Bạn đang xem bài viết 10 tác dụng của mướp đắng đối với sức khoẻ có thể bạn chưa biết tại Neu-edutop.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Ngoài dùng để chế biến món ăn, tác dụng của mướp đắng (khổ qua) còn giúp chống oxy hóa, chống viêm, hỗ trợ giảm cân,… Mời bạn cùng theo dõi Nhà thuốc An Khang để biết thêm các tác dụng của quả mướp đắng nhé!
Mướp đắng là gì?
Mướp đắng là một loại rau quả với nhiều tên gọi khác nhau như khổ qua, mướp mủ, bí đắng…có tên khoa học là Momordica charantia, thuộc họ bầu bí Cucurbitaceae. Quả có vỏ màu xanh, thịt trắng, có hạt, vị đắng mùi thơm đặc trưng.
Mướp đắng mọc nhiều ở phía nam Trung Quốc và một số nước Đông Nam Á như Việt Nam, Ấn Độ, Philippin.
Có hai loại giống phổ biến là mướp đắng Trung Quốc và Ấn Độ. Mướp đắng Trung Quốc có hình dáng gần giống với dưa chuột, màu xanh nhạt và da sần sùi. Mướp đắng Ấn Độ có đầu hẹp, thân thuôn nhọn và có các đường gờ góc cạnh trên bề mặt vỏ.
Quả non được dùng trong để nấu ăn, mướp đắng còn mang lại lợi ích sức khỏe trong đó hạt và lá phơi khô làm thuốc.
Chống oxy hóa
Mướp đắng có chứa một số hợp chất chống oxy hóa đã được chứng minh là một nguồn chất chống oxy hóa tự nhiên tốt trong điều kiện thực nghiệm, có hiệu quả chống lại các gốc tự do.
Nhiều nghiên cứu đã phát hiện ra rằng cả lá và quả của mướp đắng đều là những hợp chất phenolic có lợi với khả năng giảm thiểu các chất oxy hóa có hại. [1]
Chúng bảo vệ chúng ta khỏi nhiều bệnh do quá trình oxy hóa gây ra, bao gồm ung thư, lão hóa, bệnh tim và các tình trạng mãn tính.
Chống viêm
Quả bầu đắng chứa nhiều polyphenol. Những hợp chất này được biết đến với khả năng giảm viêm trong cơ thể.
Một kết quả nghiên cứu cho thấy rằng bột mướp đắng có thể cải thiện đáng kể các cytokine chống viêm thông qua việc ngăn chặn sự kích hoạt các con đường tín hiệu. Mướp đắng làm giảm đáng kể căng thẳng oxy hóa não do chế độ ăn nhiều chất béo gây ra và ngăn ngừa hiệu quả chứng viêm thần kinh.[2]
Một nghiên cứu trên chuột bị nhiễm trùng huyết, việc bổ sung mướp đắng vào chế độ ăn của chúng, sẽ thúc đẩy quá trình chuyển hóa lipid, giảm tích tụ chất béo, và cải thiện lượng đường huyết thấp trong nhiễm trùng huyết.
Bổ sung mướp đắng rừng có thể làm giảm các dấu hiệu hoặc chỉ số sinh hóa viêm và các cytokine tiền viêm trong cơ thể, từ đó cải thiện phản ứng viêm ở chuột bị nhiễm trùng huyết.[3]
Hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường
Đái tháo đường là một nhóm bệnh chuyển hóa đặc trưng bởi tăng đường huyết do khiếm khuyết trong bài tiết insulin, hoạt động của insulin hoặc cả hai.
Mướp đắng có chứa các hợp chất có vai trò làm giảm lượng đường trong máu ở những người mắc bệnh đái tháo đường. Uống nước ép hoặc bột hạt mướp đắng làm giảm lượng glucose trong máu lúc đói và cải thiện khả năng dung nạp glucose ở người bị tiểu đường.
Các dữ liệu thử nghiệm của mướp đắng cho thấy sự cải thiện tiết insulin và tác dụng tăng chất dẫn truyền của mướp đắng, đồng thời giúp gan và cơ của bạn xử lý và lưu trữ glucose tốt hơn.[4]
Mướp đắng hỗ trợ trị bệnh đái tháo đường
Tốt cho hệ tiêu hóa
Các thành phần trong mướp đắng có tác dụng ức chế tuyến trùng đường ruột. Ăn mướp đắng thường xuyên giúp cải thiện sức khỏe đường ruột của chúng ta và điều trị nhiều tình trạng đường ruột, bao gồm táo bón và hội chứng ruột kích thích.
Tốt cho tim mạch
Lượng cholesterol cao trong cơ thể tạo thành các mảng bám tích tụ trong động mạch, khiến tim phải hoạt động nhiều hơn để bơm máu, làm tăng nguy cơ các bệnh về tim. Một nghiên cứu trên động vật cho thấy mướp đắng có thể làm giảm lượng cholesterol để hỗ trợ sức khỏe tim mạch.
Kali, magie và canxi trong mướp đắng làm giảm mức cholesterol xấu – LDL trong máu của chúng ta và duy trì mức cholesterol tốt hoặc HDL. Cholesterol là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây ra nhiều bệnh về tim. Vì vậy, mướp đắng giúp cải thiện sức khỏe tim mạch.
Hỗ trợ giảm cân
Mướp đắng ít calo và nhiều chất xơ nên giúp giảm trọng lượng cơ thể. Chất xơ đi qua đường tiêu hóa rất chậm, giúp giảm cảm giác đói và no lâu hơn.
Một nghiên cứu cho thấy mỗi ngày uống viên nang chứa 4.8g chiết xuất mướp đắng sẽ giúp giảm lượng mỡ bụng đáng kể.[5]
Tốt cho da và tóc
Vitamin A là một loại vitamin tan trong chất béo giúp tăng cường sức khỏe làn da và hỗ trợ thị lực. Trong mướp đắng có khoảng 471IU lượng tham chiếu hằng ngày chiếm 44% vitamin A.
Những món ăn và thức uống làm từ mướp đắng mang lại rất nhiều lợi ích cho da. Nó là một tinh chất tự nhiên, nhẹ nhàng cho da, giúp điều trị mụn trứng cá, vảy nến và bệnh chàm, mang lại cho bạn một làn da tươi sáng.
Làm đẹp cho da và tóc bằng mướp đắng
Tăng cường thị lực
Vitamin A trong mướp đắng có thể giúp ngăn ngừa các bệnh về mắt, như thoái hóa điểm vàng do tuổi tác (AMD).
Cụ thể, lutein và zeaxanthin được biết là tích tụ trong võng mạc, giúp bảo vệ cục bộ chống lại tổn thương oxy hóa. Hơn nữa, mướp đắng có chứa vitamin E và vitamin C cũng có tác dụng hỗ trợ ngăn ngừa bệnh AMD.
Hỗ trợ điều trị sỏi thận
Mướp đắng khả năng phá vỡ viên sỏi và giúp cơ thể đào thải qua đường nước tiểu, bởi nó làm giảm nồng độ acid trong nước tiểu, giảm đau do sỏi thận. Bạn có thể uống một ly trà mướp đắng không đường mỗi ngày để đem lại hiệu quả mong muốn.
Tăng cường miễn dịch
Một hệ miễn dịch khỏe mạnh rất quan trọng trong việc phòng ngừa nhiễm khuẩn và bệnh tật.
Mướp đắng là một phương pháp tự nhiên giúp bạn ngăn ngừa cảm lạnh, giảm nguy cơ dị ứng thức ăn, nhiễm nấm và cũng rất hiệu quả trong chứng trào ngược dạ dày – thực quản và chứng khó tiêu.
Mướp đắng giúp tăng cường hệ miễn dịch
Xem thêm:
- Lợi ích của củ cải đường đối với bệnh tiểu đường
- Thành phần dinh dưỡng và lợi ích sức khỏe của quả lựu
Hy vọng bài viết sẽ mang đến cho bạn kiến thức về tác dụng của mướp đắng đối với sức khỏe. Hãy cùng chia sẻ cho người thân và bạn bè cùng biết nhé.
Nguồn: WebMD, Narayana Health
Nguồn tham khảo
-
Phenolic contents and antioxidant activity of some food and medicinal plants
https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/16096138/
-
Momordica charantia, a Nutraceutical Approach for Inflammatory Related Diseases
https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC6517695/
-
Anti-inflammatory effect of Momordica charantia in sepsis mice
https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/25153878/
-
Anti-diabetic properties and phytochemistry of Momordica charantia L. (Cucurbitaceae)
https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/23194773/
-
6 Benefits of bitter melon (bitter grourd) and its extract
https://www.healthline.com/nutrition/bitter-melon
Cảm ơn bạn đã xem bài viết 10 tác dụng của mướp đắng đối với sức khoẻ có thể bạn chưa biết tại Neu-edutop.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.