Đến với dạng văn tả người ở lớp 5, các em học sinh bắt đầu tả từ những người thân trong gia đình như: ông, bà, bố, mẹ, anh, chị,… Mỗi người mang những đặc điểm ngoại hình và tính cách riêng biệt. Bởi vậy, để làm tốt được dạng văn này, mời các bạn tham khảo một số dàn ý tả người thân trong gia đình chi tiết nhất mà chúng mình đã tổng hợp trong bài viết sau.
Dàn ý bài văn: Tả em bé đang tuổi tập nói tập đi (em bé gái)
1. Mở bài:- Bé Thu chỉ mới gần hai tuổi, còn đang tập nói tập đi, thật là đáng yêu.2. Thân bài: Tả ngoại hình của bé kết hợp với tả hoạt động.- Gương mặt: bầu bĩnh, làn da trắng hồng, căng mịn.- Đôi mắt: tròn, đen láy và tròn xoe lúc nào cũng mở to nhìn mọi người, trông mới dễ thương làm sao.- Tập nói: Bé đang tập nói, giọng còn ngọng líu ngọng lịu.- Cái miệng: chúm chím như một nụ hoa bập bẹ: ba…, ba… hoặc ma…, ma… cũng đủ làm cho ba má và cả nhà thích thú cười vui.- Bé có một vũ khí rất lợi hại: đó là khóc. Vòi gì không được khóc toáng lên, ngồi bệt xuống đất đạp chân đành đạch; những giọt nước mắt lăn dài trên đôi má bầu bĩnh; được chiều theo ý, cô nàng liền nhoẻn miệng cười, nét mặt ngây thơ tươi tắn ngay như chưa khóc bao giờ.- Tập đi: Muốn bé tập đi mẹ thường giữ cho bé đứng thẳng rồi buông tay lùi ra xa, vỗ tay gọi bé đến. Bé cười toe toét, để lộ hai chiếc răng cửa như răng thỏ. Đôi chân non nớt của bé chập choạng từng bước; đến đủ gần, bé liền nhoài tới, đôi tay mũm mĩm nổi rõ những ngấn. Mẹ đỡ vội, bồng lên vừa khen vừa hôn hít, nựng nịu, bé cười nắc nẻ sung sướng.3. Kết bài:
– Mặc dù đôi lúc cô nàng lạm dụng vũ khí đặc biệt khiến em bực mình nhưng Bé Thu quá non nớt, quá ngây thơ nên em vẫn rất thương bé. Còn với ba má thì khỏi nói: cô nàng được cưng như trứng, hứng như hoa ấy.
Dàn ý bài văn: Tả em bé đang tuổi tập nói tập đi (em bé gái)
Dàn ý bài văn: Tả em bé đang tuổi tập nói tập đi (em bé trai)
1. Mở bài: Giới thiệu em bé được tả: Tên gì? Trai hay gái? Có quan hệ gì với em?
– Cu Tí là em ruột của tôi.
– Hôm nay là buổi tập đi đầu tiên, cả nhà tôi đều vui sướng khi thấy em đi được ba bốn bước.
2. Thân bài:
a) Tả hình dáng của em bé
– Bé được bao nhiêu tháng tuổi, có đặc điểm gì nổi bật? (bé được chín tháng tuổi, miệng toe toét cười để lộ mấy chiếc răng sữa thật dễ thương).
– Những đặc điểm về hình dáng: thân hình, da dẻ, khuôn mặt, mái tóc đôi má, môi, miệng, răng lợi, chân tay…
+ Khuôn mặt bé bầu bĩnh, khi cười đỏ hồng như trái táo chín.
+ Đôi mắt tròn long lanh.
+ Mái tóc ngắn cũn cỡn, thường choàng trên đầu một chiếc khăn màu trắng.
+ Đôi môi lúc nào cũng mọng và đỏ như được thoa son.
+ Cằm luôn có ngấn biểu hiện cho sự mập mạp của bé.
+ Hai tay luôn hoạt động, cầm được thứ gì là cho ngay vào mồm để gặm. Những ngón tay nhỏ xíu dễ thương.
– Quần áo bé thường mặc khi trời nóng, lạnh và ở nhà.
+ Thích mặc quần áo trắng, tất trắng
+ Thích đi giày vải.
b) Tính tình ngây thơ của bé
– Tập đi, tập nói:
(Lẫm chẫm đi được vài bước, hai tay giơ ngang như diễn viên tí hon đi trên dây thăng bằng. Vừa đi vừa cười híp cả mắt. Đang tuổi tập nói nên bé bi bô suốt cả ngày. Thích bập bẹ những tiếng: ba, mẹ, bà)
– Sinh hoạt của bé:
Khỏe mạnh, ít bệnh, ít khóc nhè, thích tắm, thích nghe mẹ hát, thích chơi ô tô, tàu hỏa.
3. Kết bài: Cảm nghĩ của em về người tả. Tôi rất yêu em bé, cùng mẹ giúp bé tập đi, dạy hát và mong bé chóng lớn.
Dàn ý bài văn: Tả em bé đang tuổi tập nói tập đi (em bé trai)
Dàn ý bài văn: Tả anh em
1. Mở bài: giới thiệu nhân vật em định tả
a. Tả bao quát
– Anh em nay năm 17 tuổi, học lớp 12
– Anh em cao 1m7
– Anh rất thương em, mỗi khi về nhà là mua bánh cho em
– Anh học rất giỏi, cả gia đình đều tự hào về anh.
b. Tả chi tiết
+ Tả hình dáng
– Anh có dáng người cao ráo
– Gương mặt đầy đặn và rất đẹp trai
– A có mái tóc mượt và để tóc rất mốt thời trang
– Anh ăn mặc rất giản dị nhưng rất hiện đại
– Anh có đôi mắt long lanh, hiền hòa
– Đôi môi dày nhưng rất đẹp và quyến rũ
– Mũi anh rất cao
+Tả tính tình và sở thích
– Anh luôn yêu thương em và ba mẹ
– Luôn ân cần chăm sóc và dạy em học
– Luôn giúp đỡ việc nhà của mẹ khi rảnh rỗi
– Anh rất siêng học
– Anh thích mang giày, mặc áo sơ mi
– Anh rất thích ăn cá rán
– Tính tình anh ôn hòa, dễ chịu
– Luôn luôn tận tình giúp đỡ những ai khó khăn
– Anh đá banh giỏi, hát hay, chơi đàn giỏi,….
3. Kết bài: Nêu cảm nghĩ của em về anh trai
– Em rất quý và yêu mến anh
– Em sẽ cố gắng nỗ lực để được học giỏi như anh.
Dàn ý bài văn: Tả anh em
Dàn ý bài văn: Tả chị em
1. Mở bài: Giới thiệu người cần tả
2. Thân bài
– Chị em bao nhiêu tuổi?
– Chị em học ở đâu?
– Chị em học trường gì?
– Em thương chị em như thế nào?
– Dáng người cao, thon gọn cao 1m6
– Gương mặt đầy đặn, mũi cao, môi trái tim xinh đẹp
– Mái tóc dài đen mượt, khi làm việc nhà ở thường buộc tóc gọn sau gáy.
– Chị ăn mặc rất giản dị. Khi đi học chị thường mặc áo sơ mi. Ở nhà chị mặc đồ bộ cho tiện làm việc nhà.
– Chị có đôi mắt đen long lanh rất đẹp. Mỗi khi chị bảo ban em, ánh mắt ấy rất dịu dàng và thân thiện.
+ Tả tính tình
– Chị là người chu đáo, chỉnh chu trong công việc
– Chị học rất giỏi, luôn được ba mẹ và thầy cô yêu thương
– Chị có tính tình rất ôn hòa, nhã nhặn
– Chị luôn biết quan tâm đến mọi người trong gia đình và mọi người xung quanh
– Chị là người luôn nỗ lực và biết vươn lên trong cuộc sống
3. Kết bài: Nêu cảm nghĩ về chị em. Chị em là một người hết sức đặc biệt. Chị là người luôn quan tâm chăm sóc em, em rất yêu chị của em
Dàn ý bài văn: Tả chị em
Dàn ý bài văn: Tả mẹ em (bài số 2)
1. Mở bài
– Giới thiệu về người mẹ của mình.
– Ai trong chúng ta cũng có một người mẹ luôn chăm lo ân cần và dạy những điều hay lẽ phải trong cuộc sống. Mẹ là người che chở yêu thương chúng ta mỗi ngày.
a. Tả hình dáng chung của mẹ
– Mẹ em hơn 40 tuổi, bề ngoài trẻ hơn so với tuổi.
– Dáng người nhìn cân đối, hơi tròn.
– Khuôn mặt hình trái xoan, miệng lúc nào cũng cười tươi để lộ hàm răng trắng.
– Tóc mẹ đen và dài.
– Đôi mắt tròn và sáng, chiếc mũi cao dọc dừa.
b. Tả hoạt động của mẹ
– Mẹ em ở nhà phụ giúp nội trợ và làm những việc lặt vặt trong gia đình.
– Mẹ còn có sở thích đọc báo và đọc sách. May vá quần áo của gia đình mỗi khi có thời gian rảnh rỗi.
– Trong gia đình mẹ rất ân cần chu đáo và quan tâm thành viên gia đình.
– Thường xuyên giúp đỡ mọi người xung quanh.
c. Tả tính cách mẹ em
– Mẹ rất hiền lành, nhưng khi em mắc lỗi mẹ lại nghiêm khắc giúp em nhận ra lỗi lầm và tự sửa chữa.
– Thương yêu chồng con, chăm sóc chu đáo cho gia đình.
– Mẹ luôn khiêm tốn và thường xuyên giúp đỡ người khác.
– Ân cần hướng dẫn em trong giải bài tập về nhà. Kiên nhẫn khi em không hiểu bài.
3. Kết bài: Nêu cảm nghĩ về người mẹ của em.
– Mẹ nuôi dưỡng và dạy dỗ giúp em học được nhiều điều hay lẽ phải trong cuộc sống.
– Mẹ là tấm gương sáng về tính cách nhân phẩm cho em học hỏi.
– Con yêu mẹ và sẽ cố gắng học thật tốt để đền đáp công ơn sinh thành dưỡng dục.
Dàn ý bài văn: Tả mẹ em (bài số 2)
Dàn ý bài văn: Tả mẹ em (bài số 1)
1. Mở bài: Giới thiệu về mẹ
– Mẹ là người gần gũi với em nhất.
– Năm nay, mẹ đã ngoài bốn mươi tuổi.
2. Thân bài: Tả về mẹ
a) Tả hình dáng:
– Dáng người tầm thước, thon gọn.
– Là giáo viên nên mẹ mặc áo dài đi làm; ở nhà mẹ mặc đồ bộ cho tiện làm việc nhà.
– Gương mặt đầy đặn; mái tóc dài đen mượt, khi làm bếp mẹ hay búi tóc lên.
– Đôi mắt đen sáng với ánh mắt dịu dàng, thân thiện.
b) Tả tính tình, hoạt động:
– Mẹ là người chu đáo, cẩn thận; đồ đạc trong nhà sắp xếp gọn gàng nhờ vậy nhà tuy nhỏ nhưng trông vẫn thông thoáng.
– Tính tình ôn hòa, nhã nhặn trong lời ăn tiếng nói, mẹ thường dạy em: “Chim khôn hót tiếng rảnh rang. Người khôn nói tiếng dịu dàng dễ nghe”.
– Mẹ là người hết lòng với công việc, ở trường mẹ được các thầy cô quý mến. Việc dạy học chiếm của mẹ rất nhiều thời gian, sau giờ dạy ở trường mẹ còn phải đem bài của học sinh về nhà nhận xét, rồi soạn giáo án chuẩn bị cho những tiết dạy sắp tới.
– Bận thế nhưng mẹ luôn quan tâm đến việc học của em. Lúc chuẩn bị bài mới có gì chưa hiểu, mẹ luôn là người giúp em tìm cách giải quyết một cách tài tình; nhờ đó, em luôn tự tin khi đến lớp, được thầy cô đánh giá cao trong giờ học tập.
3. Kết bài
– Mẹ luôn tận tụy, tảo tần, chăm sóc, dạy bảo em với mong ước duy nhất là em được nên người, trở thành người hữu ích cho xã hội.
– Em luôn cố gắng đạt thành tích tốt, đem lại niềm vui cho mẹ. Mẹ ơi, con yêu mẹ lắm!
Dàn ý bài văn: Tả mẹ em (bài số 1)
Dàn ý bài văn: Tả bố em (bài số 2)
1. Mở bài: Bố là người cần cù và tháo vát nhất trong gia đình em.
a) Ngoại hình:
– Ngoài bốn mươi tuổi.
– Thích mặc bộ quần áo công nhân màu xanh đậm, đội nón nhựa
– Dáng cao, gầy.
– Da màu bánh mật.
– Đôi tay rắn chắc.
– Cặp mắt tinh anh.
– Cặp lông mày đen.
– Mũi cao.
– Khuôn mặt vuông vức, quai hàm bạnh.
– Miệng tươi cười.
– Hàm răng trắng có chiếc răng khểnh rất có duyên.
– Bàn tay to rám nắng.
– Bước chân thường sải dài, chắc nịch.
b) Tính tình:
– Quan tâm đặc biệt đến con cái.
– Quan tâm đến các thành viên trong gia đình.
– Sống nhân nghĩa, giúp đỡ người nghèo khó.
– Quan tâm đến hàng xóm, láng giềng.
– Tháo vát mọi việc trong gia đình.
– Làm đâu ra đấy, ít thích nghỉ ngơi
– Bố thường dạy em coi trọng chữ nhân nghĩa ở đời.
– Bố nghiêm khắc khi con cái mắc lỗi.
– Quan tâm sửa sai cho em để mỗi ngày một tiến bộ hơn.
3. Kết bài:
– Bố là một trụ cột gia đình, là điểm tựa cho em.
– Em rất yêu bố
– Em nguyện chăm ngoan, học giỏi để bố vui lòng.
Dàn ý bài văn: Tả bố em (bài số 2)
Dàn ý bài văn: Tả bố em (bài số 1)
1. Mở bài: Giới thiệu về người bố của em. Bố em là một thành viên quan trọng trong gia đình và luôn gánh vác mọi việc lớn nhỏ trong nhà. Bố luôn cho em những lời khuyên hữu ích và cần thiết, người đàn ông đặc biệt trong cuộc đời của em.
a. Tả ngoại hình của bố
– Bố em đã ngoài 40 tuổi, người cao và hơi gầy
– Mái tóc đen nhưng đã điểm vài sợi tóc bạc.
– Khuôn mặt dài và trông hơi ốm.
– Đôi mắt sáng và cương nghị.
– Mũi bố cao hình dọc dừa rất đẹp.
– Bố ăn mặc rất đơn giản với bộ đồ giản dị màu sắc nhã nhặn.
b. Tả tính cách người bố
– Bố là người luôn vui vẻ nhưng hơi khó tính.
– Khi làm việc nghiêm túc và cẩn thận trong công việc.
– Khi chơi rất hòa đồng và chơi hết mình.
– Bố luôn là người yêu thương cả nhà, lo lắng quan tâm.
– Mặc dù rất giỏi giang tháo vát nhưng bố luôn khiêm tốn với mọi người.
c. Tả hoạt động của người bố
– Thời gian hàng ngày, bố làm công nhân trong nhà máy.
– Công việc công nhân chiếm hết thời gian của bố.– Sở thích của bố là nuôi chim cảnh, cho ăn, chăm sóc chúng mỗi khi rảnh rỗi.– Bố còn phụ giúp việc nhà cho gia đình, đỡ đần với mẹ.3. Kết bài– Bố là người em rất yêu quý và thần tượng.– Mong bố khỏe mãi để chăm lo cho chúng em trưởng thành.
– Em cũng sẽ cố gắng học tốt, không phụ lòng công ơn của bố.
Dàn ý bài văn: Tả bố em (bài số 1)
Dàn ý bài văn: Tả bà em
1. Mở bài: Giới thiệu người định tả. Bà ngoại là người mà em yêu nhất và cũng là người chăm sóc và cưng chiều em nhất.
– Bà bao nhiêu tuổi, khỏe hay yếu, có những nét gì đặc biệt? (Bà năm nay đã ngoài bảy mươi tuổi nhưng vẫn còn nhanh nhẹn. Bà thường mặc áo bà ba trắng với quần dài đen rất giản dị)
– Những biểu hiện của tuổi già qua mái tóc, nếp nhăn trên mặt, ánh mắt, miệng, răng, lưng, da dẻ, dáng đi…
– Dáng người nhỏ nhắn, thanh tú.
+ Mái tóc dài nhưng bạc phơ giống như những bà tiên trong truyện cổ tích. Khuôn mặt có nhiều nếp nhăn, mỗi khi bà cười những nếp nhăn đó hằn lên rất rõ.
+ Đôi mắt bà còn rất sáng.
+ Nước da đã chuyển sang màu nâu có điểm những chấm đồi mồi.
+ Bàn tay nổi rõ những đường gân xanh.
b) Tả tính tình:
– Những thói quen và sở thích của bà: mặc dù đã lớn tuổi, nhưng bà vẫn thích làm việc nhà (quét nhà, nấu cơm). Bà thích ăn trầu mặc dầu chỉ còn vài cái răng. Bà thích trồng cây và chăm sóc cây cối trong nhà.
– Mối quan hệ của bà với con cháu, hàng xóm…
(Bà là người yêu thương con cháu, chăm sóc chúng tôi từng li từng tí, dạy chúng tôi những điều tốt, điều hay. Bà thường kể truyện cổ tích cho chúng tôi nghe. Đối với hàng xóm bà cư xử rất tốt, ai cũng yêu mến bà).
3. Kết bài: Tình cảm của em đối với bà. Em yêu quý bà, mong bà sống thật lâu, thật khỏe mạnh. Em cố gắng học giỏi để bà vui lòng.
Dàn ý bài văn: Tả bà em
Dàn ý bài văn: Tả ông em
1. Mở bài: Trong gia đình, ông nội là người em kính yếu nhất
– Ông bước vào tuổi bảy mươi.
– Dáng người cao tầm thước.
– Khuôn mặt hiền từ.
– Đi lại nhanh nhẹn.
– Ông thường mặc bộ bà ba màu xám.
– Mái tóc bạc phơ, cắt cao, chải gọn gàng.
– Đôi mắt không còn tinh anh.
– Răng đã rụng đi mấy chiếc.
– Miệng hay mỉm cười hiền hậu.
– Đôi bàn tay ông gầy gầy, lòng bàn tay chai sần.
– Giọng nói ấm áp, chậm rãi
– Ông thích làm việc, ít thích nghỉ ngơi.
– Luôn quan tâm đến con cháu
– Dạy con cháu những điều hay, lẽ phải.
– Gần gũi với bà con làng xóm, giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn.
– Ông tham gia công tác của Hội khuyến học và Hội người cao tuổi ở phường.
– Quan tâm đến các cháu trong phường, quan tâm đến trẻ thơ.
– Г”ng lГ chб»— dб»±a tinh thбє§n cho cбєЈ nhГ
– Ông đem lại niềm vui và sự đầm ấm cho gia đình em
– Em kính yêu ông vô hạn.
– Em nguyện chăm ngoan, học giỏi để đáp lại lòng mong đợi của ông.
Dàn ý bài văn: Tả ông em
Muốn lập dàn ý chi tiết tốt, học sinh cần phải dựa vào cấu trúc bài văn tả người đã học trên lớp sau đó quan sát, hình dung người được tả. Chỉ cần lập dàn ý thành công, bạn chỉ cần lắp ráp từ ngữ, hình ảnh câu văn của mình là có một bài văn hoàn chỉnh. Chúc các bạn luôn có những bài văn hay và sáng tạo.
Đăng bởi: Chiến Lê
Từ khoá: 10 dàn ý bài văn tả người thân trong gia đình chi tiết nhất
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết 10 dàn ý bài văn tả người thân trong gia đình chi tiết nhất của Neu-edutop.edu.vn nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.