Bạn đang xem bài viết 10 nguyên nhân gây sâu răng có thể bạn chưa biết tại Neu-edutop.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Sâu răng là một vấn đề sức khỏe về răng miệng thường gặp, đặc biệt là ở trẻ em. Cùng Nhà thuốc An Khang tìm hiểu những nguyên nhân gây sâu răng qua bài viết sau đây nhé.
- Sâu răng là những tổn thương vĩnh viễn trên về mặt mô cứng của răng, hình thành các lỗ nhỏ li ti hoặc khe hở kèm các triệu chứng đau, ê buốt răng tùy vào mức độ và vị trí sâu, nướu sưng chảy máu và hơi thở có mùi.
- Tất cả mọi người đều có nguy cơ bị sâu răng, cả người lớn và trẻ nhỏ.
Vị trí răng
Sâu răng thường xảy ra ở vị trí các răng như răng hàm và răng tiền hàm. Tại vị trí đó, răng có nhiều rãnh, lỗ và kẽ, nhiều chân răng gây tích tụ thức ăn hoặc mảng bám, khó được làm sạch hơn so với những chiếc răng cửa.
Thực phẩm ngọt và chứa nhiều đường
Sữa, mật ong, đường, kem, soda, bánh ngọt, bánh quy, kẹo cứng và bạc hà, trái cây sấy khô, ngũ cốc khô và khoai tây chiên… là những loại thực phẩm có thể bám lâu ngày trên răng, tăng khả năng sâu răng cao hơn so với những thực phẩm dễ bị rửa trôi bởi nước bọt.
Thực phẩm ngọt dễ bám trên răng và gây ra sâu răng
Thường xuyên ăn vặt
Thói quen thường xuyên ăn nhẹ hoặc dùng những đồ uống có đường là điều kiện thuận lợi giúp vi khuẩn trong khoang miệng tạo ra acid tấn công và làm mòn răng. Ngoài ra, soda và đồ uống có tính acid khác được sử dụng quá nhiều tạo ra lượng acid phủ lên răng liên tục, khiến răng bị bào mòn theo thời gian.
Thức uống có ga dễ gây sâu răng
Cho trẻ sơ sinh bú trước khi ngủ
Trước khi ngủ, nếu cho trẻ bú sữa bình, sữa công thức, nước trái cây hoặc các chất lỏng có đường khiến những đồ uống này lưu lại trên răng hàng giờ trong khi trẻ ngủ, nuôi dưỡng vi khuẩn gây sâu răng. Tổn thương này thường được gọi là sâu răng bình sữa.
Đánh răng không đầy đủ
Việc không làm sạch răng sau khi ăn và uống khiến những mảng bám trong răng hình thành nhanh chóng và đó là giai đoạn đầu của sâu răng.
Sâu răng có thể hình thành khi đánh răng không đầy đủ
Không đủ florua
Florua là một khoáng chất tự nhiên giúp ngăn ngừa sâu răng và thậm chí có thể đảo ngược các giai đoạn sớm nhất của tổn thương răng. Do đó, florua là một thành phần phổ biến trong kem đánh răng và nước súc miệng, có thể có trong nguồn nước công cộng.
Khô miệng
Nước bọt giúp ngăn ngừa sâu răng bằng cách rửa sạch các mảng bám và thức ăn thừa trên răng, đồng thời các chất có trong nước bọt giúp chống lại axit do vi khuẩn tạo ra. Do đó, tình trạng thiếu nước bọt khi khô miệng là một trong những yếu tố gây sâu răng.
Mòn vết trám
Qua nhiều năm, vật liệu trám răng có thể yếu đi và bắt đầu vỡ hoặc phát triển các cạnh gồ ghề khiến cho những mảng bám tích tụ dễ dàng và khó loại bỏ hơn, từ đó dẫn đến sâu răng.
Mòn vết trám có thể gây tích tụ mảng bám
Ợ nóng
Ợ chua hoặc bệnh trào ngược dạ dày thực quản (GERD) có thể khiến acid dạ dày chảy vào miệng (trào ngược). Acid này là nguyên nhân làm mòn men và gây tổn thương răng, khiến ngà răng bị vi khuẩn tấn công tạo ra các vết sâu răng.
Rối loạn ăn uống
Chán ăn và chế độ ăn vô độ có thể dẫn đến mòn răng và sâu răng. Acid trong dạ dày do nôn nhiều lần khiến răng bị rửa sạch và bắt đầu làm tan men răng. Ngoài ra, vấn đề rối loạn trong ăn uống cũng có thể là nguyên nhân cản trở việc sản xuất nước bọt.
Cách phòng chống sâu răng
Để có thể phòng chống được tình trạng sâu răng, bạn có thể thực hiện các biện pháp dưới đây:
- Đảm bảo răng đủ florua bằng cách: sử dụng kem đánh răng có florua để đánh răng mỗi ngày, uống nước máy có florua vì hầu hết nước đóng chai không chứa florua, súc miệng bằng nước súc miệng có chứa florua.
- Thực hiện đánh răng đều đặn ngày 2 lần và dùng chỉ nha khoa.
- Hạn chế thực phẩm và đồ uống có nhiều đường và tinh bột.
- Không hút thuốc lá.
- Đi khám răng định kỳ.
- Trám răng để bảo vệ bề mặt răng.
Khi nào nên thăm khám bác sĩ?
Các dấu hiệu cần gặp bác sĩ
Bạn nên đến thăm khám tại nha sĩ khi có một trong các biểu hiện bất thường như cảm thấy đau nhức, buốt răng, hơi thở có mùi khó chịu vì bạn không biết được tình trạng răng miệng của bản thân có đang thực sự ổn hay không.
Quy trình điều trị răng sâu
Điều trị sâu răng phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của chúng với các lựa chọn điều trị bao gồm:
- Điều trị bằng florua: nếu tình trạng sâu răng của bạn mới bắt đầu và có thể hồi phục men răng bằng florua.
- Trám răng: là lựa chọn điều trị chính và thường xuyên được sử dụng khi sâu răng đã tiến triển ngoài giai đoạn sớm nhất. Trám được làm bằng nhiều vật liệu khác nhau, chẳng hạn như nhựa composite, sứ hoặc sự kết hợp của một số vật liệu trong nha khoa.
- Bọc răng sứ: là phương pháp loại bỏ phần bị sâu và bọc lại toàn bộ phần răng tự nhiên còn lại bằng vàng, sứ có độ bền cao, nhựa thông, sứ kết hợp với kim loại hoặc các vật liệu khác khi răng sâu lớn hoặc răng đã yếu đi.
- Lấy tủy răng: là phương pháp sửa chữa và cứu một chiếc răng bị nhiễm trùng hoặc hư hỏng nặng. Nha sĩ sẽ lấy phần tủy răng bị sâu, làm sạch ống tủy bằng thuốc để loại bỏ nhiễm trùng và kết thúc bằng phương pháp trám.
- Nhổ răng: được thực hiện với những chiếc răng bị sâu đến mức không thể phục hồi. Khoảng trống tại vị trí răng được nhổ sẽ khiến các răng khác dịch chuyển, do đó hãy cân nhắc việc cấy ghép để có thể thay thế chiếc răng bị mất.
Bọc răng sứ là một trong những phương pháp điều trị sâu răng
Tham khảo địa chỉ khám và xét nghiệm
Nếu có nhu cầu đến bệnh viện, bạn có thể tham khảo các bệnh viện lớn có chuyên khoa Răng Hàm Mặt như:
- Tại TP. Hồ Chí Minh: Bệnh viện răng hàm mặt Trung Ương, Khoa Răng Hàm Mặt – Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM, Bệnh viện Răng Hàm Mặt TP.HCM, Bệnh viện Răng Hàm Mặt Sài Gòn, Khoa Răng Hàm Mặt – Bệnh viện Quốc tế City,…
- Tại TP. Hà Nội: Bệnh viện răng hàm mặt TW HN, Khoa răng hàm mặt thuộc bệnh viện Đại học Y HN, Khoa răng hàm mặt trực thuộc bệnh viện Bạch Mai HN, Khoa răng hàm mặt bệnh viện quân y 103 HN,…
Xem thêm:
- Cách chữa sâu răng tại nhà
- Chăm sóc răng miệng đúng cách tại nhà
- Nên đánh răng trước hay sau khi ăn
Hy vọng bài viết trên đã đem đến cho bạn thông tin về những nguyên nhân gây sâu răng thường gặp. Hãy chia sẻ bài viết đến người thân hoặc bạn bè nếu cảm thấy hữu ích nhé!
Nguồn: Medlineplus, Mayoclinic
Bác sĩ Nguyễn Thị Thủy Hằng
Bệnh viện Trung Ương Huế
Cảm ơn bạn đã xem bài viết 10 nguyên nhân gây sâu răng có thể bạn chưa biết tại Neu-edutop.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.