngày, mỗi lần từ 2 – 3 phút.
- Cách 3: uống trà gừng bằng cách hãm gừng với một ly nước ấm khoảng 5 – 10 phút rồi uống trực tiếp.
Uống trà gừng cũng là một cách điều trị bệnh sưng nướu răng
Dùng trà xanh
Nhờ vào thành phần tanin có trong trà xanh mà chúng có tác dụng kháng khuẩn cao, giúp giảm sự tích tụ mảng bám trên răng, ngăn chặn và làm chậm quá trình phát triển sâu răng.
Cách dùng trà xanh để chữa sưng nướu là nấu nước trà xanh để súc miệng mỗi ngày, mỗi lần súc ít nhất khoảng 30 giây. Bên cạnh việc kháng khuẩn, chống viêm, trà xanh còn có tác dụng thanh nhiệt, giải độc và giàu chất chống oxy hóa.
Trà xanh có tác dụng kháng khuẩn cao, giúp giảm sự tích tụ mảng bám trên răng
Dùng mật ong
Mật ong là một vị thuốc dân gian, có nhiều tác dụng tốt như chăm sóc da, chữa cảm cúm, trị ho, sốt,… và mật ong còn có khả năng tăng cường sức đề kháng cho cơ thể, chữa được các bệnh lý răng miệng như viêm nướu, sưng nướu,…
Cách dùng mật ong để điều trị sưng nướu là lấy tăm bông chấm một ít mật ong nguyên chất rồi thoa lên vùng nướu bị sưng, để yên trong khoảng 15 phút rồi súc miệng lại bằng nước sạch.
Mật ong giúp tăng cường sức đề kháng, hỗ trợ điều trị viêm nướu răng
Dùng chanh
Chanh có đặc tính kháng viêm, mang lại hiệu quả cao trong việc điều trị các bệnh nhiễm trùng răng miệng. Ngoài ra, nhờ vào thành phần vitamin C dồi dào, chanh còn có tác dụng chống oxy hóa, tăng cường sức đề kháng và ngăn ngừa bệnh nhiễm trùng.
Cách sử dụng chanh để giảm sưng nướu là vắt nước cốt thanh và thêm một ít muối, hòa tan hỗn hợp trên rồi thoa lên vùng nướu bị sưng khoảng 3 phút, cuối cùng là súc miệng lại bằng nước sạch.
Chanh có tác dụng chống oxy hóa và ngăn ngừa bệnh nhiễm trùng
Sử dụng tỏi
Trong tỏi có chứa hàm lượng cao chất allicin, đây là một chất có tác dụng thải độc, tăng cường hệ miễn dịch, từ đó mang lại hiệu quả kháng viêm, cải thiện nhanh chóng tình trạng viêm và sưng nướu.
Sau đây là một vài mẹo chữa sưng nướu bằng tỏi:
- Cách 1: đem tỏi đi rửa sạch rồi nhai trực tiếp ở vị trí răng đau và vùng nướu bị viêm, ngậm khoảng 5 – 10 phút và súc miệng lại bằng nước sạch.
- Cách 2: kết hợp với gừng tươi, đem giã nhuyễn, thêm một ít nước lọc vào rồi chấm lên vị trí nướu bị sưng, để yên trong vòng 5 – 10 phút và súc miệng lại bằng nước sạch.
Tỏi giúp cải thiện nhanh triệu chứng sưng nướu răng
Dùng một số loại thuốc
Khi sử dụng thuốc thì người bệnh nên được bác sĩ tư vấn và hướng dẫn kỹ. Một số loại thuốc được sử dụng khi sưng nướu như:
- Thuốc giảm đau: ibuprofen, paracetamol,…
- Thuốc kháng sinh: sử dụng trong trường hợp nhiễm trùng như penicillin, cefixime,…
Khi nào gặp bác sĩ?
Các dấu hiệu cần gặp bác sĩ
Mặc dù các biện pháp điều trị tại nhà giúp làm thuyên giảm tình trạng viêm nướu. Tuy nhiên, những phương pháp này không thể thay thế được quá trình điều trị của bác sĩ.
Do đó, khi có bất kỳ các triệu chứng nào như đau nướu, sưng nướu, sốt, đau răng,… thì cần đến khám bác sĩ ngay lập tức.
Các dấu hiệu giúp bác sĩ chẩn đoán sưng nướu như:
- Nướu tấy đỏ.
- Chảy máu nướu.
- Xuất hiện mủ.
- Sưng nướu.
- Hơi thở có mùi hôi.
- Tụt nướu chân răng,…
Khi có các triệu chứng đau nướu, sưng nướu,… thì bạn cần đến khám bác sĩ ngay
Chẩn đoán
Bác sĩ thường dựa vào những triệu chứng lâm sàng của bệnh nhân cũng như quá trình bệnh sử và tiền sử bệnh.
Một số xét nghiệm giúp hỗ trợ chẩn đoán và điều trị bệnh sưng nướu như:
- Xét nghiệm máu: đánh giá tình trạng nhiễm trùng của bệnh nhân qua chỉ số bạch cầu.
- Xét nghiệm chức năng gan, thận: đánh giá chức năng gan, thận để giúp bác sĩ lựa chọn thuốc điều trị phù hợp dựa vào con đường thải trừ của thuốc.
- Các xét nghiệm về HIV, viêm gan B,…
Triệu chứng nướu bị sưng tấy và viêm đỏ ở bệnh nhân sưng nướu răng
Các bệnh viện đa khoa uy tín
- TP HCM: Bệnh viện Chợ Rẫy, Bệnh viện Y Dược TPHCM, Bệnh viện nhân dân 115,…
- Hà Nội: Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Đại Học Y Hà Nội, Bệnh viện Đa khoa Đống Đa,…
Xem thêm:
- Cách chữa đau buốt răng bằng muối hiệu quả ngay khi thực hiện
- Bệnh nướu và nha chu
Hy vọng bài viết đã cung cấp cho bạn đọc những thông tin bổ ích về các phương pháp trị sưng nướu tại nhà. Nếu bạn cảm thấy bài viết hay, hãy chia sẻ cho bạn bè và gia đình cùng tham khảo nhé!
Nguồn: Healthline, Medical News Today, Sở Y Tế Bình Dương
Cảm ơn bạn đã xem bài viết 14 cách trị sưng nướu răng tại nhà đơn giản, hiệu quả bạn nên biết tại Neu-edutop.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.