Bạn đang xem bài viết 10 cách trị thâm mụn bằng nghệ để có làn da sáng mịn tại Neu-edutop.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Thâm da sau mụn là nỗi ám ảnh của rất nhiều người. Một trong số các mẹo chữa thâm mụn tại nhà từ thiên nhiên là sử dụng nghệ tươi vừa dễ tìm, vừa lành tính mà lại còn rất hiệu quả. Cùng Nhà thuốc An Khang tìm hiểu 10 cách trị thâm mụn bằng nghệ để có làn da sáng mịn qua bài viết này nhé!
Hiệu quả trị thâm mụn của nghệ
Trong nghệ có chứa rất nhiều thành phần chống oxy hóa và chống viêm như curcumin, vitamin C, vitamin E,… Những hoạt chất này có khả năng làm tăng độ sáng và căng bóng cho da. Từ đó mang lại cho bạn một làn da trắng sáng tự nhiên.[1]
Chất curcumin có trong nghệ có thể giúp giảm viêm và oxy hóa từ đó giúp vết thương mau lành.[2]
.
Một nghiên cứu đánh giá có hệ thống cho thấy rằng kem làm từ nghệ giúp giảm tăng sắc tố da nhiều hơn 14% trong suốt 4 tuần.[3]
Cách trị thâm mụn bằng nghệ
Dùng nghệ tươi và mật ong
Các nghiên cứu trong ống nghiệm đã phát hiện ra rằng mật ong và nghệ có thể ức chế sự phát triển của vi khuẩn gây mụn Propionibacterium acnes và S. aureus.[4]
Cách sử dụng:
- Trộn đều mật ong và nghệ với tỷ lệ 1:2 để được hỗn hợp đặc sệt.
- Thoa nhẹ nhàng hỗn hợp vừa trộn lên vùng da mụn hoặc toàn mặt.
- Để yên trong 10 – 12 phút.
- Rửa sạch với nước.
Bạn có thể thực hiện phương pháp này tại nhà 1 lần mỗi ngày.
Dùng nghệ và sữa chua
Sữa chua không giúp tiêu diệt vi khuẩn gây mụn, nhưng nhờ thành phần acid lactic có tác dụng tẩy tế bào chết nhẹ trên da. Khi kết hợp cùng với nghệ giúp đẩy nhanh quá trình chữa lành da.
Cách sử dụng:
- Say nhuyễn nghệ với sữa chua đông đá theo tỷ lệ 1:4.
- Bôi lên vùng da bị mụn.
- Rửa sạch sau 15 phút.
Bạn có thể áp dụng phương pháp này 3 – 4 lần trong tuần.
Dùng nha đam và nghệ
Nha đam có thể giúp chữa lành mụn nhanh hơn nhờ công dụng chống viêm, khử trùng, dưỡng ẩm. Sự kết hợp giữa nha đam và nghệ giúp thúc đẩy quá trình chữa lành và giữ cho làn da của bạn khỏe mạnh..[5]
Cách sử dụng:
- Lấy chiết xuất gel lô hội tươi từ lá lô hội.
- Thêm bột nghệ vào gel này theo tỷ lệ 4:1 và trộn đều.
- Đắp hỗn hợp lên vùng da bị mụn và để yên trong vòng 10 phút.
- Rửa sạch bằng nước thường.
Bạn có thể sử dụng phương pháp này hàng ngày hoặc cách ngày.
Dùng chanh và nghệ
Chanh được cho là có tác dụng làm se da, có thể giúp làm khô các vết mụn. Sự kết hợp giữa chanh và nghệ giúp dahồi phục nhanh hơn.
Cách làm:
- Trộn đều nước cốt chanh, nước và nghệ với tỷ lệ 2:2:1.
- Thoa hỗn hợp lên vùng da bị mụn.
- Giữ trong vòng 10-12 phút.
- Rửa sạch lại bằng nước.
Sử dụng phương pháp này 1 lần mỗi ngày để có kết quả tốt nhất.
Dùng bột besan (bột đậu gà) và nghệ
Besan hay còn gọi là bột đậu gà giúp làm sạch và tẩy tế bào chết trên da, giúp giảm lượng bã nhờn dư thừa và được coi là một lựa chọn tốt để chữa lành mụn trứng cá và mụn nhọt. Sự kết hợp giữa bột besan và nghệ là một phương pháp tuyệt vời để bạn đánh bật các vết thâm mang lại làn da sáng mịn. [6].
Cách sử dụng:
- Trộn đều nghệ, bột besan, nước hoa hồng theo tỷ lệ 1:2:2 cho đến khi thu được hỗn hợp đặc.
- Đắp hỗn hợp lên mặt.
- Để yên trên mặt trong 15 – 20 phút sau đó rửa sạch.
Bạn có thể làm theo phương pháp này 2 lần một tuần.
Dùng tinh dầu gỗ đàn hương và nghệ
Tinh dầu gỗ đàn hương có tác dụng kiểm soát bã nhờn, chống viêm, kháng khuẩn nên rất hiệu quả trong việc cải thiện mụn trứng cá. Kết hợp giữa nghệ và tinh dầu gỗ đàn hương giúp đẩy lùi mụn trứng cá, cải thiện tình trạng thâm da .[7]
Cách sử dụng:
- Trộn bột gỗ đàn hương, nghệ và nước hoa hồng theo tỷ lệ 4:1:2 hoặc thay thế bằng 2 – 3 giọt dầu đàn hương.
- Thoa hỗn hợp vừa trộn lên vùng da bị mụn.
- Giữ nguyên trong khoảng 15 – 20 phút và sau đó rửa sạch bằng nước ấm.
Sử dụng mặt nạ này cho mụn trứng cá và mụn nhọt 2 lần một tuần.
Dùng sữa tươi và nghệ
Sữa tươi chứa acid lactic cùng với vitamin A và B có tác dụng tái tạo da, làm mờ thâm và tăng độ sáng cho da. Hỗn hợp nghệ và sữa tươi có thể giúp da sạch mụn và mềm mại.
Cách sử dụng:
- Trộn nghệ vào sữa theo tỷ lệ 1:4.
- Thoa lên vùng da bị mụn bằng bông gòn sạch.
- Để yên trong 10 phút và sau đó rửa sạch.
- Sử dụng phương pháp này này mỗi ngày luân phiên.
Kết hợp với tẩy tế bào chết nhẹ của sữa, hỗn hợp nghệ và sữa giúp da sạch mụn và mềm mại
Dùng lá sầu đâu và nghệ
Lá sầu đâu hay còn gọi là lá neem có tác dụng kháng khuẩn chống lại P. acnes ( vi khuẩn gây mụn) giúp kiểm soát mụn trứng cá. Ngoài ra, các acid amin trong lá sầu đâu rất cần thiết cho sự phát triển của da, làm tăng độ sáng cho da. [8]
Cách sử dụng:
- Đun sôi lá neem và xay chúng.
- Thêm bột nghệ vào hỗn hợp này và trộn đều (10 – 12 lá nem với 1/4 thìa cà phê nghệ).
- Thoa hỗn hợp lên mụn và để khô tự nhiên trong khoảng 10 phút.
- Rửa sạch bằng nước mát.
Sử dụng phương pháp này 2 lần một tuần.
Bột lá sầu đâu (lá neem) và nghệ là sự kết hợp tuyệt vời cho làn da sáng mịn
Dùng dầu oliu và nghệ
Các acid béo và vitamin E có trong dầu ô liu không chỉ có tác dụng chống oxy hóa mà còn giúp nuôi dưỡng làn da sáng mịn. Xoa dầu ô liu trộn với nghệ có thể giúp làm sạch và sáng dacủa bạn.
Cách sử dụng:
- Thêm vài giọt dầu ô liu vào nghệ và trộn nhẹ.
- Đắp hỗn hợp lên mụn nhọt.
- Giữ yên trên da trong 15 phút trước khi rửa sạch bằng nước.
- Rửa sạch mặt bằng sữa rửa mặt dịu nhẹ.
Bạn có thể áp dụng phương pháp này 1 lần mỗi ngày.
Dùng nghệ và quế
Quế có đặc tính chống viêm giúp kiểm soát mụn trứng cá. Theo kết quả nghiên cứu được thực hiện trên 20 bệnh nhân bị mụn trứng cá nhẹ đến trung bình cho thấy rằng việc thoa gel quế giúp cải thiện các tổn thương do mụn trứng cá.
Cách sử dụng:
- Trộn cả bột nghệ, bột quế và nước hoa hồng theo tỷ lệ 1:1:2.
- Thoa hỗn hợp lên vùng da bị mụn.
- Để khô và sau đó rửa sạch.
Sử dụng phương pháp này 1 lần mỗi ngày cho đến khi mụn lành lại.
Những lưu ý khi trị thâm mụn bằng nghệ
- Tuyệt đối không đắp hoặc bôi nghệ lên trên vết thương hở vì có thể làm tổn thương da và gây lở loét.
- Không nên sử dụng nghệ cho phụ nữ đang mang thai, vì cơ địa người mẹ lúc này rất nhạy cảm, dễ bị dị ứng hay các biến chứng nguy hiểm khác.
- Không sử dụng cho những người có dị ứng với nghệ hay có cơ địa dị ứng, dễ kích ứng.
- Chỉ nên trị mụn thâm bằng nghệ tươi trong 3 tuần liên tiếp và mỗi tuần chỉ nên thực hiện từ 2 – 3 lần, nếu lạm dụng phương pháp này sẽ không làm tăng hiệu quả mà còn gây kích ứng cho da.
- Chống nắng cẩn thận và kĩ càng cho da sau khi trị thâm mụn bằng nghệ tươi vì da lúc này rất nhạy cảm và dễ bắt nắng hơn bình thường.
Xem thêm:
- Dưỡng da bằng mặt nạ tinh bột nghệ.
- Sử dụng nghệ trị sẹo có thật sự hiệu quả.
Nghệ tươi rất có hiệu quả trong việc điều trị thâm mụn, giúp trả lại làn da tươi sáng cho bạn. Hãy sử dụng nghệ tươi như một phương thức làm đẹp tại nhà và chú ý những lưu ý trên để có được kết quả tốt nhất nhé!
Nguồn: Stylecraze, Healthline
Nguồn tham khảo
-
It contains properties that contribute to a natural glow
https://www.healthline.com/health/turmeric-for-skin#glowing-skin
-
It can heal wounds
https://www.healthline.com/health/turmeric-for-skin#boosts-healing
-
Antioxidant power, Reduced hyperpigmentation
https://www.healthline.com/health/beauty-skin-care/turmeric-face-mask#benefits
-
Honey: A Therapeutic Agent for Disorders of the Skin
https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC5661189/
-
ALOE VERA: A SHORT REVIEW
https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC2763764/
-
In-House Preparation and Standardization of Herbal Face Pack
https://pdfs.semanticscholar.org/1ca2/5c17343fd28d0dfa868e2abd0919f8e986dd.pdf
-
Single-center, open-label study of a proprietary topical 0.5% salicylic acid-based treatment regimen containing sandalwood oil in adolescents and adults with mild to moderate acne
https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/23377508/
-
Assessment of Antibacterial Activity of Neem and Coriander Leaves Extract against Staphylococcus epidermidis and Propionibacterium acnes: Development and Evaluation of Herbal Anti-acne Gel
https://oaji.net/articles/2019/1791-1547225556.pdf
Cảm ơn bạn đã xem bài viết 10 cách trị thâm mụn bằng nghệ để có làn da sáng mịn tại Neu-edutop.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.