Bạn đang xem bài viết 12 bệnh lây từ chó sang người bạn cần cẩn trọng, chú ý tại Neu-edutop.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Nuôi chó mang lại rất nhiều lợi ích cho cuộc sống chúng ta. Tuy nhiên ta cũng nên lưu ý chúng có thể mang theo những mầm bệnh tiềm ẩn có thể lây nhiễm sang con người. Hãy cùng Nhà thuốc An Khang tìm hiểu ngay 12 bệnh lây từ chó sang người qua bài viết dưới đây nhé!
Bệnh dại
Bệnh dại là bệnh hết sức nguy hiểm mà mỗi chúng ta cần phải chủ động đề phòng. Chúng lây truyền trực tiếp chủ yếu qua vết cắn, vết cào xước hay nước bọt của chó bị dại vô tình liếm lên trên vùng da bị tổn thương của con người.
Bệnh do virus (Rhabdovirus) thuộc họ Rhabdoviridae giống Lyssavirus tấn công lên các mô thần kinh não và hầu như luôn gây tử vong. Bệnh nhân có thể phòng và điều trị bằng vacxin dại tế bào hay dùng cả vacxin và huyết thanh kháng dại.[1]
Tùy theo tình trạng vết thương, tình hình bệnh dại trên chính con chó đã cắn người bệnh. Bệnh nếu không được phát hiện và điều trị sớm nhất, bệnh có thể gây tử vong 100%.
Các triệu chứng thường gặp ban đầu ở người như sốt cao, đau đầu. Khi virus tiến triển và tấn công vào hệ thần kinh trung ương thì người bệnh sẽ mất ngủ, sợ nước, sợ gió, co giật, sinh ảo giác, tê liệt.
Trùng xoắn móc câu
Trùng xoắn móc câu là một vi khuẩn sống trong nước tiểu của chó bị nhiễm bệnh. Những người nuôi chó nên chủ động đưa chúng tiêm vacxin phòng bệnh và không cho chúng bơi hay tiếp xúc với nguồn nước khi nghi ngờ bị nhiễm nước tiểu động vật bị bệnh khác.
- Triệu chứng có thể nhận ở vật nuôikhi nhiễm bệnh như: sốt, nôn mửa, tiêu chảy phân lỏng, bỏ ăn, trầm cảm, ít vận động cả ngày ủ rũ khác thường,…
- Triệu chứng đối với người bệnhkhi đã bị nhiễm trùng xoắn móc câu như sốt cao liên tục, đau đầu, mệt mỏi, cơ thể ớn lạnh, đau nhức cơ, nôn mửa, tiêu chảy, người phát ban.
Nghiêm trọng hơn là có thể xuất hiện dấu hiệu của viêm màng não hoặc suy thận, suy gan.
Giun đũa
Giun đũa là ký sinh trùng bên trong chính cơ thể chó. Đối với chó và con người, giun đũa đều hết sức nguy hiểm, đặc biệt đối tượng là trẻ nhỏ. Chó từ 3 tháng tuổi đến nửa năm, bạn nên tiến hành tẩy giun định kỳ 3 tháng một lần cho chúng để phòng giun và trứng giun.
Trước và sau khi chúng ta chơi đùa, vuốt ve, tiếp xúc với chó đều phải nhớ kỹ rửa sạch hai tay bằng nước và xà phòng diệt khuẩn trước khi ăn hay bất kỳ hoạt động sinh hoạt hàng.
Đối với tất cả thức ăn và đồ dùng riêng của chó, đặc biệt là đồ ăn các loại như thịt, cơm, hoa quả, rau trước khi cho chúng ăn phải chuẩn bị kỹ, khử độc, diệt khuẩn. Mục đích là để tránh bị lây nhiễm giun, trứng giun qua đường thực phẩm.
- Triệu chứng mà bạn có thể nhận biết ở vật nuôi khi bị bệnh như: tiêu chảy, nôn mửa, trong phân có máu,có thể dễ dàng nhận thấy giun trong phân chó.
- Triệu chứng ở người bệnh khi bị nhiễm giun đũa từ chó bệnh là cảm thấy tức ngực, khó thở, người nổi mề đay, đau bụng, tiêu chảy, phân có máu.
Xem thêm: Đi cầu ra máu là bệnh gì?
Giun móc
Giun móc là ký sinh trùng bám trực tiếp trên niêm mạc ruột của chó. Trứng của giun móc trong phân chó bệnh có thể lây truyền qua da nếu bạn tiếp xúc với chúng.
- Triệu chứng ở vật nuôibị bệnh như: tiêu chảy, bỏ ăn, sụt cân, phân nhiễm sẫm màu hoặc có máu, một số chó con khi bị nhiễm trùng nặng có thể tử vong.
- Triệu chứng ở người bệnh là giảm cảm giác thèm ăn không lý do, cơ thể suy nhược, thiếu máu, ho, khò khè, khó thở hoặc cả người ngứa ngáy, phát ban.
Có thể nhìn thấy một đường sợi màu đỏ ngoằn ngoèo ở nơi ấu trùng ký sinh di cư dưới da người bệnh.
Sán dây
Sán dây không chỉ có trong thịt lợn chưa được sơ chế, nấu chín mà bạn cũng có thể mắc bệnh này từ chính con chó đang nhiễm bệnh. Biện pháp phòng ngừa tốt nhất là luôn luôn ghi nhớ rửa tay thường xuyên bằng xà phòng và nước sạch.
Hơn hết mọi người nên hạn chế tránh ăn các món ăn được chế biến từ thịt chó nhiễm bệnh, đồ ăn tái sống, tiết canh,….
- Triệu chứng ở chó nuôibị nhiễm sán dây là tiêu chảy, phân lỏng có dịch hoặc máu, chán ăn, buồn nôn, nôn, có giun dài trong phân hoặc chất dịch nôn của chó.
- Triệu chứng ở người như đau bụng, tiêu chảy, mệt mỏi, khò khè, ho kéo dài, phân có máu, nhức đầu, sốt cao, co giật hay có cảm giác đói hoặc chán ăn.
Bệnh sán chó được lây từ trứng sán có trong các thực phẩm được chế biến không sạch, nấu không chín kỹ
Bệnh Leptospirosis
Leptospirosis là một bệnh do vi khuẩn có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người và động vật. Nhiều loại động vật có thể mang vi khuẩn này đặc biệt là trong nước tiểu, phân bao gồm cả chó.
Bạn có thể chủ động phòng bệnh bằng cách đưa chó đi tiêm phòng để chống lại một số chủng của leptospirosis.[2]
Bệnh với các thể lâm sàng đa dạng từ nhiễm khuẩn thể ẩn hoặc thể nhẹ không có triệu chứng vàng da hoặc không có biểu hiện của bệnh viêm màng não.
Các triệu chứng thể lâm sàng cấp tính điển hình như vàng da nặng, sốt cao, rét run, đau cơ, cứng khớp không thể di chuyển, hay còn gọi là hội chứng Weil có thể dẫn đến tử vong nếu không điều trị sớm.
Hắc lào
Đây là một loại bệnh do nấm phát triển trên nang lông, được lây truyền trực tiếp từ chó sang người. Để phòng tránh lây nhiễm bệnh này, bạn nên thường xuyên vệ sinh, dọn dẹp chỗ nằm cho chó sạch sẽ, khô thoáng, rửa tay, hút bụi nếu được có thể xịt khử trùng đây là những cách tốt nhất để hạn chế tránh lây nhiễm hắc lào.
- Triệu chứng ở vật nuôikhi bị nhiễm hắc lào là xuất hiện các vết thương đỏ, da giòn và vùng da xung quanh lông loang lổ, đối với những giống chó nhiều lông thì chủ nuôi rất khó nhìn thấy các vết thương dưới da của chúng.
- Triệu chứng ở người bị bệnh là bệnh nhân thường dễ dàng phát hiện vùng da phát ban hình vòng tròn, đồng xu, hình bầu dục thường có màu đỏ hoặc nâu, gây ngứa khó chịu, có thể bong tróc tạo thành lớp vảy lên trên bề mặt da vị trí vùng tổn thương.
Viêm da
Người khi bị chó cắn, rất có thể dễ dàng gây nhiễm trùng da và viêm mô tế bào nguy hiểm nếu không được điều trị sớm nhất. Đặc biệt, nếu bạn là người có làn da nhạy cảm càng phải nên rửa sạch vùng da sau khi bị chó liếm, tránh tình trạng bị lây nhiễm mẩn ngứa, nên né càng vùng da bị xước khi chơi đùa với chó.
- Triệu chứng ở vật nuôi khi bị bệnh: hiện chưa có các dấu hiệu để nhận biết.
- Triệu chứng khi người bị viêm da: dấu vết cắn xuất hiện nhiễm trùng da.
Bệnh Brucellosis
Brucellosis là một bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn lây lan từ chó sang người. Hoặc do người bệnh ăn các sản phẩm từ sữa tươi chưa tiệt trùng có nhiễm vi khuẩn này.
Đôi khi, vi khuẩn gây bệnh brucellosis còn có thể lây lan qua môi trường không khí hoặc chạm vào chất dịch, máu chó bị nhiễm bệnh. Các dấu hiệu và triệu chứng bệnh có thể bao gồm như sốt, đau nhức xương khớp, mệt mỏi.[3]
Bệnh nhiễm trùng này thường có thể được bác sĩ điều trị bằng thuốc kháng sinh. Tuy nhiên, việc điều trị này phải mất vài tuần hoặc vài tháng và bệnh có thể tái phát lại.
Bệnh Campylobacteriosis
Bệnh Campylobacteriosis là bệnh nhiễm khuẩn khá phổ biến đặc biệt ở chó con. Vi khuẩn này có thể dễ dàng được tìm thấy trong ruột của chó và các động vật có vú khác.
Có đến 49% chó mắc bệnh này có thể lây truyền bệnh qua đường phân. Do đó, con người rất có khả năng cao bị lây nhiễm loại vi khuẩn này nếu không vệ sinh cẩn thận mỗi lần tiếp xúc với chó. Người bệnh có thể nhận biết qua các dấu hiệu như sốt, nôn mửa, táo bón, chán ăn, mất vị giác, viêm hạch bạch huyết.[4]
Tụ huyết trùng
Nhiễm trùng tụ huyết hay (Pasteurella) là một loại vi khuẩn có thể lây nhiễm ở nhiều nơi khác nhau như chó, từ tai đến khớp thậm chí gây viêm màng não. Chúng là tác nhân sống trên da, trong miệng và ruột và bình thường không gây phiền toái gì.
Tuy nhiên, khi có tác nhân bất lợi như thay đổi thời tiết, đề kháng yếu, cơ thể kém dinh dưỡng, chúng có thể là nguồn gốc phát triển của những căn bệnh nghiêm trọng khác. Các triệu chứng còn tùy thuộc hoàn toàn vào cơ quan đã bị ảnh hưởng.
Ở người, các bệnh nhiễm trùng tụ huyết ở các khu vực liên quan rất đa dạng. Ví dụ như: viêm mũi, viêm phổi hoặc áp xe trong thịt sau khi bạn bị chó cắn.
Bệnh từ Mạt (Ve)
Ve chó không chỉ lây bệnh cho vật nuôi của bạn mà chúng cũng là nguồn gây hại cho chính sức khỏe người nuôi. Chúng sẽ lây truyền các loại virus, vi khuẩn hay các loại ký sinh có hại vô máu của vật chủ.
Đặc biệt khi người bị cắn, chúng khiến người bệnh mắc phải khá nhiều căn bệnh nặng về nhiễm trùng. Vùng da bị cắn sẽ có những biểu hiện sốt cao, đau nhức đầu dữ dội, cơ thể mệt mỏi, rét run.
Nặng hơn nữa có thể là phát ban đỏ. Nếu không phát hiện và chữa trị đúng lúc có thể gây hậu quả nặng nề thậm chí là dẫn đến tử vong cho người bệnh.
Xem thêm:
- Các bước xử lý khi bị chó cắn
- Giun sán là gì, nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị
- Dấu hiệu bệnh dại ở người giúp bạn nhận biết bệnh chính xác
Hy vọng qua bài viết trên đã cung cấp thêm cho bạn đọc về những kiến thức cần thiết về một số bệnh lây nhiễm từ chó sang người. Hãy chia sẻ bài viết nhiều hơn cho mọi người xung quanh cùng tìm hiểu nhé!
Nguồn: Msdmanuals, Who.
Nguồn tham khảo
-
Adopt One Health, Stop Rabies: India launches new national action plan for dog mediated rabies elimination by 2030
https://www.who.int/news/item/25-10-2021-adopt-one-health-stop-rabies-india-launches-new-national-action-plan-for-dog-mediated-rabies-elimination-by-2030
-
Leptospirosis – United Republic of Tanzania
https://www.who.int/emergencies/disease-outbreak-news/item/2022-DON403
-
Epidemiology and risk factors of brucellosis in Alexandria governorate
https://www.who.int/publications/i/item/epidemiology-and-risk-factors-of-brucellosis-in-alexandria-governorate
-
Joint FAO/WHO Expert Meeting on the pre- and post-harvest control of non-typhoidal Salmonella spp. in poultry meat
https://www.who.int/news-room/events/detail/2022/09/12/default-calendar/joint-fao-who-expert-meeting-on-the-pre-and-post-harvest-control-of-non-typhoidal-salmonella-spp.-in-poultry-meat
Cảm ơn bạn đã xem bài viết 12 bệnh lây từ chó sang người bạn cần cẩn trọng, chú ý tại Neu-edutop.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.