Bạn đang xem bài viết 11 cách chữa đau lưng tại nhà hiệu quả dân văn phòng nên biết tại Neu-edutop.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Có đến 80% người trưởng thành từng bị đau lưng ít nhất 1 lần trong đời gây ảnh hưởng đến công việc và cuộc sống hàng ngày của người bệnh. Vậy làm thế nào để thoát khỏi các cơn đau này. Hãy cùng theo dõi bài viết sau đây để tìm hiểu những cách chữa đau lưng tại nhà nhanh nhất nhé.
[1]
Đau lưng là triệu chứng phổ biến nhất trong các bệnh lý về cơ xương khớp. Tùy vào vị trí đau khác nhau, mà tình trạng đau lưng có thể là dấu hiệu của một bệnh lý cụ thể.
Các vị trí đau lưng thường gặp:
- Đau lưng bên dưới, đau lưng bên trên.
- Đau lưng một bên (trái/phải).
- Đau lưng, bụng, khung chậu.
- Đau phần giữa phía trên lưng.
- Đau vùng thắt lưng.
Đau lưng có thể là dấu hiệu của một trong các bệnh lý dưới đây:
- Thoát vị đĩa đệm.
- Thoái hóa cột sống lưng.
- Viêm cột sống.
- Hẹp ống sống.
- Đau cơ xơ hóa.
- Đau dây thần kinh tọa.
Thay đổi tư thế làm việc
Có thể bạn chưa biết rằng, chính những tư thế sai trong vận động và làm việc là nguyên nhân dẫn đến những cơn đau lưng âm ỉ, kéo dài.
Những thói quen như ngồi xổm, ngồi làm việc một chỗ quá lâu, bê vác vật nặng,..khiến cột sống phải chịu áp lực nhiều hơn, đặc biệt là vùng thắt lưng dễ dẫn đến đau lưng.
Như vậy, cơn đau có thể thuyên giảm khi bạn điều chỉnh được những tư thế sai của mình:
- Khi ngồi làm việc: Giữ thẳng lưng, đặt khuỷu tay vuông góc với cánh tay để giảm áp lực đè lên cột sống. Có thể thêm vào đó là một cái khăn hoặc gối ở sau chỗ ngồi, ngay vị trí lưng dưới. Màn hình máy tính nên điều chỉnh vừa tầm mắt để hạn chế cúi đầu hoặc ngước nhìn. Đi lại, vận động nhẹ nhàng 5-10 phút sau khoảng 1-2 tiếng ngồi làm việc liên tục.
- Khi mang vác vật nặng: Ôm vật sát vào người, giữ lưng luôn thẳng, khi nâng hoặc đặt vật xuống chỉ dùng cử động của tay, chân, hạn chế dùng cử động của lưng.
- Tránh những động tác mạnh và đột ngột như khiêng nặng, xoay người, với cao, ngồi dậy… Hạn chế ngồi xổm hay các tư thế làm gập cột sống.
Tư thế ngồi không đúng khi làm việc gây đau lưng
Sử dụng các loại dầu và thuốc mỡ giảm đau
Thoa dầu hoặc các loại thuốc mỡ giảm đau có thể phần nào làm dịu đi sự khó chịu ở sống lưng. Bởi vì, trong các sản phẩm này thường chứa thành phần như tinh dầu bạc hà, tinh dầu long não… có thể làm mát, làm nóng và làm tê trực tiếp tại chỗ đau.
Thực hiện kéo căng cơ thể:
Một nghiên cứu được thực hiện bởi Tiến sĩ Karen J. Sherman được đăng trên tạp chí Archives of Internal Medicine năm 2011 trên nhóm bệnh nhân trưởng thành bị đau lưng:
- Nhóm 1: Thực hiện các bài tập giãn cơ ít nhất 20 phút mỗi ngày.
- Nhóm 2: Đọc một cuốn sách tự chăm sóc bản thân, trong đó có đề xuất các bài tập và thay đổi lối sống để giảm đau.
Kết quả cho thấy, sau 3 tháng, nhóm thực hiện kéo căng cơ tốt hơn so với nhóm tự chăm sóc và tiếp tục tốt hơn ngay cả khi được 6 tháng. So với nhóm tự chăm sóc, nhiều người tham gia giãn cơ giảm việc sử dụng thuốc điều trị đau lưng hơn. Họ cũng có chức năng chuyển động của lưng tốt hơn hoặc khỏi hoàn toàn vào tất cả các lần theo dõi sau.[2]
Massage cơ thể
Một trong những biện pháp có tác dụng hiệu quả đối với cơn đau lưng do làm việc quá sức hoặc do cơ bắp căng thẳng là massage lưng. Động tác xoa bóp nhẹ nhàng giúp kéo giãn vùng cơ bị căng cứng và thúc đẩy lưu thông máu, từ đó cải thiện tình trạng đau lưng và tăng khả năng cử động cho cột sống.
Thực hiện đơn giản bằng cách:
- Đứng thẳng và giữ thẳng lưng.
- Đẩy thẳng tay trái để dồn lực vào vị trí bị đau nhức, rồi dùng tay phải xoa bóp các vị trí ở lưng.
- Massage mỗi vị trí ít nhất 30 phút cho đến khi bạn cảm thấy các cơ được thư giãn, cơn đau dịu đi.
- Lưu ý cũng cần massage tới các vị trí khác xung quanh xương bả vai và xoa bóp nhẹ nhàng các vùng bị đau.
Sử dụng nhiệt hoặc đá
Liệu pháp nhiệt là cách chữa đau lưng tại nhà hiệu quả và dễ thực hiện. Có hai phương thức chính là chườm lạnh và chườm nóng
- Chườm lạnh vào các khu vực đau trên lưng có thể giúp giảm đau nhanh do đá lạnh làm co mạch, “gây tê” tại vị trí đau, giảm sưng, viêm.
- Thực hiện bằng cách: sử dụng túi chườm đá chuyên dụng hoặc bọc đá trong một chiếc khăn và đặt lên vùng bị đau ở lưng.
- Thời gian chườm khoảng 20 phút/lần, thực hiện 2-3 lần/ngày.
Lưu ý: không nên chườm lạnh quá lâu và đặt đá lạnh trực tiếp lên da vì có thể làm tổn thương các mô cơ.
- Chườm nóng: Sau 2-3 ngày chườm lạnh khi tình trạng cơn đau đã thuyên giảm hoặc đối với các cơn đau lưng mãn tính thì bạn có thể dùng túi chườm nóng, vải chườm hoặc chai nước nóng để chườm lên vùng đau. Hơi nóng sẽ làm giãn mạch, kích thích lưu thông máu, giúp thư giãn các cơ giúp cơn đau nhanh khỏi.
- Thời gian thực hiện chườm nóng khoảng 20 phút/lần và 2-3 lần/ngày.
Chú ý không được chườm lên vết thương hở.
Dùng gừng tươi
Gừng tươi không chỉ là gia vị quen thuộc trong mỗi căn bếp mà còn là vị thuốc dân gian hữu dụng. Với vị cay, tính ấm và thành phần chứa nhiều hoạt chất hỗ trợ giảm đau, kháng viêm, giúp tuần hoàn máu lưu thông tốt hơn. Nhờ đó các bài thuốc từ gừng giúp giảm các cơn đau nhức ở lưng hiệu quả.
Cách 1: Xoa bóp lưng với rượu gừng.
Cách thực hiện rất đơn giản, bạn chỉ cần ngâm gừng với rượu trong khoảng 5 ngày. Sau đó dùng rượu này xoa bóp lên vị trí bị đau.
Cách 2: Xoa bóp bằng gừng và mật ong.
Thực hiện bằng cách đun nóng gừng giã với muối và một ít dấm. Sau đó bỏ thêm vài giọt mật ong và bọc hỗn hợp này trong một chiếc khăn để chườm vào lưng.
Thực hiện Yoga
Từ lâu, yoga đã được xem là liệu pháp thể chất và tinh thần tăng cường sự dẻo dai của cơ thể và hỗ trợ thư giãn, cải thiện sức khỏe:
- Thư giãn các cơ, giảm sự chèn ép lên các dây thần kinh.
- Cải thiện tốt phạm vi chuyển động, giúp cột sống dẻo dai hơn.
- Kích thích cơ thể giải phóng nhiều Endorphin – một hormone giảm đau tự nhiên của cơ thể.
Theo một nghiên cứu được thực hiện tại Anh năm 2011 trên 313 người lớn cho thấy các tư thế yoga thích hợp mang lại hiệu quả điều trị đau thắt lưng. Những người tham gia nghiên cứu bị đau thắt lưng mạn tính cho biết họ ít bị đau và chuyển động lưng cải thiện hơn sau 3 tháng tham gia.[3]
Thay đổi thói quen nằm đệm/nệm
Thông thường, nằm đệm sẽ tạo cho chúng ta cảm giác thoải mái và dễ chịu. Tuy nhiên, nếu sử dụng đệm quá mềm lại là nguyên nhân khiến bạn phải đối mặt với những cơn đau lưng mỗi khi thức dậy. Bởi lẽ khi nằm đệm quá mềm, cột sống thắt lưng chệch tư thế so với bình thường, một số dây thần kinh bị căng, giãn và chèn ép gây đau lưng. Vì vậy bạn cần lựa chọn đệm có độ cứng phù hợp để có được giấc ngủ ngon và giảm tình trạng đau lưng do đệm gây ra.
Cây xấu hổ
Cây xấu hổ hay còn gọi là trinh nữ. Theo cuốn “Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam”, xấu hổ có vị ngọt, hơi se, tính hơi hàn, có tác dụng trấn tĩnh an thần, chống viêm, làm dịu đau. Do đó đây cũng là vị thuốc được nhiều người sử dụng để chữa đau lưng tại nhà.
Bạn có thể tham khảo bài thuốc trị đau lưng bằng cây xấu hổ dưới đây:
- Dùng rễ cây xấu hổ thái thành từng miếng mỏng, đem phơi khô.
- Mỗi ngày dùng 120g rang, sau đó tẩm rượu 35-40 độ rồi rang lại cho khô.
- Thêm 600 ml nước, sắc đến khi còn khoảng 200- 300 ml. Chia thành 2-3 lần uống trong ngày.
- Thường dùng sau 4-5 ngày sẽ thấy kết quả.
Sử dụng thuốc giảm đau không kê đơn
Một số loại thuốc giảm đau không kê đơn như paracetamol hay kháng viêm không steroid – NSAID (Meloxicam, diclofenac, ibuprofen, naproxen…) thường được nhiều người lựa chọn vì nó có tác dụng giảm đau nhanh.
Tuy nhiên cũng không nên tùy ý sử dụng khi chưa có sự chỉ định của bác sĩ hay dược sĩ. Lạm dụng các thuốc trên có thể dẫn đến các nguy cơ như suy gan cấp, loét dạ dày – tá tràng, giảm chức năng thận,…
Hơn thế nữa, việc dùng thuốc giảm đau chỉ là biện pháp giảm đau lưng tạm thời, hoàn toàn không có tác dụng giải quyết tận gốc nguyên nhân gây đau nên không thể điều trị dứt điểm.
Sử dụng miếng dán chống đau lưng
Trong trong những phương pháp trị đau lưng tại nhà được nhiều người lựa chọn là sử dụng miếng dán để xoa dịu cơn đau khó chịu ở lưng mà không phải dùng thuốc. Những miếng dán này được thiết kế với một mặt là lớp keo dính chứa hoạt chất giúp giảm đau, gây tê tại chỗ nên có tác dụng giảm đau lưng.
Khi dán vào lưng, hoạt chất này sẽ nhanh chóng được hấp thu qua da và thẩm thấu vào bên trong vùng bị tổn thương qua đó giảm nhanh cơn đau cho người bệnh. Hoạt chất giảm đau trong miếng dán thường chỉ đủ để tác động tại khu vực bị đau, không gây hại cho các cơ quan khác.
Miếng dán chống đau lưng
Khi nào cần gặp bác sĩ:
Các dấu hiệu cần gặp bác sĩ
Mặc dù đau lưng thường đáp ứng với các phương pháp điều trị tại nhà, nhưng khi cơn đau kèm theo các dấu hiệu dưới đây thì bạn cần đi thăm khám để nhận được tư vấn của bác sĩ:
- Cơn đau kéo dài trên 6 tuần.
- Cơn đau trở nên tồi tệ hơn, ngay cả sau khi điều trị tại nhà.
- Cơn đau lưng khiến bạn tỉnh giấc vào ban đêm.
- Đau lưng kèm theo đau dạ dày.
- Cảm thấy ngứa, hoặc tê ở cánh tay, chân.
Đối với những cơn đau lưng nghiêm trọng đến mức bạn cần dùng thuốc giảm đau theo toa, hãy đảm bảo tuân thủ hướng dẫn sử dụng.
Một số bệnh viện uy tín
- Tại Hà Nội: Bệnh viện Đại Học Y Hà Nội, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, Bệnh viện Bạch Mai,…
- Tại Thành phố Hồ Chí Minh: Bệnh viện Đại học Y Dược, Bệnh viện Chợ Rẫy, Bệnh viện Nhân Dân 115, Bệnh viện Y học cổ truyền,…
Xem thêm:
- Thoái hóa đốt sống cổ là gì? Nguyên nhân, Dấu hiệu và Cách điều trị
- Những bài tập đơn giản chống gù lưng, cong vẹo cột sống cho dân công sở
- Liệu pháp mới chữa bệnh thần kinh gây teo cơ cột sống
Đau lưng gây ra nhiều bất lợi trong công việc cũng như sinh hoạt thường ngày. Do đó, bạn nên lựa chọn cách chữa đau lưng tại nhà phù hợp để điều trị sớm nhất có thể. Nếu bạn thấy bài viết hữu ích, hãy chia sẻ với người thân và bạn bè cùng đọc nhé!
Nguồn: healthline, webmd, syt.bacgiang, who.org, medlineplus
Nguồn tham khảo
-
Epidemiology and risk factors for spine pain
https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/17445733/
-
Yoga or Stretching Eases Low Back Pain
https://www.nih.gov/news-events/nih-research-matters/yoga-or-stretching-eases-low-back-pain
-
Yoga for chronic low back pain: a randomized trial
https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/22041945/
Cảm ơn bạn đã xem bài viết 11 cách chữa đau lưng tại nhà hiệu quả dân văn phòng nên biết tại Neu-edutop.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.