Bạn đang xem bài viết 10 nguyên nhân viêm phế quản mà bạn cần chú ý tại Neu-edutop.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Đặc điểm thời tiết gió mùa là điều kiện thuận lợi cho các vi sinh vật và mầm bệnh phát triển, khiến các bệnh lý như viêm phổi, viêm phế quản, viêm amidan trở nên rất phổ biến ở Việt Nam. Hãy cùng Nhà thuốc An Khang tìm hiểu về 10 nguyên nhân gây viêm phế quản nhé!
Viêm phế quản là gì?
Viêm phế quản là một tình trạng đáp ứng miễn dịch quá mức, có thể là do nhiễm trùng đường hô hấp dưới/ trên, hay cụ thể hơn là các đường phế quản tại hai lá phổi. Tình trạng này làm cho các mô niêm mạc phế quản bị kích thích và có biểu hiện của phản ứng viêm (sưng, nóng, đỏ, đau).
Viêm phế quản được phân thành 2 loại dựa vào đặc điểm của bệnh [1]:
- Viêm phế quản cấp tính (cảm lạnh), có thể được phát triển từ một cơn ớn lạnh thoáng qua hoặc nhiễm trùng đường hô hấp trên. Đôi khi, bệnh có thể tiến triển thành viêm phổi.
- Viêm phế quản mạn tính phát triển do tình trạng kích ứng đường hô hấp trong một thời gian dài.
Viêm phế quản cấp tính
Sức đề kháng kém
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến sức đề kháng kém. Thông thường là do hậu quả của các bệnh cấp tính mắc phải như là cảm lạnh, hoặc do ảnh hưởng từ một tình trạng mạn tính có thể kể đến như bệnh HIV/AIDS.
Tuổi tác cũng có liên quan đến sức đề kháng của cơ thể. Theo các nghiên cứu khoa học, người cao tuổi, trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ có sức đề kháng kém hơn người trưởng thành. Điều này có nghĩa những đối tượng kể trên rất bị nhiễm trùng đường hô hấp. [2]
Chất kích thích
Liên quan đến yếu tố thuốc lá, nicotine – thành phần hoạt chất có trong sản phẩm này, cũng là một trong số những chất gây kích thích. Các chất kích thích khác có thể kể đến như: cocaine, amphetamine, niketamid, morphine, fentanyl,…
Các tạp chất có trong thuốc lá hay các chất kích thích khác (ví dụ, levamisole) và các chất chuyển hóa của chúng (ví dụ, cocaethylene) có liên quan đến các biến chứng toàn thân và tại đường hô hấp.
Các nghiên cứu gần đây cũng đã chứng minh tác dụng của các chất kích thích đối với các tổn thương tự miễn qua trung gian đường hô hấp, chẳng hạn như các tổn thương cấp tính và mạn tính ở phế quản. [3]
Virus
Virus gây ra từ 85 – 95% các ca viêm phế quản ở người trưởng thành.
Những loại virus phổ biến nhất là rhinovirus, adenovirus, virus cúm, virus cúm parain. [4]
Trong những năm gần đây (2019 – 2022), virus họ Coronaviridae đã bùng phát một cách mãnh liệt, gây nên đại dịch toàn cầu. Mọi người đều đã biết đến với cái tên SAR_COV_2 và các biến thể của virus này.
SAR_COV_2 gây ra rất nhiều bệnh liên quan đến đường hô hấp kể cả viêm phế nang. [5]
Đại dịch COVID-19
Hen suyễn
Hen suyễn là tình trạng viêm gây co thắt cơ trên đường hô hấp, đôi khi các cơ bị sưng tấy gây hẹp đường hô hấp. Hen suyễn có thể xảy ra bất chợt (cơn cấp), hoặc xảy ra ở một khoảng thời gian cố định (cơn mạn), hoặc xuất hiện các cơn cấp trên nền bệnh mạn.
Các cơn cấp của hen suyễn có nét tương đồng với viêm phế quản cấp tính. Điểm phân biệt ở đây là cơ chế gây bệnh. Trong khi hen suyễn là tình trạng viêm tại bất kỳ vị trí nào trên đường hô hấp, thì viêm phế quản là đáp ứng viêm tại cấu trúc phế quản của cơ thể.
Khi hen suyễn đi kèm với viêm phế quản cấp tính, tình trạng này được gọi là viêm phế quản hen suyễn.
Hen suyễn gây hẹp đường hô hấp
Do vi khuẩn
Thông thường, vi khuẩn chỉ có thể gây viêm phế quản đối với những người có tình trạng sức khỏe kém. Điều này được chỉ ra là do trong không khí hằng ngày chúng ta hít vào có rất nhiều vi khuẩn.
Tuy nhiên, chúng ta không mắc bệnh nếu các cơ quan, hệ thống đảm nhận chức năng miễn dịch hoạt động tốt.
Những loại vi khuẩn gây bệnh phổ biến có thể kể đến như: Mycoplasma pneumoniae, Streptococcus pneumoniae, Haemophilus influenzae, Moraxella catarrhalis, và Bordetella pertussis. [4]
Vi khuẩn mycoplasma pneumoniae gây viêm phế quản
Do tiếp xúc với hóa chất trong công việc
Đối với một số công việc đặc thù phải tiếp xúc với các hóa chất độc hại như: khói thải, hơi acid, bụi,… khi tiếp xúc lâu ngày có khả năng cao dẫn đến tình trạng viêm phế quản cấp tính.
Khi tiếp xúc với các loại bụi hoặc hóa chất sau đây bạn cần được trang bị bảo hộ kỹ lưỡng khi tiếp xúc:
- A-mi-ăng.
- Than đá.
- Bông sợi.
- Cây gai.
- Mủ cao su.
- Silica.
- Talc.
- Toluene diisocyanate.
Viêm phế quản mạn tính
Khói thuốc
Hút thuốc lá là một trong những yếu tố nguy cơ đối với hầu hết các bệnh về đường hô hấp. Một người nghiện thuốc rất khó để thay đổi thói quen không tốt này.
Cơ chế chính thức mà khói thuốc lá tác động lên đường hô hấp của con người chưa được xác định rõ ràng. Tuy nhiên, căn cứ theo thực tế, thuốc lá có khả năng gia tăng nguy cơ nhiễm trùng đường hô hấp. [7]
Đồng thời, có bằng chứng cho thấy thuốc lá làm suy giảm khả năng miễn dịch của cơ thể. [8] [9]
Trào ngược dạ dày thực quản
Hội chứng trào ngược dạ dày thực quản (GERD) là hội chứng mạn tính mà theo đó acid dịch vị liên tục bị đẩy ngược lên thực quản.
Tình trạng trào ngược kéo dài làm nắp thực quản bị tổn thương. Dịch vị theo đường khí quản tràn vào phế quản gây viêm phế quản.
Hiện nay, chưa thể điều trị dứt điểm GERD. Tuy nhiên nếu bạn quản lý lối sống cùng với tuân thủ chỉ định của bác sĩ, bạn nhất định sẽ không xảy ra các biến chứng không mong muốn.
Tiếp xúc môi trường ô nhiễm thường xuyên
Không khí ô nhiễm chứa rất nhiều các yếu tố gây bệnh. Việc này làm cho đường phế quản thường xuyên bị kích ứng bởi các tác nhân xấu có trong không khí, như là khí nitro dioxyde, các dạng bụi mịn,… dẫn đến tình trạng viêm phế quản kéo dài và ngày càng diễn tiến nặng.
Hiện nay, đã có vài nghiên cứu chỉ ra sự liên quan giữa việc tiếp xúc với không khí có chất lượng kém dẫn đến tình trạng viêm phế quản mạn tính. [10] [11]
Yếu tố di truyền
Yếu tố di truyền là một trong những nguyên nhân liên quan mật thiết đến bệnh COPD ( bệnh viêm phổi tắc nghẽn mạn tính) – là một biến chứng của bệnh viêm phế quản mạn tính. Điều này đã được biết đến do sự thiếu hụt alpha1-antitrypsin.
Căn cứ trên yếu tố di truyền, phụ nữ có nguy cơ mắc bệnh viêm phế quản mạn tính cao hơn so với nam giới. [12]
Bệnh kéo dài
Nếu mắc phải các bệnh lý mạn tính ở đường hô hấp hoặc đường tiêu hóa như GERD hay COPD rất dễ gây ra bệnh viêm phế quản tắc nghẽn mạn tính.
Hen kéo dài gây viêm phế quản
Có tiền sử bệnh hô hấp
Bệnh COPD là một trong số các bệnh có liên quan rất chặt chẽ với viêm phổi tắc nghẽn mạn tính.
Những người có tiền sử bệnh về hô hấp dễ dẫn đến cấu trúc đường hô hấp bị thay đổi. Cho nên, niêm mạc thành phế quản trở nên nhạy cảm hơn với các tác nhân bên ngoài.
Tiền sử bệnh về đường hô hấp
Khi nào cần gặp bác sĩ
Dấu hiệu cần gặp bác sĩ
Hầu hết bệnh nhân bị viêm phế quản cấp tính có thể tự khỏi bệnh thông qua việc nghỉ ngơi, sử dụng thuốc kháng viêm và uống nhiều nước.
Tuy nhiên, cần gặp bác sĩ khi có các triệu chứng sau:
- Ho trên 3 tuần liền.
- Sốt từ 3 ngày trở lên.
- Đờm có lẫn máu.
- Thở gấp, đau ngực hoặc có cả hai.
- Buồn ngủ hoặc tinh thần bất ổn
- Bệnh liên tục tái phát hoặc bệnh diễn tiến nặng hơn.
Trao đổi với bác sĩ về tình trạng sức khỏe
Các bệnh viện uy tín
Nếu có các dấu hiệu nghi ngờ bị viêm phế quản, bạn hãy đến thăm khám tại chuyên khoa hô hấp ở một số bệnh viện uy tín như
- Tại thành phố Hồ Chí Minh: Bệnh viện bệnh Nhiệt Đới TPHCM, Bệnh viện Nhân dân Gia Định, Bệnh viện Chợ Rẫy, Bệnh viện Thống Nhất, Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM, Bệnh viện Nhi Đồng 1,…
- Tại thành phố Hà Nội: Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, Bệnh viện Quân Y 103, Bệnh viện Việt Pháp Hà Nội,…
Xem thêm:
- 10 cách trị ho có đờm tại nhà an toàn, hiệu quả
- Công dụng chữa ho của bách bộ
Hy vọng bài viết đã cung cấp cho bạn thêm những thông tin về bệnh viêm phế quản. Nếu thấy bài viết hay và hữu ích, các bạn hãy chia sẻ cho người thân và bạn bè cùng biết nhé!
Nguồn: Medicinenet, Mayo Clinic, Medicalnewstoday.
Nguồn tham khảo
-
Matthew Hoffman, Sabrina Felson. (2021) Picture of the Lungs
https://www.webmd.com/lung/picture-of-the-lungs
-
Koos Korsten, Niels Adriaenssens, Samuel Coenen. (2021). Contact With Young Children Increases the Risk of Respiratory Infection in Older Adults in Europe—the RESCEU Study. DOI:10.1093/infdis/jiab519
https://academic.oup.com/jid/advance-article/doi/10.1093/infdis/jiab519/6462431
-
Stimulants and the lung : review of literature
https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/23760760/
-
Graham Worrall. (2008) Acute bronchitis. PMID:18272643
https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC2278319/
-
COVID-19 and Bronchitis. 2019
https://www.webmd.com/lung/coronavirus-covid-19-bronchitis
-
Graham Worrall. (2008) Acute bronchitis. PMID:18272643
https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC2278319/
-
Dye & Adler. (1994). Effects of cigarette smoke on epithelial cells of the respiratory tract. DOI: 10.1136/thx.49.8.825
https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/8091331/
-
Smoking and overall health. (2014)
https://www.cdc.gov/tobacco/data_statistics/sgr/50th-anniversary/pdfs/fs_smoking_overall_health_508.pdf
-
Fernando Saldias & Orlando Diaz. (2011) Cigarette smoking and Lower Respiratory Tract Infection. DOI:10.5772/17652
https://www.intechopen.com/chapters/17353
-
Long-term Exposure to Air Pollution and Chronic Bronchitis (2016)
https://assets.publishing.service.gov.uk/government/uploads/system/uploads/attachment_data/file/541745/COMEAP_chronic_bronchitis_report_2016__rev_07-16_.pdf
-
Ambient air pollution exposure and chronic bronchitis in the Lifelines cohort
https://thorax.bmj.com/content/thoraxjnl/76/8/772.full.pdf
-
Howraman Meteran, Vibeke Backer, Kirsten Ohm Kyvik. (2014) Heredity of chronic bronchitis: A registry-based twin study. DOI:10.1016/j.rmed.2014.06.010
https://www.sciencedirect.com/science/article/pii/S0954611114002376
Cảm ơn bạn đã xem bài viết 10 nguyên nhân viêm phế quản mà bạn cần chú ý tại Neu-edutop.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.