Bạn đang xem bài viết 14 bài thuốc từ nấm linh chi hỗ trợ trị bệnh tại nhà hiệu quả tại Neu-edutop.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Trong y học cổ truyền, nấm linh chi là một loại dược liệu quý dùng để cải thiện sức khỏe, hỗ trợ điều trị bệnh. Vì vậy hãy cùng Nhà thuốc An Khang tìm hiểu xem 14 bài thuốc từ nấm linh chi hỗ trợ trị bệnh là gì nhé!
Nấm linh chi là gì?
Nấm linh chi (Ganoderma lucidum Ganodermataceae) là một loại thực vật sống kí sinh hoặc hoại sinh trên thân của nhiều loại cây và chúng chủ yếu sinh trưởng trong rừng kín xanh. Dựa theo đặc điểm màu sắc, nấm linh chi được phân thành 6 loại bao gồm: linh chi đỏ, linh chi xanh, linh chi vàng, linh chi trắng, linh chi đen, linh chi tím.
Phục hồi sức khỏe
Nấm linh chi có tác dụng tăng cường hệ thống miễn dịch giúp cải thiện sức khỏe. Ngoài ra, các nghiên cứu còn cho thấy nấm linh chi có khả năng ức chế sự phát triển của các loại vi khuẩn và virus khác nhau.[1] [2]
Đối với trẻ em, người cao tuổi hoặc bệnh nhân mới ốm dậy, việc ăn uống còn khó khăn nên những loại thức ăn mềm, dễ nuốt sẽ rất có lợi cho sức khỏe tiêu hóa. Bạn có thể bổ sung vào thực đơn món cháo có thêm thành phần nấm linh chi, vừa dễ ăn vừa giàu dinh dưỡng.
Cách thực hiện: Nấu 300g gạo cùng với thịt gà hoặc sườn heo thành cháo. Sau đó, bạn cần cho thêm nấm linh chi vào nấu thêm 15 phút nữa và nêm nếm gia vị vừa ăn.
Hỗ trợ phòng ngừa tai biến
Nấm linh chi có tác dụng làm chậm quá trình stress oxy hóa và phản ứng viêm trong tế bào thần kinh, giúp bảo vệ tế bào thần kinh và chống lại tổn thương do thiếu máu não. Từ đó, nấm linh chi có tiềm năng trong phòng ngừa tai biến mạch máu não.
Cách thực hiện: Nấm linh chi 9g; thạch xương bồ, thỏ ty tử, mỗi vị 6g; mẫu đơn bì, cẩu tích, đỗ trọng, hoàng tinh, mỗi vị 12g. Sắc tất cả các nguyên liệu trên, uống 3 lần/ngày, mỗi ngày 1 thang. Uống trước bữa ăn 1 giờ.
Bổ khí, kích thích lưu thông máu ở người bị đau tim
Nấm linh chi có công dụng kích thích lưu thông máu giúp hỗ trợ bệnh nhân mắc bệnh tim mạch.
- Cách 1: Dùng nấm linh chi (60g), huyết căn (90g), nhân sâm 30g. Tán bột tất cả các nguyên liệu trên, pha với nước nóng hoặc thêm vào ly sữa nóng đối với mỗi lần uống. Đều đặn dùng 2 lần/ngày.
- Cách 2: Dùng 60g linh chi, 30g sâm Hoa Kỳ, 30g tam thất và 45g huyết căn. Tất cả các nguyên liệu trên được sai khô, tán bột và cất vào lọ kín. Sử dụng bằng cách pha với nước ấm để uống.
Trị mụn nhọt
Cách thực hiện: Chuẩn bị 150g nấm linh chi, 150g hạ liên thảo (cỏ mực), 150g rau má, 50g cây chó đẻ, 30g biền súc và 30g bồ công anh.
Tất cả các vị trên đem khử thổ, sắc kỹ với 1,5 lít nước trong 30 phút. Sau đó gạn ra khoảng 500ml nước. Tiếp tục sắc lần 2 cho đến khi thuốc trong nồi cạn còn 500ml. Trộn nước sắc ở 2 lần lại với nhau chia 3 lần uống trong ngày giúp làm tiêu nốt nhọt, làm tổn thương trên da nhanh lành dùng để trị mụn nhọt.
Cải thiện chức năng gan
- Cách 1: Các thành phần của thang thuốc gồm: 10g linh chi, 10g ngải thảo, 10g bạch lạp thụ tử, 10g xích thược, 20g hổ trượng, 4g đại hoàng, 12g thổ tỳ giải, 12g bồ công anh. Sắc uống vào buổi sáng và buổi chiều, uống 1 thang/ngày. Sử dụng 15 ngày liên tục để điều trị viêm gan B, giúp nâng cao hiệu quả hoạt động của gan.
- Cách 2: Dùng 12g nấm linh chi, 9g kê nội kim, 15g nữ trinh tử. Sắc cùng 1 lít nước trong 60 phút. Gạn ra uống làm 2 lần trong ngày.
- Cách 3: Tán nấm thành bột mịn. Chiêu 3g bột bằng nước trà hoa cúc cho mỗi lần uống.
Làm đẹp da, chống lão hóa
Nấm linh chi sử dụng để đắp mặt nạ có công dụng làm đẹp da, chống lão hóa.
Cách thực hiện: Nấm linh chi tán bột mịn, sau đó sử dụng 3g bột nấm trộn đều cùng 2 thìa mật ong nguyên chất. Đắp hỗn hợp này lên mặt kết hợp mát xa 30 phút mỗi tuần 2 lần để có hiệu quả tốt hơn.
Cải thiện trí nhớ, kích thích tiêu hóa
Nấm linh chi cũng có tác dụng hỗ trợ cải thiện trí nhớ và kích thích hoạt động tiêu hóa của cơ thể.
Cách thực hiện: Chuẩn bị 100gr nấm linh chi, 500ml rượu trắng khoảng 40 độ và bình ngâm rượu. Nấm linh chi được rửa sạch rồi thái thành từng lát. Sau đó, cho linh chi vào bình và ngâm cùng rượu trong khoảng 7 đến 10 ngày. Sử dụng 2 lần một ngày vào sáng và tối, mỗi lần dùng 15ml.
Bạn không nên sử dụng quá liều, tránh tình trạng ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe.
Hỗ trợ điều trị các bệnh
Mất ngủ và suy nhược thần kinh
Nấm linh chi có công dụng trong cải thiện các triệu chứng lâm sàng của bệnh suy nhược thần kinh và mất ngủ.
- Cách 1: Kết hợp các vị gồm nấm linh chi, tiết hoa (cúc hoa), chùm bao, lá sen và lá vông nem. Mỗi dược liệu sử dụng 6 – 8g tùy theo tình trạng bệnh. Sắc nước đặc hoặc hãm uống như uống trà.
- Cách 2: Dùng linh chi, lệ chi nô (long nhãn), quả dâu mỗi nguyên liệu lấy 10g. Mỗi ngày sắc uống 1 thang thuốc, giúp chữa mất ngủ và phục hồi chức năng thần kinh.
Viêm phế quản
Nấm linh chi có tác dụng điều trị bệnh đường hô hấp cụ thể là viêm phế quản.
- Cách 1: Tán nấm linh chi thành bột mịn. Uống 2 – 3 lần/ngày, mỗi lần 2g. Dùng nước ấm để uống.
- Cách 2: Sắc nấm linh chi cô đặc thành siro. Uống 3 lần/ngày, mỗi lần 3ml.
- Cách 3: Kết hợp 10g nấm linh chi, 8g trần bì và 10g bách hợp. Nấu nước uống thay trà hàng ngày để trị viêm phế quản.
Đau dạ dày
Đối với trị đau dạ dày, nấm linh chi có thể được chế biến theo 2 cách:
- Cách 1: 50g nấm linh chi được thái lát mỏng, sau đó cho vào bình ngâm với 20g mật ong và 1 lít rượu trong 15 – 30 ngày. Uống 2 lần/ngày, mỗi lần uống 20ml.
- Cách 2: Nấm linh chi phơi khô, nghiền bột. Để chữa đau dạ dày, lấy 2 – 3g bột nấm pha với nước sôi để uống vào mỗi sáng sau khi ngủ dậy.
Tiểu đường
Các nghiên cứu lâm sàng cho thấy nấm linh chi có tiềm năng trong việc hạ đường huyết và giảm nguy cơ tim mạch gây ra bởi đường huyết giúp điều trị bệnh tiểu đường.[3]
- Cách 1: Nguyên liệu cần có gồm 10 – 20g nấm linh chi, cắt mỏng hoặc để nguyên đem nấu với 1,5 lít nước. Nấu nấm linh chi đến khi nước sôi và đun nhỏ lửa thêm 40 phút nữa. Gạn nước để uống nhiều lần trong ngày.
- Cách 2: Cho 20g bột nấm linh chi vào phích nước sôi cùng với 1,5 lít nước. Sau đó đậy kín nắp phích lại, chờ 1 tiếng sau bạn có thể uống được.
Ngoài những cách trên, bạn có thể nấu nấm linh chi cùng với các món cháo, súp hay gà hầm. Cho người bệnh ăn thường xuyên để bồi bổ, tăng cường sức khỏe và hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường.
Ung thư vú
Nấm linh chi có công dụng hỗ trợ điều trị ung thư vú. Dược liệu này có thể được sử dụng như một loại thuốc bổ trợ thay thế cho điều trị thông thường nhờ vào khả năng tăng cường đáp ứng với khối u và kích thích miễn dịch của cơ thể.
Cách thực hiện: Dùng nấm linh chi vương (nấm hoàng chi), nấm hồng chi, rễ cây bá bệnh và xạ đen rừng lượng bằng nhau. Sắc tất cả các nguyên liệu trên với 1 lít nước trong vòng 60 phút để uống. Uống 2 – 3 lần một ngày cho hết và lặp lại trong 2 – 3 tháng liên tục.
Kết hợp uống nước dừa xiêm, kiêng đồ ngọt và các chất kích thích để hỗ trợ điều trị ung thư hiệu quả.
Ho gà, hen suyễn
Ngoài bệnh viêm phế quản, nấm linh chi còn có công dụng điều trị ho gà, hen suyễn khi kết hợp chung với một số dược liệu.
Cách thực hiện: Lấy linh chi và bách hợp mỗi nguyên liệu sử dụng 10g và 8g trần bì. Sắc tất cả các nguyên liệu và lấy nước đặc để uống. Uống mỗi ngày 1 thang.
Bồi bổ cơ thể, tăng cường sinh lực phái mạnh
Nấm linh chi ngâm với rượu trắng còn có công dụng bồi bổ cơ thế giúp tăng cường sinh lực phái mạnh.
Cách thực hiện: Ngâm 30g nấm linh chi, 5g đơn sâm và 5g tam thất cùng với 0,5 lít rượu trắng. Ngâm và để bình rượu ở nơi thoáng mát trong 30 ngày. Uống 3 lần/ngày, mỗi lần uống 10 – 15ml.
Những đối tượng không được sử dụng nấm linh chi
- Bệnh nhân thuộc thể hàn.
- Người đang bị dương hư, biểu hiện thường thấy là hay bị đi ngoài.
- Trường hợp bị dị ứng với nấm linh chi hay bất kì thành phần nào của nấm.
- Bệnh nhân chuẩn bị làm phẫu thuật hoặc đang trong giai đoạn phục hồi sau phẫu thuật. Vì sử dụng nấm linh chi liều cao làm tăng nguy cơ chảy máu. Ngừng sử dụng nấm linh chi ít nhất là 2 tuần trước khi phẫu thuật theo lịch trình.
- Những đối tượng đang bị chóng mặt, nôn ói.
- Trẻ em dưới 2 tuổi.
Thận trọng khi dùng nấm linh chi
- Nấm linh chi cùng với các loại thuốc làm chậm quá trình đông máu có thể làm tăng nguy cơ bầm tím và chảy máu. Vì vậy cần tránh dùng nấm linh chi khi đang sử dụng các thuốc chống đông máu.
- Bệnh nhân có vấn đề huyết áp bất thường trong quá trình sử dụng nấm trị bệnh nên được theo dõi thường xuyên đề phòng huyết áp bị tăng, giảm quá mức.
- Trẻ trên 2 tuổi nên dùng nấm linh chi với liều lượng thấp. Có thể tán bột mịn và trộn một ít vào cháo hay sữa cho bé. Cần pha loãng với nước cho bé uống đối với các sản phẩm chiết xuất nguyên chất từ nấm.
- Bà bầu được sử dụng nấm linh chi từ tháng thứ 4 trở đi, có thể dùng dưới dạng trà để uống. Liều dùng tối đa 0,5 lít/ngày.
Xem thêm:
- Đương quy là gì? Công dụng, cách dùng, lưu ý khi sử dụng
- Cách dùng, liều dùng và lưu ý khi sử dụng bạc hà
Hy vọng bài viết trên đã cung cấp cho Quý đọc giả những bài thuốc y học cổ truyền cần thiết để chế biến nấm linh chi để hỗ trợ cải thiện sức khỏe và điều trị bệnh. Nếu bạn thấy bài viết hữu ích hãy chia sẻ cho người thân và bạn bè nhé!
Nguồn: Bệnh viện Nguyễn Tri Phương, PubMed
Nguồn tham khảo
-
Health-Promoting of Polysaccharides Extracted from Ganoderma lucidum
https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/34444885/
-
Antioxidant, antibacterial, antitumor, antifungal, antiviral, anti-inflammatory, and nevro-protective activity of Ganoderma lucidum: An overview
https://www.frontiersin.org/articles/10.3389/fphar.2022.934982/full
-
Clinical Trials for Medicinal Mushrooms: Experience with Ganoderma lucidum (W.Curt.:Fr.) Lloyd (Lingzhi Mushroom)
https://www.dl.begellhouse.com/journals/708ae68d64b17c52,2cbf07a603004731,161986855588d740.html
Cảm ơn bạn đã xem bài viết 14 bài thuốc từ nấm linh chi hỗ trợ trị bệnh tại nhà hiệu quả tại Neu-edutop.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.