Bạn đang xem bài viết 11 thực phẩm làm giảm testosterone phái mạnh nên lưu ý tại Neu-edutop.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Testosterone là một hormone sinh dục đóng vai trò quan trọng đối với nam giới. Duy trì mức độ của testosterone là yếu tố quan trọng để tăng cường sức khỏe phái mạnh. Chế độ ăn uống hàng ngày cũng ảnh hưởng đến nồng độ testosterone, vì vậy phái mạnh cần lưu ý một số thực phẩm làm giảm testosterone.
Testosterone có vai trò quan trọng trong việc phục hồi và tăng cường sức mạnh cơ bắp, cải thiện chức năng tình dục. Suy giảm nồng độ testosterone liên quan đến một số tình trạng sức khỏe như béo phì, đái tháo đường type 2, các rối loạn chuyển hóa và các vấn đề về tim mạch. Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến sự thay đổi của nồng độ testosterone, trong đó chế độ ăn uống lành mạnh là chìa khóa để giữ cho mức độ của nó trong tầm kiểm soát và ngăn chúng giảm xuống quá thấp.
Đậu nành và các sản phẩm làm từ đậu nành
Thường xuyên ăn các sản phẩm từ đậu nành như đậu phụ, sữa đậu nành có thể làm giảm mức testosterone. Một nghiên cứu ở 35 nam giới cho thấy uống sữa đậu nành cô lập trong 54 ngày làm giảm mức testosterone. [1]
Thực phẩm từ đậu nành cũng chứa nhiều phytoestrogen – là những chất có nguồn gốc thực vật có tác động gần giống estrogen và có khả năng làm giảm testosterone. [2]
Bạc hà
Bạc hà cũng là một loại thảo mộc đã được chứng minh là có ảnh hưởng trực tiếp đến testosterone. Một nghiên cứu kéo dài 30 ngày ở 42 phụ nữ cho thấy uống trà thảo mộc bạc hà hàng ngày làm giảm đáng kể mức testosterone.
Ở một nghiên cứu khác trên động vật cho thấy việc sử dụng tinh dầu bạc hà cho chuột trong 20 ngày dẫn đến tình trạng giảm nồng độ testosterone trong cơ thể của chúng. [3] [4]
Tuy nhiên, các nghiên cứu về mối liên quan giữa bạc hà và testosterone chỉ mới tập trung ở phụ nữ và động vật. Chính vì vậy, cần có thêm các nghiên cứu trên cả hai giới để đánh giá mức độ ảnh hưởng của bạc hà đến mức testosterone ở cả nam và nữ.
Rễ cam thảo
Rễ cam thảo là một thành phần thông dụng sử dụng trong việc làm ngọt bánh kẹo và đồ uống. Đây cũng là một phương thuốc tự nhiên phổ biến trong y học thường được sử dụng để điều trị mọi thứ từ đau mạn tính đến ho dai dẳng.
Trong những năm gần đây, một số nghiên cứu đã phát hiện ra rằng cam thảo có chứa acid glycyrrhizic có thể ngăn cản sản xuất testosterone. Cam thảo tác dụng bằng cách ức chế enzyme (17β-HSD) trong tế bào Leydig, đóng vai trò như một chất xúc tác chính trong sản xuất testosterone.
Một nghiên cứu năm 2013 cho kết quả nồng độ testosterone trung bình giảm 26% sau một tuần sử dụng cam thảo. [5]
Một nghiên cứu khác cho thấy cam thảo cũng có thể làm giảm mức testosterone ở phụ nữ, cụ thể khi sử dụng 3,5 gam cam thảo mỗi ngày có thể làm giảm 32% mức testosterone chỉ sau một chu kỳ kinh nguyệt. [6]
Dầu thực vật
Các acid béo trong dầu thực vật thường được xem là nguồn chất béo lành mạnh trong chế độ ăn uống, nhưng chúng có thể làm giảm mức testosterone.
Một nghiên cứu của tác giả C. Nagata năm 2000 thực hiện trên 69 người đàn ông cho kết quả rằng thường xuyên tiêu thụ chất béo không bão hòa có liên quan đến mức testosterone thấp hơn so với bình thường. [7]
Tuy nhiên, các nghiên cứu chỉ thực hiện với cỡ mẫu nhỏ nên cần có thêm các dữ liệu để kiểm tra tác động của dầu thực vật đối với mức testosterone trong dân số nói chung.
Hạt lanh
Hạt lanh chứa nhiều chất béo tốt cho tim mạch, cung cấp chất xơ, nhiều loại vitamin và khoáng chất quan trọng khác nhau cho cơ thể. Tuy nhiên, một số nghiên cứu cho thấy rằng nó có thể gây ra tình trạng giảm nồng độ testosterone. Điều này là do hạt lanh chứa nhiều Lignans, tiền chất của phytoestrogen.
Lignans làm giảm mức testosterone toàn phần và tự do, đồng thời ngăn chặn enzyme 5 – alpha reductase chuyển đổi testosterone thành dạng dihydrotestosterone (DHT) mạnh hơn.
Lignans hoạt động bằng cách tăng mức độ SHBG (globulin liên kết hormone giới tính), liên kết thành các phân tử testosterone tự do và khiến chúng “không hoạt động” để sử dụng trực tiếp các thụ thể androgen. [8]
Thêm vào đó, lượng acid béo omega-3 trong hạt lanh có thể liên quan đến việc giảm testosterone. [9]
Thực phẩm được chế biến sẵn
Thực phẩm chế biến sẵn là nguồn cung cấp chất béo chuyển hóa phổ biến. Tuy nhiên, chất béo chuyển hóa lại là một loại chất béo không lành mạnh, có liên quan đến việc tăng nguy cơ mắc bệnh tim, đái tháo đường type 2.
Bên cạnh đó, một số nghiên cứu cũng đã chỉ ra rằng việc thường xuyên tiêu thụ chất béo chuyển hóa chế biến sẵn từ thực phẩm có thể làm giảm mức testosterone. [10]
Một nghiên cứu năm 2014 thực hiện trên 209 nam giới cho thấy những người tiêu thụ lượng chất béo chuyển hóa cao có nồng độ testosterone thấp hơn 15% so nhóm chứng.
Ngoài ra, họ cũng có số lượng tinh trùng thấp hơn 37% và giảm thể tích tinh hoàn, có thể liên quan đến giảm chức năng tinh hoàn.[11]
Rượu
Mặc dù một ly rượu vang trong bữa tối có thể mang lại lợi ích cho sức khỏe, nhưng các nghiên cứu cho thấy uống quá nhiều rượu có thể khiến mức testosterone giảm mạnh, đặc biệt là ở nam giới. [nguon title=”The health benefits of wine” link=”https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/10940346/”][/nguon]
Một nghiên cứu ở 19 người trưởng thành khỏe mạnh cho thấy rằng tiêu thụ 30 – 40 gam rượu mỗi ngày trong 3 tuần làm giảm 6,8% nồng độ testosterone ở nam giới. [nguon title=”Effect of moderate alcohol consumption on plasma dehydroepiandrosterone sulfate, testosterone, and estradiol levels in middle-aged men and postmenopausal women: a diet-controlled intervention study” link=”https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/15166654/”][/nguon]
Thực tế cho thấy cả nghiên cứu trên người và động vật đều cho các kết quả khác nhau, một số nghiên cứu có chỉ ra rằng rượu thực sự có thể làm tăng mức testosterone trong một số trường hợp nhất định.
Vì vậy, vẫn nên có thêm nhiều nghiên cứu sâu hơn để hiểu tác động của rượu ảnh hưởng đến testosterone như thế nào.
Quả hạch
Các loại hạt là một nguồn tuyệt vời của nhiều chất dinh dưỡng quan trọng, bao gồm chất xơ, chất béo có lợi cho tim và các khoáng chất. Tuy nhiên, một số nghiên cứu cho thấy rằng một số loại hạt nhất định có thể làm giảm mức testosterone. [nguon title=”Health Benefits of Nut Consumption” link=”https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC3257681//”][/nguon]
Một nghiên cứu nhỏ ở 31 phụ nữ mắc hội chứng buồng trứng đa nang cho thấy quả óc chó và quả hạch làm tăng mức độ globulin gắn kết hormone sinh dục lần lượt là 12,5% và 16%. Bên cạnh đó hormone sinh dục liên kết với testosterone, có thể làm giảm mức testosterone tự do trong cơ thể bạn.[nguon title=”Differential effects of walnuts vs almonds on improving metabolic and endocrine parameters in PCOS” link=”https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/21157477/”][/nguon]
Song, vẫn cần thêm các nghiên cứu để xác định xem một số loại hạt có thể ảnh hưởng đến mức testosterone như thế nào.
Các sản phẩm từ sữa
Nếu bạn muốn tăng nồng độ testosterone trong cơ thể, bạn có thể chọn tránh các sản phẩm từ sữa. Điều này có thể là do một số sữa bò có chứa các hormone tổng hợp hoặc tự nhiên, có thể ảnh hưởng đến mức testosterone của một người.
Ngoài ra, thức ăn chăn nuôi có thể chứa đậu nành, có thể làm tăng nồng độ estrogen trong sữa bò.
Các sản phẩm chế biến từ sữa có thể ảnh hưởng đến mức testosterone của một người
Bánh mì, bánh ngọt và món tráng miệng
Một nghiên cứu được đăng trên tạp chí dinh dưỡng năm 2018 của Tzu-Yu Hu và cộng sự cho thấy rằng có mối liên quan giữa chế độ ăn nhiều bánh mì, bánh ngọt và các món tráng miệng khác với mức testosterone thấp ở nam giới Đài Loan. [nguon title=”Testosterone-Associated Dietary Pattern Predicts Low Testosterone Levels and Hypogonadism” link=”https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC6266690/”][/nguon]
Các yếu tố khác bao gồm tiêu thụ nhiều sữa, ăn ngoài thường xuyên và không ăn đủ rau xanh. Bài báo còn cho biết những người đàn ông này cũng bị giảm khối lượng cơ và tăng khối lượng mỡ trong cơ thể.
Một số chất béo
Một số loại chất béo cũng có thể ảnh hưởng đến nồng độ testosterone.
Một nghiên cứu năm 2017 đăng trong Tạp chí Andrology Châu Á cho kết quả chế độ ăn uống của những người đàn ông trẻ, khỏe mạnh có liên quan đến nồng độ hormone và chức năng tinh hoàn của họ.
Nghiên cứu chỉ ra rằng ăn chất béo chuyển hóa có thể làm giảm mức testosterone trong cơ thể. Họ cũng phát hiện ra rằng quá nhiều axit béo omega-6 có khả năng làm giảm kích thước và chức năng của tinh hoàn. [nguon title=”Fatty acid intake in relation to reproductive hormones and testicular volume among young healthy men” link=”https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC5312216/”][/nguon]
Ăn chất béo chuyển hóa, đặc biệt trong các thức ăn nhanh có thể làm giảm mức testosterone trong cơ thể
Trên đây là một số thực phẩm có thể làm giảm nồng độ testosterone trong cơ thể bạn nên tránh. Hãy để lại bình luận bên dưới cùng chia sẻ thêm về các thông tin mà bạn biết. Chia sẻ nếu thấy bài viết hữu ích bạn nhé!
Nguồn: HealthLine; Medical News Today
Nguồn tham khảo
-
Soy protein isolates of varying isoflavone content exert minor effects on serum reproductive hormones in healthy young men
https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/15735098
-
Soy and phytoestrogens: possible side effects
https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC4270274/
-
Effects of peppermint teas on plasma testosterone, follicle-stimulating hormone, and luteinizing hormone levels and testicular tissue in rats
https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/15679984/
-
Spearmint herbal tea has significant anti-androgen effects in polycystic ovarian syndrome. A randomized controlled trial
https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/19585478/
-
Licorice consumption and serum testosterone in healthy man
https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/14520600/
-
Licorice reduces serum testosterone in healthy women
https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/15579328/
-
Relationships between types of fat consumed and serum estrogen and androgen concentrations in Japanese men
https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/11525593/
-
Effect of dietary components, including lignans and phytoestrogens, on enterohepatic circulation and liver metabolism of estrogens and on sex hormone binding globulin (SHBG)
https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/2826899/
-
The effect of omega-3 supplementation on androgen profile and menstrual status in women with polycystic ovary syndrome: A randomized clinical trial
https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC3941370/
-
Trans fatty acid intake is inversely related to total sperm count in young healthy menl
https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC3923511/
-
Relationship between Testicular Volume and Conventional or Nonconventional Sperm Parameters
https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC3780703/
Cảm ơn bạn đã xem bài viết 11 thực phẩm làm giảm testosterone phái mạnh nên lưu ý tại Neu-edutop.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.