11 câu phân tích kế hoạch bài dạy cấp THPT giúp thầy cô tham khảo, nhanh chóng trả lời các câu hỏi tự luận để hoàn thành bài tập cuối khóa tập huấn Tìm hiểu Chương trình GDPT 2018.
Với đáp án 11 câu phân tích kế hoạch bài dạy 9 môn Ngữ văn, Toán, Vật lí, Địa lí, Tin học, Hóa học, Lịch sử, Giáo dục công dân, Sinh học cấp THCS, thầy cô sẽ có thêm nhiều kinh nghiệm, nhanh chóng trả lời các câu hỏi tự luận tập huấn Tìm hiểu chương trình tổng thể. Vậy mời thầy cô cùng theo dõi bài viết dưới đây của Neu-edutop.edu.vn:
11 câu phân tích kế hoạch bài dạy môn Văn THPT
Câu 1: Đọc
- Tóm tắt văn bản
- Nêu ấn tượng ban đầu về văn bản
- Xác định và phân tích các yếu tố của văn bản tự sự (bối cảnh không gian, thời gian của truyện; đề tài, nhan đề; tình huống truyện; nhân vật)
- Tổng kết về nội dung và nghệ thuật của truyện ngắn Vợ nhặt
- Rút ra cách thức đọc hiểu văn bản truyện ngắn theo thể loại và vận dụng để tự phân tích kết thúc truyện.
- Liên hệ, so sánh với các văn bản khác
Viết: Viết bài văn nghị luận văn học về một đoạn trích, tác phẩm văn xuôi…
Nói, nghe
Câu 2:
– Trình bày được quan điểm, ý kiến cá nhân, biết lắng nghe tích cực và nhận xét phần trình bày của bạn, tranh luận, phản biện vấn đề…
HĐ đọc hiểu văn bản
– Khởi động: Huy động tri thức, trải nghiệm bản thân: Thực hiện phiếu học tập số 1, chia sẻ theo cặp, báo cáo kết quả.
– Khám phá/hình thành kiến thức:
- Bổ sung tri thức nền (tìm hiểu thông tin về tác giả, tác phẩm): Thực hiện phiếu học tập số 1, tham gia trò chơi, thuyết trình giới thiệu tác giả, tác phẩm.
- Tìm hiểu ấn tượng ban đầu, bối cảnh, thời gian nghệ thuật, nhan đề: Tóm tắt văn bản (Phiếu HT số 2), nêu ấn tượng về văn bản bằng 1 từ, đọc và trả lời câu hỏi về nhan đề, thực hiện phiếu HT số 3 và trình bày.
- Tìm hiểu tình huống truyện, nhân vật Tràng, cụ Tứ, thị: Thực hiện phiếu HT số 4,5,6,7,8 ở nhà, thảo luận nhóm và thuyết trình, phân tích tình huống truyện; vào vai Tràng kể lại câu chuyện, thuyết trình nhân vật bà cụ Tứ, phỏng vấn nhân vật Tràng về thị.
- Tổng kết bài học: Thực hiện viết 1 phút và chia sẻ theo cặp.
– Hoạt động luyện tập, vận dụng và mở rộng: Thực hiện phiếu HT số 9,10; chia sẻ sản phẩm và góp ý.
Câu 3:
* Phẩm chất: Lòng nhân ái, niềm tin tưởng, lạc quan vào sức sống mãnh liệt của con người; trân trọng khát vọng đổi đời, khát vọng hạnh phúc của con người.
* Năng lực:
+ Năng lực chung: Tự học, giao tiếp hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo..
+ Năng lực đặc thù: Năng lực ngôn ngữ và văn học; phát triển kĩ năng đọc – hiểu văn bản và văn học..
- Phân tích được các chi tiết tiêu biểu, đề tài, câu chuyện, sự kiện, nhân vật và mối quan hệ của chúng trong tính chỉnh thể của tác phẩm; nhận xét được chi tiết quan trọng trong việc thể hiện nội dung văn bản
- Phân tích và đánh giá chủ để tư tưởng. thông điệp mà văn bản muốn gửi đến người đọc thông qua hình thức nghệ thuật của văn bản; phân biệt chủ đề chính, chủ đề phụ trong một văn bản có nhiều chủ đề.
- Phân tích đánh giá được tình cảm, cảm xúc, cảm hứng chủ đạo của người viết thể hiện qua văn bản; phát hiện được giá trị văn hóa, triết lí nhân sinh từ văn bản.
- Nhận biết và phân tích được một số đặc điểm cơ bản của ngôn ngữ văn học. Phân tích được tính đa nghĩa của ngôn từ trong tác phẩm văn học.
- Nhận biết và phân tích được một số yếu tố truyện ngắn hiện đại như: Không gian, thời gian, câu chuyện, nhân vật, người kể chuyện ngôi thứ 3, sự thay đổi điểm nhìn, sự nối kết giữa lời người kể chuyện, lời nhân vật.
- So sánh được 2 văn bản văn học viết cùng đề tài ở các giai đoạn khác nhau, liên tưởng, mở rộng vấn đề để hiểu sâu hơn văn bản được đọc.
- Vận dụng được kinh nghiệm đọc, trải nghiệm về cuộc sống và hiểu biết về lịch sử văn học Việt Nam để nhận xét, đánh giá văn bản văn học.
- Phân tích được ý nghĩa hay tác động của văn bản văn học trong việc làm thay đổi suy nghĩ, tình cảm, cách nhìn và cách thưởng thức, đánh giá của cá nhân đối với văn học và cuộc sống.
Câu 4:
Khi thực hiện HĐ để hình thành kiến thức mới trong bài học, HS sẽ được sử dụng những thiết bị dạy học là:
- SGK, tranh ảnh, bảng biểu
- Máy tính, máy chiếu/điện thoại có kết nối mạng
- Phiếu học tập
Câu 5:
HS sử dụng thiết bị dạy học /học liệu như sau để hình thành kiến thức:
- Quan sát phiếu học tập số 1 để tìm ra từ khóa
- Đọc văn bản trong SGK
- Làm phiếu học tập
- Xem hình ảnh
Câu 6:
- Đọc đúng, đọc diễn cảm được một số đoạn của truyện Vợ nhặt theo yêu cầu của GV
- Hoàn thành được các yêu cầu trong Phiếu học tập
- Bài thuyết trình trước lớp về tình huống truyện
- Bài phỏng vấn anh Tràng để tìm hiểu về thị.
- “Nhật kí” của Tràng.
Câu 7:
Căn cứ đánh giá: các sản phẩm học sinh đã thực hiện được trong hoạt động hình thành kiến thức mới: phiếu học tập, bài thuyết trình, bài phỏng vấn, “nhật kí” của Tràng, sản phẩm (theo kĩ thuật 321)
- Tiêu chí đánh giá: được xác định nhưng có một số chỗ chưa rõ ràng, cụ thể (tiêu chí này có độ chênh so với mục tiêu, yêu cầu cần đạt mà tác giả đề ra ).
- Kĩ thuật đánh giá: kĩ thuật đặt câu hỏi, nhận xét và đánh giá sản phẩm của học sinh.
- Theo qui trình: GV giao nhiệm vụ -> gợi mở -> tổng kết ý kiến của HS -> chốt ý chính.
Câu 8:
Khi thực hiện hoạt động luyện tập/vận dụng kiến thức mới trong bài học, học sinh sẽ được sử dụng những thiết bị dạy học/học liệu sau:
- Sách giáo khoa
- Sử dụng các phiếu học tập số 9,10
- Chia sẻ phiếu học tập
Câu 9:
Học sinh sử dụng thiết bị dạy học/học liệu như sau (đọc/nghe/nhìn/làm) để luyện tập/vận dụng kiến thức mới:
- HS đọc kĩ văn bản trong SGK, đọc các yêu cầu trong phiếu học tập.
Viết phiếu học tập
- HS chia sẻ phiếu học tập, nghe ý kiến nhận xét của 01 HS khác về sản phẩm của mình
Làm sản phẩm sáng tạo (tranh vẽ, bài thơ, bài văn, truyện tranh,…) từ giấy + bút màu,…
Câu 10:
Sản phẩm học tập mà học sinh phải hoàn thành trong hoạt động luyện tập/vận dụng kiến thức mới là:
* Phần luyện tập:
- Học sinh phải hoàn thành được 2 phiếu học tập số 9,10
- Ý kiến nhận xét trong lớp
- Văn bản viết (câu trả lời) và phần phát biểu bằng lời
- Sản phẩm sáng tạo (tranh vẽ, bài thơ, bài văn, truyện tranh,…)
* Phần vận dụng:
- Học sinh vận dụng được cách thức đọc-hiểu để tự phân tích kết thúc truyện.
- Phiếu học tập
- Liên hệ, so sánh với các nhân vật trong các văn bản khác.
Câu 11:
Giáo viên cần nhận xét, đánh giá về kết quả thực hiện hoạt động luyện tập/vận dụng kiến thức mới của học sinh:
- GV quan sát, lắng nghe HS trả lời/ trình bày, thực hiện phiếu HT, căn cứ vào các sản phẩm học tập.
- GV nhận xét, tổ chức cho HS nhận xét và chốt ý chính.
Khi đánh giá, GV phải dựa vào tiêu chí đánh giá, thời gian, địa điểm, minh chứng, công cụ thực hiện đánh giá.
* Cụ thể:
+Thời gian, địa điểm đánh giá: Cuối tiết học
+ Minh chứng: Các sản phẩm của học sinh (phiếu học tập số 9,10, tranh vẽ, bài viết, câu trả lời miệng, phần thuyết trình, phần phản hồi và tự phản hồi của học sinh…)
- Công cụ: phiếu học tập
- Đánh giá HS có được những phẩm chất và năng lực gì.
- Chủ thể đánh giá: HS đánh giá HS, GV đánh giá HS….
- Tiêu chí đánh giá: yêu cầu cần đạt của hoạt động; mục tiêu bài học
- Công cụ đánh giá: Câu hỏi trắc nghiệm khách quan; bài tập tự luận.
- Kĩ thuật đánh giá: Câu hỏi trắc nghiệm; nhận xét đánh giá, bài tập tự luận ngắn, kĩ thuật phản hồi 321…
11 câu phân tích kế hoạch bài dạy môn Toán THPT
Câu 1:Sau khi học xong bài học, học sinh:
- Hiểu được các bài toán thực tiễn dẫn vào khái niệm đạo hàm.
- Biết được định nghĩa đạo hàm và thực hiện được các bước tính đạo hàm của hàm số theo định nghĩa một số hàm số đơn giản.
- Hiểu được ý nghĩa vật lí của đạo hàm và vận dụng được đạo hàm giải quyết một số bài toán vật lí.
Câu 2:Hoạt động khởi động: Nhận biết các bài toán thực tế dẫn đến khái niệm đạo hàm.
- Hoạt động hình thành kiến thức: hình thành định nghĩa đạo hàm
- Hoạt động luyện tập, củng cố: tính đạo hàm theo định nghĩa các hàm số đơn giản
- Hoạt động vận dụng, tìm tòi và mở rộng: Vận dụng đạo hàm vào giải quyết các bài toán vật lí
Câu 3:Có cơ hội hình thành và phát triển các năng lực:
- Tư duy và lập luận toán học
- Giải quyết vấn đề toán học
- Mô hình hóa toán học
- Sử dụng công cụ và phương tiện học toán
Đồng thời hình thành và phát triển các phẩm chất: nhạy bén, chính xác, linh hoạt, năng động và sáng tạo
Câu 4: Khi thực hiện các hoạt động để hình thành kiến thức, học sinh được sử dụng các đồ dùng học tập như: sách giáo khoa, sách bài tập, phiếu học tập, tài liệu tham khảo, các hình ảnh và mô hình liên quan, …
Câu 5:Quan sát để phát hiện vấn đề
- Thảo luận nhóm, trao đổi về bài toán vật lí : vận tốc tức thời và cường độ dòng điện tức thời và tìm ra mối liên hệ với định nghĩa đạo hàm
- Thực hiện các thao tác tính toán về vận tốc tức thời và cường độ dòng điện tức thời, khoảng thời gian tương ứng,…
- Hoàn thành các phiếu học tập được phân công
- Học sinh nhận xét, đánh giá chéo lẫn nhau
Câu 6:Quan sát các ví dụ thực để biết được định nghĩa đạo hàm, từ đó rút ra cách tính đạo hàm theo định nghĩa
- Nhận biết được định nghĩa đạo hàm và cách tính
- Tính được đạo hàm theo định nghĩa một số hàm số cơ bản
- Cách vận dụng được kiến thức đã học vào giải quyết các bài toán vật lí
Câu 7:Xem xét và đánh giá quá trình hoạt động của học sinh
- Nhận xét và đánh giá ý thức tham gia tích cực vào các hoạt động học tập
- Nhận xét đánh giá ý thức tích cực, chủ động, sáng tạo trong quá trình hoạt động và mức độ chính xác về kiến thức, khoa học,…
- Đánh giá về sự hợp tác của các thành viên trong nhóm khi thực hiện các nhiệm vụ học tập
- Tổ chức cho học sinh đánh giá chéo kết quả hoạt động
Câu 8: Kiến thức bài học
- Phương tiện và đồ dùng học tập: sách giáo khoa, phiếu học tập, MTBT,…
- Tư liệu và tài liệu liên quan
Câu 9:Tìm hiểu kĩ kiến thức trong các tài liệu liên quan
- Phân tích bài toán, thảo luận, trao đổi để tìm ra hướng giải quyết vấn đề
- Hợp tác với nhau phân chia bài toán cần giải quyết về dạng đơn giản, quen thuộc
- Hoàn thiện và báo cáo kết quả hoạt động
- Thực tế hóa bài toán
Câu 10:Biết tính đạo hàm theo định nghĩa
- Thực hiện thành thạo các bước tính đạo hàm theo định nghĩa
- Vận dụng được kiến thức giải quyết các bài toán vật lí liên quan
- Chuyển đổi bài toán thực tiễn về bài toán toán tính đạo hàm
Câu 11: Giáo viên cần nhận xét, đánh giá cụ thể về:
- Mức độ chủ động, tích cực, sáng tạo trong hoạt động học tập
- Độ chính xác, khoa học về cách phát hiện và giải quyết vấn đề
- Cách vận dụng vào bài toán thực tiễn
- Ý thức tham gia các hoạt động học tập
- Đánh giá việc hợp tác, thảo luận, trao đổi trong các nhóm
- Tổ chức cho học sinh đánh giá chéo lẫn nhau.
11 câu phân tích kế hoạch bài dạy môn Vật lí THPT
Câu 1: Sau khi học bài học, học sinh “làm” được gì để tiếp nhận (chiếm lĩnh) và vận dụng kiến thức, kỹ năng của chủ đề?
- Hiểu được đặc điểm và cấu tạo chất khí.
- Nêu được các nội dung cơ bản của thuyết động học phân tử chất khí. Nêu được định nghĩa khí lý tưởng.
- Nhận biết được “trạng thái” và “quá trình biến đổi trạng thái”. Nêu được định nghĩa các đẳng quá trình.
- Biết mối liên hệ giữa các đại lượng (P,V,T)
- Phát biểu và nêu được hệ thức của định luật Bôi-lơ – Ma-ra-ốt (Boyle – Mariotte); định luật sác lơ (Charles);
- Rút ra được phương trình trạng thái của khí lý tưởng.
- Giải thích được mối quan hệ giữa chuyển động của các phân tử và áp suất tác dụng lên thành bình.
- Vận dụng phương trình trạng thái của khí lý tưởng để giải thích các hiện tượng/giải quyết một số hiện tượng/ bài tập.
Câu 2: Học sinh sẽ được thực hiện các “hoạt động học” nào trong bài học?
- Tìm hiểu đặc điểm và cấu tạo chất khí và ôn lại các thông số trạng thái chất khí
- Tìm hiểu các định luật thực nghiệm về chất khí.
- Tìm hiểu phương trình trạng thái của khí lý tưởng: Sử dụng định luật Bôi-lơ – Ma-ra-ốt và định luật Sác lơ rút ra phương trình trạng thái của khí lý tưởng Pv=Nrt
- Tìm hiểu mô hình động học chất khí.
- Sử dụng mô hình động học chất khí để thấy bản chất mối liên hệ giữa các thông số trạng thái của chất khí.
- Vận dụng phương trình trạng thái của khí lý tưởng và mô hình động học chất khí để giải thích các hiện tượng/giải quyết một số hiện tượng/ bài tập.
Câu 3:Thông qua các “hoạt động học” sẽ thực hiện trong bài học, những “biểu hiện cụ thể” của những phẩm chất, năng lực nào có thể được hình thành, phát triển cho học sinh?
– Phẩm chất: chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm
– Năng lực chung: tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo
+ Hỗ trợ các thành viên trong nhóm để tiến hành thí nghiệm
+ Thảo luận với các thành viên trong nhóm để cùng hoàn thành nhiệm vụ – Năng lực đặc thù:
+ Nhận thức vật lý:
- Nhận biết, trình bày lại các sự vật, hiện tượng.
- So sánh rút ra mối liên hệ giữa các đại lượng.
- Giải thích được mối quan hệ giữa chuyển động của các phân tử và áp suất tác dụng lên thành bình.
- Nhận ra điểm sai và chỉnh sửa được nhận thức hoặc giải thích.
+ Tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ vật lí
- Đề xuất được mô hình động học của các phân tử chất khí
- Thu thập dữ liệu, đánh giá kết quả và đề xuất phương trình trạng thái của khí lý tưởng từ 2 định luật thực nghiệm.
+ Vận dụng kiến thức, kỹ năng đã học:
- Giải thích minh chứng được một vấn đề
- Đánh giá được quan hệ giữa các đại lượng trong hệ thức tính áp suất để mở rộng cho trường hợp 3 chiều.
Câu 4: Khi thực hiện hoạt động để hình thành kiến thức mới trong bài học, học sinh sẽ được sử dụng những thiết bị dạy học/học liệu nào?
- Tư liệu học tập: sách giáo khoa, sách bài tập, tài liệu tham khảo, các hình ảnh và mô hình liên quan, phiếu học tập.
- Máy tính bỏ túi, các đoạn video minh họa, bảng số liệu,…
Câu 5: Học sinh sử dụng thiết bị dạy học/học liệu như thế nào (đọc/nghe/nhìn/làm) để hình thành kiến thức mới?
- Quan sát, phân tích các tư liệu giáo viên cung cấp như: đoạn video, clip, …
- Thảo luận nhóm, trao đổi về: mô hình chuyển động Brown, mô hình động học chất khí, bảng hệ thống hóa các trạng thái, phiếu kiểm hoạt động, bảng kết quả thí nghiệm, phiếu hướng dẫn xây dựng biểu thức,..
- Hoàn thành các phiếu học tập được phân công
- Học sinh nhận xét, đánh giá chéo lẫn nhau
Câu 6: Sản phẩm học tập mà học sinh phải hoàn thành trong hoạt động để hình thành kiến thức mới là gì?
- Kết quả báo cáo của cá nhân, nhóm sau khi đối chiếu với thông tin phản hồi từ giáo viên.
- Tìm được mối liên hệ giữa áp suất và thể tích khi nhiệt độ không đổi và áp suất và nhiệt độ khi thể tích không đổi. Rút ra được phương trình trạng thái của khí lý tưởng thu được từ thực nghiệm và lí thuyết.
- Cách vận dụng được kiến thức đã học vào giải giải thích các hiện tượng và các bài tập vật lí.
Câu 7: Giáo viên cần nhận xét, đánh giá như thế nào về kết quả thực hiện hoạt động để hình thành kiến thức mới của học sinh?
- Nhận xét và đánh giá ý thức tham gia tích cực vào các hoạt động học tập
- Nhận xét đánh giá ý thức tích cực, chủ động, sáng tạo trong quá trình hoạt động và mức độ chính xác về kiến thức, khoa học,…
- Đánh giá về sự hợp tác của các thành viên trong nhóm khi thực hiện các nhiệm vụ học tập
- Tổ chức cho học sinh đánh giá chéo kết quả hoạt động
Câu 8: Khi thực hiện hoạt động luyện tập/vận dụng kiến thức mới trong bài học, học sinh sẽ được sử dụng những thiết bị dạy học/học liệu nào?
- Tư liệu học tập: sách giáo khoa, sách bài tập, tài liệu tham khảo, các hình ảnh và mô hình liên quan.
- Bộ thí nghiệm định luật Bôi-lơ – Ma-ra-ốt và định luật Sác lơ
- Phiếu học tập
- Máy tính bỏ túi, các đoạn video minh họa, bảng số liệu,…
Câu 9: Học sinh sử dụng thiết bị dạy học/học liệu như thế nào (đọc/nghe/nhìn/làm) để luyện tập/vận dụng kiến thức mới?
- Quan sát, phân tích:tư liệu học tập do giáo viên cung cấp, sách giáo khoa, làm thí nghiệm,
- Hoàn thành phiếu học tập theo yêu cầu của giáo viên
- Tích cực tham gia các hoạt động vận dụng phương trình trạng thái của khí lý tưởng và mô hình động học chất khí để giải thích các hiện tượng/giải quyết một số hiện tượng/ bài tập.
Câu 10: Sản phẩm học tập mà học sinh phải hoàn thành trong hoạt động luyện tập/vận dụng kiến thức mới là gì?
Học sinh trình bày được:
- Nêu được các nội dung cơ bản của thuyết động học phân tử chất khí. Nêu được định nghĩa khí lý tưởng.
- Hiểu được mối liên hệ giữa các đại lượng (P,V,T)
- Phát biểu và nêu được hệ thức của định luật Bôi-lơ – Ma-ra-ốt (Boyle – Mariotte); định luật sác lơ (Charles);
- Rút ra được phương trình trạng thái của khí lý tưởng.
- Giải thích được mối quan hệ giữa chuyển động của các phân tử và áp suất tác dụng lên thành bình.
- Vận dụng phương trình trạng thái của khí lý tưởng để giải thích các hiện tượng/giải quyết một số hiện tượng/ bài tập.
- Ứng dụng cho hoạt động của khinh khí cầu, cơ chế làm lạnh bằng bay hơi chất lỏng.
Câu 11: Giáo viên cần nhận xét, đánh giá như thế nào về kết quả thực hiện hoạt động luyện tập/vận dụng kiến thức mới của học sinh?
- Mức độ chủ động, tích cực, sáng tạo trong hoạt động học tập
- Độ chính xác, khoa học về cách phát hiện và giải quyết vấn đề
- Cách vận dụng giải thích các hiện tượng và bài toán thực tiễn
- Ý thức tham gia các hoạt động học tập
- Đánh giá việc hợp tác, thảo luận, trao đổi trong các nhóm
- GV quan sát hoạt động thảo luận, động viên, hướng dẫn kịp thời.
- Đánh giá thông qua phần trình bày nhóm.
- GV nhận xét, chốt kiến thức, tuyên dương, khích lệ học sinh.
11 câu phân tích kế hoạch bài dạy môn Địa lý THPT
Câu 1: Sau khi học bài xong học sinh, học sinh “làm” được gì để tiếp nhận (chiếm lĩnh) và vận dụng kiến thức kĩ năng của chủ đề?
Tham gia vào các hoạt động của giáo viên. Thực hiện hoạt động luyện tập và vận dụng mở rộng.
Câu 2:Học sinh sẽ thực hiện các “ hoạt động nào” trong bài học?
– Hoạt động khởi động
– Hoạt động hình thành kiến thức mới
- Hoạt động 1: Tìm hiểu về vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ và dân số của vùng.
- Hoạt động 2: Tìm hiểu về việc khai thác các thế mạnh của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ.
- Hoạt động 3: Tìm hiểu về ý nghĩa của việc phát triển kinh tế – xã hội đối với quốc phòng an ninh của vùng.
– Hoạt động củng cố
– Hoạt động vận dụng
Câu 3. Thông qua các “hoạt động học” sẽ thực hiện trong bài học, những “biểu hiện cụ thể” của những phẩm chất, năng lực nào có thể được hình thành, phát triển cho học sinh?
- Phẩm chất: Yêu nước, chăm chỉ.
- Năng lực chung: năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác
- Năng lực chuyên biệt: Tìm hiểu địa lí, Nhận thức thế giới theo quan điểm không gian, năng lực giải thích các hiện tượng và quá trình địa lí.
Câu 4.Khi thực hiện hoạt động để hình thành kiến thức mới trong bài học, học sinh sẽ được sử dụng những thiết bị dạy học/học liệu nào?
- Atlat Địa lí Việt Nam.
- Bảng số liệu về diện tích và dân số của các vùng nước ta.
- Văn bản thông tin về các thế mạnh phát triển kinh tế của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ.
Câu 5: Học sinh sử dụng thiết bị dạy học/học liệu để hình thành kiến thức mới như thế nào?
* Hoạt động 1:
- Sử dụng Atlat trang 26 để xác định vị trí địa lí, vị trí tiếp giáp của vùng Trung Du và Miền Núi Bắc Bộ..
- Bảng số liệu dùng để học sinh tính tỉ trọng diện tích và dân số của vùng TDMNBB so với cả nước.
* Hoạt động 2: Văn bản thông tin về các thế mạnh phát triển kinh tế của vùng TDMNBB và Atlat trang 26 để làm rõ nhận định đó bằng sơ đồ tư duy.
Câu 6.
- Xác định được vị trí địa lí của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ trên bản đồ. Chỉ ra vị trí tiếp giáp.
- Tính được tỉ trọng diện tích và dân số của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ so với cả nước
- Rút ra được nhận xét về vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ và dân số của vùng.
- Nêu được các ảnh hưởng vị trí địa lí đến phát triển kinh tế – xã hội và an ninh quốc phòng của vùng.
- Học sinh giải quyết được vấn đề Trung du và miền núi Bắc Bộ là vùng có nhiều thế mạnh để phát triển kinh tế và các thế mạnh ngày càng phát triển. Hoàn thành sản phẩm ra giấy.
- Hs trình bày được ý kiến cá nhân về ý nghĩa của việc phát triển kinh tế- xã hội đối với an ninh quốc phòng của vùng
Câu 7. Giáo viên cần nhận xét, đánh giá như thế nào về kết quả thực hiện hoạt động để hình thành kiến thức mới của học sinh?
- GV nhận xét và chính xác hóa nội dung học tập.
- GV nhận xét đánh giá sản phẩm học tập học tập của các nhóm thông qua các tiêu chí.
- GV nhận xét các ý kiến của HS và chính xác hóa nội dung học tập.
Câu 8. Khi thực hiện hoạt động luyện tập/vận dụng kiến thức mới trong bài học, học sinh sẽ được sử dụng những thiết bị dạy học/học liệu nào?
- Atlat Địa lí Việt Nam.
- Bảng số liệu về diện tích và dân số của các vùng nước ta.
- Văn bản thông tin về các thế mạnh phát triển kinh tế của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ.
Câu 9.
Học sinh dựa vào bản đồ, Atlat địa lí Việt Nam. Học sinh sử dụng văn bản thông tin về các thế mạnh phát triển kinh tế của vùng Trung du miền núi Bắc Bộ. Học sinh sử dụng kiến thức trong các hoạt động hình thành kiến thức mới. để hoàn thành phần luyện tập/vận dụng.
Câu 10.
Sản phẩm hoạt động luyện tập
- Hoạt động củng cố: lựa chọn đáp án đúng cho mỗi câu trắc nghiệm
- Hoạt động vận dụng: Học sinh giải quyết các tình huống Gv đưa ra một cách chính xác.
Câu 11: Giáo viên nhận xét, đánh giá hoạt động luyện tập vận dụng kiến thức của học sinh bằng định lượng và định tính:
- Học sinh có tích cực trả lời câu hỏi luyện tập không, có trao đổi, hợp tác với bạn không?
- Luyện tập: đúng bao nhiêu câu, hoàn thành được bao nhiêu % và được bao nhiêu điểm.
- Vận dụng mở rộng: Giáo viên đánh giá học sinh có hiểu được thế mạnh của vùng để có đầu tư đúng đắn không.
- Giáo viên: tuyên dương, khích lệ, động viên học sinh.
11 câu phân tích kế hoạch bài dạy môn Tin học THPT
Câu 1: Sau khi học xong bài học, học sinh làm được gì để tiếp nhận (chiếm lĩnh) và vận dụng kiến thức, kỹ năng của chủ đề?
- HS nêu được khái niệm mạng máy tính, chỉ ra được những tiêu chí để xác định một mạng máy tính, hiểu và nêu lên được lợi ích của mạng máy tính.
- HS biết các thành phần chính của một mạng máy tính và phân biệt được các thiết bị kết nối mạng.
- HS phân biệt được mạng máy tính (có dây và không dây), giải thích được khái niệm mạng wifi và nêu tên được thiết bị thu phát sóng wifi.
- Rèn luyện kĩ năng phân biệt các thiết bị mạng như: cáp mạng, so sánh và phân biệt được mạng có dây và mạng không dây.
- HS hiểu các nội dung kiến thức của chủ đề và vận dụng để làm các bài tập như chọn đáp án đúng, điền vào chỗ trống, vận dụng các nội dung đã chiếm lĩnh trả lời và giải quyết được vấn đề giáo viên đặt ra.
Câu 2: Học sinh sẽ thực hiện các“Hoạt động học” nào trong bài học?
- Hoạt động 1: Giới thiệu khái niệm mạng máy tính
- Hoạt động 2: Giới thiệu ích lợi mà mạng máy tính đem lại
- Hoạt động 3: Tìm hiểu các thành phần chủ yếu của mạng máy tính
- Hoạt động 4: Mạng không dây
Câu 3: Thông qua các “hoạt động học” sẽ thực hiện những “biểu hiện cụ thể” của những phẩm chất năng lực nào hình thành phát triển cho học sinh?
Năng lực a: Sử dụng đúng cách các thiết bị, các phần mềm thông dụng và mạng máy tính phục vụ cuộc sống và học tập.
Câu 4: Khi thực hiện hoạt động để hình thành kiến thức mới trong bài học, học sinh được sử dụng những thiết bị dạy học / học liệu nào?
- Máy tính PC, máy chiếu và màn chiếu.
- Ảnh chụp, các đoạn video minh họa.
- Khoảng 10 đoạn cáp UTP đã bấm sẵn hai đầu và một chiếc Switch hoặc modem , có thể dùng những thiết bị cũ, đã hỏng thay thế bằng video minh họa.
- Nếu có kết nối mạng internet thì bài giảng sẽ hấp dẫn và mang lại hiệu quả cao hơn
Câu 5: Học sinh sử dụng thiết bị dạy học/ học liệu nào về (đọc/nghe/nhìn/làm) để hình thành kiến thức mới?
Học sinh quan sát hình ảnh, tìm hiểu các thiết bị, xem video, đọc tài liệu, nghe thầy cô hướng dẫn để hình thành kiến thức mới.
Câu 6: Sản phẩm học tập mà học sinh phải hoàn thành trong hoạt động để hình thành kiến thức mới là gì?
- Phát biểu và thảo luận của HS xung quanh câu hỏi của GV và trình bày kết quả làm bài tập 1, 2, 3, 4.
- Ý kiến của HS và những thao tác mà giáo viên yêu cầu như cắm và rút cáp ở các cổng trên Switch.
Câu 7: Giáo viên cần nhận xét, đánh giá như thế nào về kết quả thực hiện các hoạt động để hình thành kiến thức mới của học sinh?
Giáo viên nhận xét các câu trả lời của học sinh, nhận xét kết quả làm việc trong từng hoạt động của cả nhân, của nhóm, đánh giá khả năng quan sát, suy nghĩ, trao đổi với bạn, với giáo viên về những vấn đề mà giáo viên yêu cầu
Câu 8: Khi thực hiện hoạt động luyện tập vận dụng kiến thức mới trong bài học học sinh sẽ được sử dụng những thiết bị dạy học nào?
- Thiết bị, học liệu
- Hình ảnh hoặc các đoạn video
- Các thiết bị mạng
Câu 9: Học sinh sử dụng thiết bị dạy học như thế nào (đọc/nghe/nhìn/làm) để luyện tập/vận dụng kiến thức mới.
Học sinh quan sát bài giảng, đọc kĩ câu hỏi và bài tập, xem hình ảnh, xem video, đọc tài liệu, thiết bị mạng…vận dụng kiến thức mới để trả lời câu hỏi và giải quyết vấn đề giáo viên đặt ra.
Câu 10: Sản phẩm học tập mà học sinh phải hoàn thành trong hoạt động rèn luyện/ vận dụng kiến thức mới là gì?
HS nắm được các khái niệm, phân biệt được các thành phần của mạng máy tính, phân biệt được sự khác nhau giữa mạng có dây và không dây, y kiến và câu trả lời của HS qua các bài tập.
Câu 11: Giáo viên cần nhận xét đánh giá như thế nào về kết quả thực hiện hoạt động luyện tập/vận dụng kiến thức mới của học sinh?
Giáo viên nhận xét, đánh giá các câu trả lời của học sinh, đánh giá khả năng quan sát, suy nghĩ, trao đổi với bạn, với giáo viên trong hoạt động vận dụng, thực hành của cá nhân, của nhóm.
11 câu phân tích kế hoạch bài dạy môn Hóa học THPT
Câu 1: Sau khi học bài học, học sinh “làm” được gì để tiếp nhận (chiếm lĩnh) và vận dụng kiến thức, kỹ năng của chủ đề?
- Nêu được mô hình sắp xếp electron trong vỏ nguyên tử của một số nguyên tố khí hiếm
- Nêu được sự hình thành liên kết cộng hóa trị theo nguyên tắc dùng chung electron để tạo ra lớp vỏ của electron của nguyên tố khí hiếm( Áp dụng cho một số phân tử đơn giản như H2, Cl2, NH3, H2O, CO2, NH2…)
- Nêu được sự hình thành liên ion theo nguyên tắc cho và nhận electron để tạo ra ion có lớp vỏ của nguyên tố khí hiếm (Áp dụng cho một số phân tử đơn giản như NaCl, MgO…)
- Chỉ ra được sự khác nhau về một số tính chất của ion và chất cộng hóa trị
Câu 2: Học sinh sẽ được thực hiện các “hoạt động học” nào trong bài học?
- Tìm hiểu xu hướng chung của sự tồn tại các chất trong tự nhiên
- Tìm hiểu xu hướng chung của các nguyên tử khi hình thành các chất hóa học
- Sự hình thành liên kết cộng hóa trị theo nguyên tắc Otec
- Sự hình thành liên kết ion theo quy tắc cho và nhận electron
- Sự khác nhau về tính chất của hợp chất cộng hóa trị so với hợp chất ion
- Vận dụng
Câu 3:Thông qua các “hoạt động học” sẽ thực hiện trong bài học, những “biểu hiện cụ thể” của những phẩm chất, năng lực nào có thể được hình thành, phát triển cho học sinh?
– Phẩm chất: chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm
– Năng lực chung: tự chủ tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo
- Hỗ trợ các thành viên trong nhóm để tiến hành chơi trò chơi
- Thảo luận với các thành viên trong nhóm để cùng hoàn thành nhiệm vụ
– Năng lực đặc thù:
- Nêu được các quy luật của tự nhiên hướng đến cân bằng bền vững và nhận biết được một số chất bền vững trong tự nhiên
- So sánh được các chất bền nếu biết năng lượng của chúng và ngược lại
- Trình bày được trong tự nhiên có hàng triệu hợp chất hóa học
- Trình bày được các nguyên tố mà nguyên tử có 8 electron ở lớp vỏ ngoài cùng thì bền
- Trình bày được sự hình thành các liên kết trong cộng hóa trị trong một số trường hợp đơn giản bằng sử dụng quy tắc Octet
- Phán đoán được trong các phản ứng hóa học, các nguyên tố có 1- 7 electron ở lớp vỏ ngoài cùng có xu hướng liên kết với nhau để tạo lớp vỏ bền vững của khí hiếm (Quy tắc Octet)
- Phân tích và phán đoán được số electron của các nguyên tử có 1- 7 electron lớp ngoài cùng cần thiếu bao nhiêu để thỏa mãn quy tắc Octet
- Giải thích được vì sao các nguyên tử có thể liên kết được với nhau
Câu 4:Khi thực hiện hoạt động để hình thành kiến thức mới trong bài học, học sinh sẽ được sử dụng những thiết bị dạy học/học liệu nào?
– Phiếu học tập
– Các quả cầu bằng xốp có ghi sẵn tên các nguyên tố, các thẻ giấy có ghi sẵn chữ electron
– Trò chơi
– Tư liệu học tập do giáo viên cung cấp, sách giáo khoa
Câu 5: Học sinh sử dụng thiết bị dạy học/học liệu như thế nào (đọc/nghe/nhìn/làm) để hình thành kiến thức mới?
- Quan sát, phân tích các tư giáo viên cung cấp như: đoạn video, clip, …
- Tìm hiểu hoàn thành phiếu học tập..
- Hoạt động cá nhân, nhóm
Câu 6: Sản phẩm học tập mà học sinh phải hoàn thành trong hoạt động để hình thành kiến thức mới là gì?
Kết quả báo cáo của cá nhân, nhóm sau khi đối chiếu với thông tin phản hồi từ giáo viên
Câu 7: Giáo viên cần nhận xét, đánh giá như thế nào về kết quả thực hiện hoạt động để hình thành kiến thức mới của học sinh?
- GV quan sát hoạt động của HS, động viên, hướng dẫn kịp thời.
- Đánh giá thông qua phần trình bày của HS, nhóm.
- GV chốt kiến thức, tuyên dương, khích lệ.
Câu 8: Khi thực hiện hoạt động luyện tập/vận dụng kiến thức mới trong bài học, học sinh sẽ được sử dụng những thiết bị dạy học/học liệu nào?
- Phiếu học tập
- Các quả cầu bằng xốp có ghi sẵn tên các nguyên tố, các thẻ giấy có ghi sẵn chữ electron
- Trò chơi
- Tư liệu học tập do giáo viên cung cấp, sách giáo khoa
Câu 9: Học sinh sử dụng thiết bị dạy học/học liệu như thế nào (đọc/nghe/nhìn/làm) để luyện tập/vận dụng kiến thức mới?
- Quan sát, phân tích:tư liệu học tập do giáo viên cung cấp, sách giáo khoa
- Hoàn thành phiếu học tập theo yêu cầu của giáo viên
- Tích cực tham gia các trò chơi
Câu 10: Sản phẩm học tập mà học sinh phải hoàn thành trong hoạt động luyện tập/vận dụng kiến thức mới là gì?
Học sinh trình bày được:
- Xu hướng chung của sự tồn tại các chất trong tự nhiên
- Xu hướng chung của các nguyên tử khi hình thành các chất hóa học
- Sự hình thành liên kết cộng hóa trị theo nguyên tắc Otec
- Sự hình thành liên kết ion theo quy tắc cho và nhận electron
- Sự khác nhau về tính chất của hợp chất cộng hóa trị so với hợp chất ion
Câu 11: Giáo viên cần nhận xét, đánh giá như thế nào về kết quả thực hiện hoạt động luyện tập/vận dụng kiến thức mới của học sinh?
- GV quan sát hoạt động thảo luận, động viên, hướng dẫn kịp thời.
- Đánh giá thông qua phần trình bày nhóm.
- GV nhận xét, chốt kiến thức, tuyên dương, khích lệ.
11 câu phân tích kế hoạch bài dạy môn Lịch sử THPT
Câu 1. Sau khi học bài học, học sinh “làm” được gì để tiếp nhận (chiếm lĩnh) và vận dụng kiến thức, kỹ năng của chủ đề?
Sau khi học bài học, học sinh “làm” được để tiếp nhận (chiếm lĩnh) và vận dụng kiến thức, kỹ năng của chủ đề:
- Biết cách sưu tầm, sử dụng tư liệu lịch sử để tìm hiểu về chủ đề lịch sử Nước Mỹ
- Rèn luyện kĩ năng phân tích, tổng hợp để hiểu được thực chất các vấn đề hoặc sự kiện của chủ đề.
- Giải thích và đưa ra nhận xét, đánh giá các vấn đề lịch sử.
- Bày tỏ quan điểm, thái độ, tình cảm đối với vấn đề lịch sử.
- Hình thành năng lực tự học, phát hiện và giải quyết vấn đề, hợp tác, giao tiếp.
- Hình thành năng lực chuyên biệt: phân tích những nguyên nhân vấn đề, rút ra bài học và liên hệ thực tế, thực tiễn cuộc sống.
- Kĩ năng: tinh thần đoàn kết, hợp tác.
Câu 2. Học sinh sẽ được thực hiện các “hoạt động học” nào trong bài học?
Trong kế hoạch dạy học, học sinh có các hoạt động sau đây:
– Hoạt động hình thành kiến thức mới:
- Khai thác, sử dụng tư liệu lịch sử; thảo luận chung cả lớp, trả lời phiếu học tập.
- Đọc các số liệu và quan sát tranh ảnh, biểu đồ để trả lời câu hỏi.
- Phát hiện vấn đề và giải quyết vấn đề, giải thích, đánh giá, nhận xét vấn đề.
- Trình bày sản phẩm cá nhân/nhóm.
– Hoạt động luyện tập: trả lời câu hỏi và bài tập thực hành.
– Hoạt động vận dụng: vận dụng những kiến thức đã học về lịch sử để giải quyết vấn đề hiện nay.
– Hoạt động mở rộng: cho học sinh một số địa chỉ website trên Internet về lịch sử để khai thác tư liệu lịch sử mở rộng kiến thức.
– Bổ sung: theo tôi là kế hoạch dạy học còn thiếu hoạt động: khởi động. (cho HS xem đoạn video giới thiệu tóm tắt về lịch sử hình thành và phát triển của nước Mỹ, cũng như các địa danh nổi tiếng của nước Mỹ,…).
Câu 3: Thông qua các “hoạt động học” sẽ thực hiện những “biểu hiện cụ thể” của các phẩm chất năng lực có thể hình thành và phát triển cho HS là:
Về phẩm chất:
1, Yêu nước:
- Yêu quý, tôn trọng và tự hào về bản thân, về bạn bè, mọi người.
- Biết làm cho mình có ý nghĩa với người thân và những người xung quanh.
2, Nhân ái: Biết yêu thương bạn bè, kính trọng thầy cô và mọi người.
3, Chăm chỉ:
- Tích cực suy nghĩ để nêu ra những việc làm đáng tự hào của bản thân, của bạn
- Nêu được những điểm đáng quý ở bạn đề từ đó rèn luyện bản thân mình ngày càng tiến bộ.
- Tích cực thảo luận, trao đổi nhóm để sắm vai biểu diễn
- Vận dụng kiến thức của bài học để xây dựng được kế hoạch rèn luyện bản thân.
4, Trung thực:
- Nêu đúng những việc tốt mình đã làm cho gia đình, bạn bè, cộng đồng, thể hiện niềm tự hào của bản thân.
- Trung thực trong báo cáo kết quả thảo luận nhóm.
- Trung thực trong việc ghi lại và trình bày kết quả quan sát, nhận xét, đánh giá nhóm bạn.
- Tự giác thực hiện những hành vi, việc làm nâng cao lòng tự trọng, nêu đúng những hành vi khó thực hiện và cách khắc phục.
5, Trách nhiệm:
- Có ý thức trách nhiệm về những việc mình đã nêu đã làm để thực hiện cho tốt.
- Biết kết hợp với các bạn trong nhóm hoàn thành tốt các yêu cầu của GV.
Về năng lực:
1, Năng lực tự chủ và tự học:
- Chủ động hoàn thành các nhiệm vụ mà GV giao
- Chủ động nêu các hành vi, việc làm thể hiện sự tự tin vào bản thân, mong muốn ở bạn, tự lập được kế hoạch rèn luyện bản thân.
- Tự sáng tạo ra câu chuyện, chủ động biểu diễn trước lớp.
2, Năng lực giao tiếp hợp tác:
- Trao đổi với bạn trong nhóm về phương án và cách thức biểu diễn.
- Trao đổi với bạn để tìm ra điểm mạnh của bạn, để điều chỉnh cảm xúc.
- Cùng bạn trao đổi thảo luận để nêu được hành vi khó thực hiện để xin lời khuyên từ bạn.
3, Năng lực giải quyết và sáng tạo:
- Nói được ý nghĩa, vai trò của cá nhân đối với gia đình, cộng đồng.
- Nhận ra cảm xúc tích cực, tiêu cực và tác dụng của nó.
Biết lựa chọn hành vi tích cực đã có, hành vi tích cực mong muốn có để lập kế hoạch rèn luyện.
Câu 4: Khi thực hiện hoạt động để hình thành kiến thức mới trong bài học, học sinh được sử dụng sử dụng những thiết bị dạy học/ học liệu nào?
- Máy chiếu,
- Máy tính,
- Bản đồ nước Mĩ.
- Biểu đồ tổng sản phẩm quốc nội nước Mĩ 1945-1960.
- Tư liệu lịch sử: ảnh tư liệu ( Tổng thống Mĩ H. Truman, Mục sư Martin luther King Jr. Các tư liệu về lịch sử nước Mĩ.
- Phiếu học tập.
- Trang Web.
Câu 5: Học sinh sử dụng thiết bị dạy học/ học liệu nào ( đọc/nghe/nhìn/làm) để hình thành kiến thức mới?
- Học sinh đọc câu chuyện tư liệu của một người Mĩ và thảo luận trả lời câu hỏi của giáo viên.
- Đọc các số liệu và quan sát biểu đồ và trả lời câu hỏi của giáo viên ( Tr3).
- Đọc trang Web.
- Đọc, quan sát hình ảnh (tr6).
- Đọc tư liệu Sách có một nước Mĩ khác, trả lời câu hỏi của giáo viên, thảo luận đưa ra nhận xét.
- Đọc tư liệu chiếc ghế xe buýt đã làm thay đổi nước Mĩ, trả lời câu hỏi,
- Đọc tư liệu về sự phát triển phong trào quyền công dân trong những năm 1960-1973 và trả lời câu hỏi.
Câu 6: Sản phẩm học tập mà học sinh phải hoàn thành trong hoạt động để hình thành kiến thức mới là gì?
GỢI Ý: Liệt kê những sản phẩm học tập sau mỗi hoạt động hình thành kiến thức mới.
Trả lời:
1. Khai thác tư liệu
- Nhận diện được các loại hình tư liệu lịch sử; hiểu được nội dung, khai thác và sử dụng được tư liệu lịch sử trong quá trình học tập.
- Tái hiện và trình bày được dưới hình thức nói hoặc viết diễn trình của các sự kiện, nhân vật, quá trình lịch sử từ đơn giản đến phức tạp; xác định được các sự kiện lịch sử trong không gian và thời gian cụ thể.
- Trình bày những thuận lợi và khó khăn ….cách giải quyết những khó khăn đó như thế nào về kinh tế – xã hội.
2. Giải thích
- Giải thích được vì sai kinh tế Mĩ trăng trưởng từ 1945-1960, những khoản chi tiêu của Chính phủ; so sánh sự tương đồng và khác biệt giữa các sự kiện lịch sử, lí giải được mối quan hệ nhân quả trong tiến trình lịch sử.
- Theo giáo án mẫu: Đó là sự tăng trưởng, suy giảm của nền kinh tế Mĩ trong các giai đoạn.
- Giải thích vì sao Tổng thống Mĩ đưa ra vấn đề Chính sách công bằng: giải thích những vấn đề cấp bách sau chiến tranh.
- Giải thích vì sao Tổng thống L. Johnson đưa ra “Chương trình xã hội vĩ đại”., mức chênh lệch giàu nghèo ngày càng lớn…
- Từ đó, đưa ra được những ý kiến nhận xét, đánh giá của cá nhân về các sự kiện, nhân vật, quá trình lịch sử hay mặt hạn chế và tích cực trên cơ sở nhận thức và tư duy lịch sử; hiểu được sự tiếp nối và thay đổi của lịch sử; biết suy nghĩ theo những chiều hướng khác nhau khi xem xét, đánh giá, hay đi tìm câu trả lời về một sự kiện, nhân vật, quá trình lịch sử.
- Ví dụ: đánh giá mặt hạn chế và tích cực của “Chương trình xã hội vĩ đại”…..
3. Đánh giá
- Rút ra được bài học lịch sử và vận dụng được kiến thức lịch sử để lí giải những vấn đề của thực tiễn cuộc sống; trên nền tảng đó,
- Liên hệ: đấu tranh đòi các quyền công dân ở Mĩ bùng nổ sau CTTG II. Kết quả đạt được (bãi bỏ các qui định kì thị chủng tộc thông qua đạo luật quyền công dân….), khó khăn và thách thức của cuộc đấu tranh đòi quyền công dân…
Câu 7. Giáo viên cần nhận xét, đánh giá như thế nào về kết quả thực hiện hoạt động để hình thành kiến thức mới của học sinh?
GỢI Ý: Xác định cách thức và tiêu chí đánh giá kết quả thực hiện hoạt động để hình thành kiến thức mới của học sinh (đánh giá quá trình thực hiện nhiệm vụ, đánh giá sản phẩm của HS).
Trả lời
– Về cách thức kiểm tra đánh giá: Cần sử dụng phối hợp các hình thức phương pháp kiểm tra đánh giá khác nhau đối với môn lịch sử như: kết hợp với kiểm tra miệng, kiểm tra viết và bài tập thực hành có hợp giữa hình thức đánh giá bằng trắc nghiệm khách quan và tự luận (đặc biệt đối với cách trung học phổ thông) nhằm phát huy những ưu điểm mỗi hình thức đánh giá.
– Trong quá trình kiểm tra đánh giá có thể sử dụng các câu hỏi bài tập ở những mức độ khác nhau như: nhận biết (ghi nhớ, tái hiện quá khứ lịch sử trong các tình huống không thay đổi nhằm củng cố kiến thức và rèn luyện kỹ năng cơ bản); thông hiểu (có khả năng tóm tắt, giải thích, lý giải các sự kiện quá trình nhân vật lịch sử…) vận dụng (so sánh, phân tích, tổng hợp các sự kiện nhân vật lịch sử) vận dụng cao (đánh giá, vận dụng kiến thức lịch sử vào những tình huống thay đổi, kết nối lịch sử với hiện tại) tạo cơ hội phát triển năng lực tự chủ sáng tạo của học sinh.
– Việc đánh giá kết quả học tập của học sinh trong môn lịch sử cần phải đảm bảo tính toàn diện, khách quan, chính xác, phân hóa; kết hợp đánh giá trong suốt cả quá trình học tập (đánh giá quá trình) và đánh giá vào cuối kỳ cuối năm học (đánh giá tổng kết); kết hợp đánh giá của giáo viên đối với học sinh và việc học sinh đánh giá lẫn nhau và tự đánh giá; đánh giá định lượng và định tính, đánh giá trong hoạt động trên lớp và ngoài lớp, ngoài thực địa,…
* Áp dụng vào bài dạy minh họa nước Mĩ từ năm 1945 đến nay.
– Cách thức
- Thông qua các câu hỏi gợi mở: GV có thể đánh giá năng lực sử dụng tư liệu lịch sử cho học sinh.
- Thông qua việc sử dụng phiếu học tập dưới dạng các câu hỏi trắc nghiệm hoặc tự luận, tạo cơ hội cho học sinh viết ra suy nghĩ của mình. Trên cơ sở các phiếu học tập, giáo viên có thể thu thập để đánh giá thường xuyên trong suốt tiến trình học tập.
- GV đặt các câu hỏi, thông qua việc thảo luận nhóm: Qua thảo luận học sinh có thể tự tìm hiểu tư liệu lịch sử, khám phá lịch sử thông qua các tư liệu lịch sử. Hình thức thảo luận nhóm có thể diễn ra ở trên lớp hoặc mang tính chất là một bài tập về nhà. GV có thể dùng các kết quả này để đánh giá thường xuyên học sinh trong suốt tiến trình dạy học.
– Tiêu chí:
HS phải tìm hiểu và khai thác tư liệu lịch sử nước Mĩ sau Chiến tranh thế thứ hai.
- HS phải quan sát và phân tích được biểu đồ kinh tế nước Mĩ sau Chiến tranh thế giới thứ hai.
- HS vận dụng được kiến thức lịch sử để giải thích được vấn đề thời sự của nước Mĩ hiện nay thông qua việc tìm hiểu những tư liệu lịch sử.
- HS vận dụng được những kiến thức lịch sử đã học vào thực tiễn cuộc sống, liên hệ tác động đến lịch sử Việt Nam, tạo cơ hội phát triển năng lực tự chủ, sáng tạo của học sinh.
Câu 8: Khi thực hiện hoạt động luyện tập vận dụng kiến thức mới trong bài học học sinh sẽ được sử dụng những thiết bị dạy học nào?
- Máy chiếu, máy tính.
- Bản đồ nước Mỹ.
- Biểu đồ: Tổng giá trị sản phẩm quốc nội Mỹ 1945-1960.
- Tư liệu lịch sử: ảnh tư liệu (Tổng thống Mỹ H. Truman, Mục sư Martin Luther King Jr., Rosa Parks…), các tư liệu về lịch sử nước Mỹ (đã có trong nội dung bài thực nghiệm, có thể phóng to).
- Phiếu học tập cho học sinh: Dùng để hướng dẫn học sinh trả lời các câu hỏi gợi mở, giúp học sinh tự khám phá, tìm hiểu và nhận thức lịch sử. Các câu hỏi có thể được sử dụng dưới dạng câu hỏi trắc nghiệm trực tiếp hoặc câu hỏi tự luận, tạo cơ hội cho học sinh viết ra những suy nghĩ của mình. Trên cơ sở các phiếu học tập, giáo viên có thể thu thập để đánh giá thường xuyên trong suốt tiến trình học tập.
Câu 9: Học sinh sử dụng thiết bị dạy học như thế nào (đọc/nghe/nhìn/làm) để luyện tập/vận dụng kiến thức mới.
- Học sinh đọc các số liệu và quan sát biểu đồ để trả lời câu hỏi về sự phát triển kinh tế Mỹ, những nhân tố dẫn đến sự tăng trưởng kinh tế sau chiến tranh thế giới thứ hai
- Học sinh dựa trên tranh ảnh Tổng thống Mỹ H. Truman, Mục sư Martin Luther King Jr., Rosa Parks, các tư liệu về lịch sử nước Mỹ để nhận xét những mặt tích cực, hạn chế “Chính sách kinh tế Công bằng” của Tổng thống H. Truman, Chương trình Xã hội vĩ đại” với cuộc chiến chống đói nghèo của Tổng thống L. Johnson, phong trào đòi quyền công dân bùng nổ ở Mỹ sau Chiến tranh thế giới thứ hai.
- Học sinh hoàn thành sản phẩm thông qua các câu hỏi và bài tập.
Câu 10. Sản phẩm học tập mà học sinh phải hoàn thành trong hoạt động luyện tập/vận dụng kiến thức mới là gì?
Trả lời:
Học sinh trả lời 5 câu hỏi và bài tập thực hành sau đây:
1. Sử dụng tư liệu để tìm hiểu vấn đề cụ thể (theo sự lựa chọn của học sinh) về lịch sử nước Mĩ giai đoạn 1945 – 1973:
- Sự tăng trưởng kinh tế Mĩ sau chiến tranh;
- Phong trào đòi quyền công dân;
- Marin Luther King – lãnh tụ phong trào đòi quyền công dân…
2. Xây dựng đường thời gian với các sự kiện tiêu biểu của nước Mĩ Từ 1945-1973.
3. Viết một bài không quá 500 từ giải thích về sự phát triển kinh tế Mĩ trong những năm 1945-1973.
4. Lựa chọn và nêu nhận xét của em về một chương trình cải cách kinh tế, xã hội ở Mĩ trong những năm 1945-1973.
5. Từ những diễn biến của phong trào đòi quyền công dân Mĩ sau chiến tranh thế giới thứ hai, nêu ý kiến của em về sự kiện Tổng thống Obama trở thành Tổng thống da màu đầu tiên trong lịch sử Mĩ. Học sinh vận dụng kiến thức để giải thích việc Tổng thống Obama trở thành Tổng thống da màu đầu tiên trong lịch sử Mĩ là cuộc đấu tranh lâu dài, gian khổ đòi quyền công dân, chống phân biệt sắc tộc trên khắp nước Mĩ.
Câu 11. Giáo viên cần nhận xét, đánh giá như thế nào về kết quả thực hiện hoạt động luyện tập/vận dụng kiến thức mới của học sinh?
Trả lời:
Câu 1, 2: Hình thành thang đánh giá
- Học sinh hoàn thành.
- Nội dung trình bày.
- Cách thức thuyết trình.
Câu 3: GV thu bài tập và chấm điểm theo
- Yêu cầu bố cục.
- Mức độ bám sát nội dung.
Câu 4, 5: Chia nhóm cho HS thuyết trình và cho các nhóm đánh giá chéo nhau.
Sau đó GV nhận xét và cho điểm.
11 câu phân tích kế hoạch bài dạy môn GDCD THPT
Câu 1. Sau khi học bài học, học sinh “làm” được gì để tiếp nhận (chiếm lĩnh) và vận dụng kiến thức, kỹ năng của chủ đề?
Bài học góp phần hình thành, phát triển cho HS phẩm chất chăm chỉ, trách nhiệm và năng lực điều chỉnh hành vi, năng lực tìm hiểu và tham gia hoạt động kinh tế – xã hội dựa trên các yêu cầu cần đạt sau:
- Nêu được khái niệm kế hoạch tài chính cá nhân, các loại kế hoạch tài chính cá nhân, tầm quan trọng của việc lập kế hoạch tài chính cá nhân.
- Nhận biết được các bước lập kế hoạch tài chính cá nhân.
- Lập được kế hoạch tài chính của cá nhân.
- Kiểm soát được tài chính cá nhân.
Câu 2. Học sinh sẽ được thực hiện các “hoạt động học” nào trong bài học?
- Khi tiếp cận kiến thức mới: HS đọc và tìm hiểu các tài liệu có liên quan; hđ tranh luận; thảo luận nhóm; học qua máy chiếu
- Khi luyện tập, thực hành: xem các bảng mẫu; học sinh thực hiện hoạt động thảo luận nhóm
Câu 3. Thông qua các “hoạt động học” sẽ thực hiện trong bài học, những “biểu hiện cụ thể” của những phẩm chất, năng lực nào có thể được hình thành, phát triển cho học sinh?
– NL:
- Điều chỉnh hành vi (kiểm soát được tài chính cá nhân)
- Lập kế hoạch tài chính cá nhân ( biết đặt ra mục tiêu, kế hoạch, biện pháp học tập, rèn luyện và kế hoạch tài chính phù hợp)
– PC: chăm chỉ (có ý chí vượt qua khó khăn để đạt được mục tiêu), trách nhiệm(có ý thức sử dụng tiền hợp lý khi ăn uống, mua sắm đồ dùng học tập, sinh hoạt; xây dựng và thực hiện kế hoạch chi tiêu hợp lý cho bản thân)
Câu 4. Khi thực hiện hoạt động để hình thành kiến thức mới trong bài học, học sinh sẽ được sử dụng những thiết bị dạy học/học liệu nào?
Sách giáo khoa, tài liệu tham khảo về chủ đề: Lập kế hoạch tài chính cá nhân, máy chiếu, bảng biểu
Câu 5. Học sinh sử dụng thiết bị dạy học/học liệu như thế nào (đọc/nghe/nhìn/làm) để hình thành kiến thức mới?
Hs cần đọc SGK, tài liệu tham khảo để thảo luận; sau đó nghe GV giảng giải, phân tích; thảo luận nhóm; quan sát máy chiếu, tranh ảnh, nghe câu hỏi của GV
Câu 6. Sản phẩm học tập mà học sinh phải hoàn thành trong hoạt động để hình thành kiến thức mới là gì?
Sản phẩm: khái niệm kế hoạch tài chính cá nhân, các loại kế hoạch tài chính cá nhân, tầm quan trọng của lập kế hoạch tài chính cá nhân, cách lập kế hoạch tài chính cá nhân; hệ thống câu trả lời của HS khi GV hỏi.
Câu 7. Giáo viên cần nhận xét, đánh giá như thế nào về kết quả thực hiện hoạt động để hình thành kiến thức mới của học sinh?
- GV đã nhận xét ý kiến thảo luận và kết luận vấn đề (ghi bảng hoặc chiếu lên màn hình) sau mỗi câu trả lời được cả lớp thống nhất.
- Nhận xét mức độ HS tiếp thu bài.
Câu 8. Khi thực hiện hoạt động luyện tập/vận dụng kiến thức mới trong bài học, học sinh sẽ được sử dụng những thiết bị dạy học/học liệu nào?
- Bảng mẫu kế hoạch tài chính cá nhân (mẫu 1) và theo dõi thực hiện kế hoạch tài chính cá nhân (mẫu 2).
Câu 9. Học sinh sử dụng thiết bị dạy học/học liệu như thế nào (đọc/nghe/nhìn/làm) để luyện tập/vận dụng kiến thức mới?
- Hs đọc các bảng mẫu.
- HS làm việc nhóm để lập kế hoạch tài chính cá nhân và bảng theo dõi thực hiện kế hoạch tài chính cá nhân (theo mẫu)
Câu 10. Sản phẩm học tập mà học sinh phải hoàn thành trong hoạt động luyện tập/vận dụng kiến thức mới là gì?
- Phần luyện tập: Bảng kế hoạch tài chính cá nhân và bảng theo dõi việc thực hiện kế hoạch tài chính cá nhân cho một mục tiêu cụ thể.
- Phần thực hành: HS lập bản kế hoạch tài chính cá nhân của bản thân: ngắn hạn, trung hạn và dài hạn.
Câu 11. Giáo viên cần nhận xét, đánh giá như thế nào về kết quả thực hiện hoạt động luyện tập/vận dụng kiến thức mới của học sinh?
- Quan sát, hướng dẫn các nhóm lập kế hoạch tài chính
- GV đã nhận xét, hướng dẫn các nhóm sửa chữa kế hoạch tài chính cá nhân và bảng theo dõi thực hiện kế hoạch tài chính cá nhân.
- GV đã đánh giá mức độ HS đáp ứng yêu cầu cần đạt về phẩm chất và năng lực.
- GV đã nhận xét ý kiến thảo luận và kết luận vấn đề (ghi bảng hoặc chiếu lên màn hình) sau mỗi câu trả lời được cả lớp thống nhất.
- Nhận xét mức độ HS tiếp thu bài.
11 câu phân tích kế hoạch bài dạy môn Sinh học THPT
Câu 1.Sau khi học bài học, học sinh “làm” được gì để tiếp nhận (chiếm lĩnh) và vận dụng kiến thức, kỹ năng của chủ đề?
Học sinh hình thành kiến thức mới, chiếm lĩnh các kiến thức sinh học theo nội dung. chương trình môn học Sinh học phổ thông thông qua các hoạt động học tập được giáo viên thiết kế, tổ chức dạy học theo chủ đề học tập.
Học sinh hiểu, vận dụng kiến thức sinh học về: cấu trúc, hình thái và sinh lí/Quy luật, quá trình. … của thế giới sống để giải quyết các vấn đề thực tiễn. Đồng thời đề xuất các giải pháp, sáng tạo trong vận dụng hiểu biết về thế giới sinh học vào sản xuất, đời sống.
Học sinh hình thành và phát triển các kĩ năng, năng lực chung, cốt lõi và năng lực đặc thù cũng như các phẩm chất theo mục tiêu giáo dục bộ môn.
Câu 2. Học sinh sẽ được thực hiện các “hoạt động học” nào trong bài học?
- Kết nối, nêu vấn đề/đặt câu hỏi để hình thành nhu cầu, động cơ học tập.
- Đề xuất các phương án giải quyết vấn đề, cách tiến hành thí nghiệm, thực nghiệm để tìm tri thức, giải quyết các câu hỏi/bài tập cần giải quyết.
- Đưa ra dự đoán, giả thuyết và thảo luận, ghi chép lại các bước, quy trình, phương pháp nghiên cứu, quan sát trong quá trình tiến hành thực nghiệm, thí nghiệm
- Thảo luận nhóm, trao đổi và tham vấn ý kiến chuyên gia, đi tìm các nguồn thông tin, học liệu để đưa ra kết luận
- Trình bày kết quả/báo cáo kết quả; tranh luận, góp ý và đưa ra các chính kiến cá nhân; tiếp thu ý kiến tập thể qua thảo luận trước lớp.
- Đánh giá kết quả học tập của bản thân thông qua các hoạt động học tập theo chủ đề mà giáo viên hướng dẫn, thiết kế và tổ chức hoạt động.
- Vận dụng kiến thức đã chiếm lịch được vào giải quyết các vấn đề thực tiễn.
Câu 3. Thông qua các “hoạt động học” sẽ thực hiện trong bài học, những “biểu hiện cụ thể” của những phẩm chất, năng lực nào có thể được hình thành, phát triển cho học sinh?
Học sinh sẽ hình thành và phát triển các năng lực chung gồm:
- Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: thông qua hoạt động xây dựng kế hoạch học tập và giao nhiệm vụ học tập trong nhóm học tập; nghiên cứu tài liệu, tìm kiếm nguồn học liệu, hoạt động nhóm để trả lời các câu hỏi, bài tập, hoàn thành nội dung phiếu học tập, file PowerPoint, file video, ….
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: thông qua hoạt động thảo luận nhóm, tương tác qua các nhóm offline, nhóm online như:messenger, zalo, …, qua thảo luận trước lớp; rèn luyện các kỹ năng lắng nghe tích cực, kỹ năng trình bày ý tưởng, suy nghĩ và kỹ năng trình bày ý kiến trước nhóm, lớp, kĩ năng quản lí thời gian.
Học sinh hình thành và phát triển các năng lực chuyên môn gồm:
- Năng lực sử dụng ngôn ngữ trình bày trước tập thể: thông qua việc sử dụng ngôn ngữ để trình bày các khái niệm, các nội dung trình bày qua slides PowerPoint.
- Năng lực sử dụng công nghệ thông tin để khai thác kiến thức và thiết kế các slides PowerPoint.
- Năng lực khoa học – vận dụng kiến thức vào giải quyết các vấn đề thực tiễn như trong chủ đề Cơ chế điều hòa sinh sản và ứng dụng (Sinh học 11): ứng dụng của các biện pháp điều khiển số con, giới tính trong chăn nuôi; các biện pháp tránh thai và vấn đề sức khỏe sinh sản vị thành niên, vấn đề sinh đẻ có kế hoạch và các biện pháp cải tạo, nâng cao chất lượng đời sống, thể chất người Việt Nam.
Học sinh hình thành và phát triển năng lực đặc thù môn Sinh học như:
- Năng lực nhận thức sinh học
- Năng lực tìm hiểu thế giới sống
- Năng lực vận dụng kiến thức sinh học vào thực tiễn sản xuất và đời sống
Học sinh hình thành các phẩm chất:
- Yêu nước, yêu giống nòi thông qua giáo dục cải thiện chất lượng dân số Việt Nam.
- Trách nhiệm thông qua giáo dục sức khỏe sinh sản và dân số KHHGĐ; bảo vệ đa dạng sinh học; bảo vệ môi trường sống, …
- Chăm chỉ thông qua nghiên cứu bài học và học tập, chiếm lĩnh tri thức sinh học.
Câu 4. Khi thực hiện hoạt động để hình thành kiến thức mới trong bài học, học sinh sẽ được sử dụng những thiết bị dạy học/học liệu nào?
1. Học sinh có thể trực tiếp sử dụng các mẫu vật từ cuộc sống tự nhiên để nghiên cứu, học tập.
2. Học sinh sử dụng thiết bị thí nghiệm tại phòng thí nghiệm, thực hành bộ môn. Sử dụng khu thí nghiệm/vườn trường để nghiên cứu, học tập.
3. Trải nghiệm, tham quan các mô hình sản xuất, kinh doanh tại địa phương.
4. Học liệu từ tranh, ảnh, video trong phòng học bộ môn, trên mạng internet (dưới sự định hướng, trợ giúp của giáo viên, nhân viên).
5. Học liệu từ các tài liệu khác như: sách giáo khoa, giáo trình, sách tham khảo, …
Câu 5. Học sinh sử dụng thiết bị dạy học/học liệu như thế nào (đọc/nghe/nhìn/làm) để hình thành kiến thức mới?
1. Học sinh có thể đọc, ghi chép lại các thông tin từ nguồn học liệu như: SGK, tài liệu tham khảo, giáo trình, thông tin từ các trang website.
2. Học sinh có thể được quan sát, nghe và ghi nhận thông tin từ các nguồn học liệu từ tự nhiên, cơ sở sản xuất, mô hình, tranh ảnh, video trên internet, …
3. Học sinh trực tiếp làm thí nghiệm tại phòng thực hành, khu thí nghiệm vườn trường; tham gia sản xuất trực tiếp tại địa phương, …
Câu 6. Sản phẩm học tập mà học sinh phải hoàn thành trong hoạt động để hình thành kiến thức mới là gì?
1. Bài báo cáo bằng file Word, PowerPoint, Video hay nhật kí chép tay, …
2. Sản phẩm là mẫu vật, sản vật từ quá trình thực hành/thí nghiệm và sản xuất.
3. Các bài tập dự án, bài tập thực nghiệm, bài thuyết trình, báo cáo bằng lời, …
Câu 7. Giáo viên cần nhận xét, đánh giá như thế nào về kết quả thực hiện hoạt động để hình thành kiến thức mới của học sinh?
1. Đánh giá quá trình thực hiện các nhiệm vụ học tập thông qua quan sát, sử dụng hệ thống phiếu kiểm: đánh giá sự phát triển năng lực.
2. Đánh giá thông qua các sản phẩm học tập của học sinh – Đánh giá tổng kết/kết quả sau khi thực hiện chủ đề.
3. Đánh giá toàn diện kết hợp đánh giá quá trình phát triển các kĩ năng, năng lực riêng.
4. Kết hợp các hình thức kiểm tra/đánh giá đồng đẳng (học sinh đánh giá lẫn nhau) với tự đánh giá của các nhân học sinh.
Câu 8. Khi thực hiện hoạt động luyện tập/vận dụng kiến thức mới trong bài học, học sinh sẽ được sử dụng những thiết bị dạy học/học liệu nào?
Khi thực hiện hoạt động luyện tập/vận dụng kiến thức mới trong bài học, học sinh sẽ được sử dụng những thiết bị dạy học/học liệu: tranh ảnh, video, sách giáo khoa, tài liệu tham khảo, phiếu bài tập, các vật dụng, thiết bị mà giáo viên đưa ra cũng như hệ thống câu hỏi/bài tập mà các em đề xuất, …
Câu 9. Học sinh sử dụng thiết bị dạy học/học liệu như thế nào (đọc/nghe/nhìn/làm) để luyện tập/vận dụng kiến thức mới?
Học sinh dựa vào vốn kiến thức mình tìm được và nội dung giáo viên hướng dẫn hình thành nên kiến thức mới thông qua việc trực tiếp thực hiện nhiệm vụ luyện tập/vận dụng.Tiến hành vận dụng các kiến thức mới vừa học để làm thí nghiệm, thực hiện trải nghiệm sản xuất.
Câu 10. Sản phẩm học tập mà học sinh phải hoàn thành trong hoạt động luyện tập/vận dụng kiến thức mới là gì?
Tự giải quyết các bài tập/tình huống mà các em đưa ra dưới sự hướng dẫn của giáo viên; làm được thí nghiệm tìm hiểu về các yếu tố cần cho sự sống và phát triển của sinh vật; trực tiếp thu hoạch các sản phẩm từ mô hình sản xuất các em tham gia trải nghiệm.
Biết đặt câu hỏi, dự đoán, quan sát, nhận xét, giải thích và làm việc nhóm. Đề xuất các phương pháp nghiên cứu, tác động vào thế giới sống theo ý tưởng, mục tiêu của các em.
Câu 11. Giáo viên cần nhận xét, đánh giá như thế nào về kết quả thực hiện hoạt động luyện tập/vận dụng kiến thức mới của học sinh?
1. Khả năng tiếp nhận và sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập:
- Các em hiểu được yêu cầu/mục tiêu học tập đã đề ra hay không.
- Em tích cực tham gia hoạt động học tập luyện tập/vận dụng hay không.
2. Mức độ tích cực, chủ động, sáng tạo, hợp tác của học sinh trong việc thực hiện các nhiệm vụ học tập.
3. Mức độ tham gia tích cực của học sinh trong trình bày, trao đổi, thảo luận về kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập.
- Các em trình bày bài to, rõ ràng, đầy đủ ý, đúng nội dung bài tập.
- Các em có lắng nghe bạn trình bày và chia sẻ ý kiến bổ sung của mình cho bài của nhóm bạn.
4. Mức độ đúng đắn, chính xác, phù hợp của các kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh.
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết 11 câu phân tích kế hoạch bài dạy cấp THPT 11 câu kế hoạch dạy học THPT (9 môn) của Neu-edutop.edu.vn nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.